Tất cả người Nhật Bản có thể sẽ có cùng họ Sato vào năm 2531
Theo một nghiên cứu, tất cả người dân Nhật Bản sẽ cùng mang họ Sato vào năm 2531 nếu nước này vẫn giữ quy định vợ chồng phải sử dụng cùng họ sau khi kết hôn.
Giáo sư Hiroshi Yoshida thuộc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Xã hội Người cao tuổi của Đại học Tohoku trình bày nghiên cứu của mình về họ ở Nhật Bản, ngày 22/3/2024. Ảnh: Mainichi
Theo người đứng đầu nghiên cứu, Giáo sư Hiroshi Yoshida tại Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Xã hội Người cao tuổi thuộc Đại học Tohoku, tính đến năm 2023, Sato hiện là họ phổ biến nhất ở Nhật Bản với 1,529% người Nhật mang họ này.
Giáo sư Yoshida tiến hành nghiên cứu và tính toán hai kịch bản: một là Nhật Bản duy trì hệ thống họ chung giữa các cặp vợ chồng và hai là áp dụng hệ thống họ riêng, có chọn lọc.
Ông sử dụng dữ liệu có sẵn trên trang web Myoji-yurai.net, nơi cung cấp thông tin liên quan đến tên dựa trên số liệu thống kê của chính phủ và danh bạ điện thoại. Dựa trên xu hướng số người mang họ Sato, ông đã tính toán tỷ lệ dân số Nhật Bản mang họ này và tốc độ gia tăng ước tính.
Video đang HOT
Kết quả tính toán của Giáo sư Yoshida cho thấy, theo hệ thống hiện tại mà vợ hoặc chồng sẽ phải đổi sang cùng họ sau khi kết hôn, tỷ lệ dân số Nhật Bản mang họ Sato đã tăng 1,0083 lần từ năm 2022 đến năm 2023.
Giả sử tốc độ tăng trên không đổi và các cặp vợ chồng được gọi là ông Sato và bà Sato tiếp tục tăng lên hàng năm, thì hơn một nửa dân số sẽ có họ là Sato vào năm 2446. Đến năm 2531, tất cả mọi người sẽ đều mang họ Sato.
Theo một cuộc khảo sát năm 2022 của Liên đoàn công đoàn Nhật Bản với 1.000 công nhân từ 20 đến 59 tuổi, 39,3% người độc thân cho biết họ muốn có cùng họ với vợ/chồng ngay cả khi áp dụng hệ thống họ riêng có chọn lọc. Sử dụng con số này, ông Yoshida xác định rằng đến năm 2531, chỉ có 7,96% dân số sẽ được đặt tên là Sato theo hệ thống họ riêng có chọn lọc, nhưng họ Sato vẫn sẽ tiếp tục chiếm ưu thế vào năm 3310.
Đồng thời, nếu dân số Nhật Bản tiếp tục suy giảm với tốc độ hiện tại thì sẽ chỉ còn lại 22 người vào năm 3310. Ông Yoshida kết luận rằng nếu hệ thống họ riêng được áp dụng thì sự đa dạng về họ của người Nhật sẽ được duy trì cho đến khi dân số hoàn toàn biến mất.
Sau hàng thế kỷ theo phong tục vợ chồng phải có chung họ, đã bắt đầu xuất hiện những làn sóng phản đối và mong muốn được giữ họ riêng trong xã hội Nhật Bản.
Giáo sư Yoshida nhấn mạnh rằng ước tính nói trên của mình được thực hiện dựa trên một kịch bản giả định và đưa ra nhận xét: “Tôi đồng cảm với mục tiêu của họ khi đưa các vấn đề liên quan đến hệ thống họ riêng có chọn lọc vào các con số. Nếu mọi người đều mang họ Sato, chúng ta rất có thể phải được gọi bằng tên riêng hoặc bằng số. Và tôi nghĩ đó không phải là một điều tốt”.
Nhiều công ty Nhật Bản tăng lương cao kỷ lục
Ngày 13/3, một số nhà tuyển dụng lớn nhất Nhật Bản đã công bố mức tăng lương kỷ lục, một trong những tín hiệu cho thấy các công ty đang thoát dần tư duy giảm phát dẫn đến thời kỳ tăng trưởng kinh tế trì trệ của nước này thường được gọi là "những thập kỷ mất mát".
Người dân di chuyển trên đường phố tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh tư liệu: Kyodo/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, mỗi mùa xuân, các công đoàn và ban quản lý doanh nghiệp lại tổ chức các cuộc đàm phán - được gọi là "shunto" để ấn định mức lương hàng tháng trước khi bắt đầu năm tài chính của Nhật Bản vào tháng 4. Năm nay, các doanh nghiệp lớn hầu hết đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu tăng lương của liên đoàn lao động.
Trong đó, Nippon Steel thậm chí đã đáp ứng vượt yêu cầu của công đoàn khi đưa ra mức tăng lương tháng kỷ lục 35.000 yen (237 USD), tương đương 14%. Công ty cho biết: "Điều cần thiết là phải đảm bảo giữ những nhân tài triển vọng và giúp tất cả nhân viên làm việc hiệu quả hơn."
Toyota không tiết lộ chi tiết về việc tăng lương nhưng cho biết đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu của công đoàn. Liên đoàn công nhân Toyota Motor đã yêu cầu một khoản tiền thưởng kỷ lục tương đương 7,6 tháng lương với lý do dự báo lợi nhuận hoạt động theo năm trong năm tài chính hiện tại sẽ đạt 4.500 tỷ yen (30 tỷ USD) - cao nhất trong lịch sử. Công đoàn cũng đã đề xuất các yêu cầu cụ thể cho từng loại công việc với mức tăng lương hằng tháng lên tới 28.440 yen (193 USD).
Hitachi và Toshiba cho biết đã có mức tăng lương lớn nhất kể từ khi thể thức đàm phán hiện nay được áp dụng vào năm 1998.
Theo Hội đồng Công đoàn Thợ kim loại Nhật Bản (JCM), một liên minh của các công đoàn trong ngành, 87,5% tổ chức thành viên có yêu cầu đã được đáp ứng đầy đủ hoặc vượt mong đợi.
Chỉ có khoảng 16% công nhân ở Nhật Bản là thành viên công đoàn, nhưng các nhà kinh tế đánh giá các cuộc đàm phán năm nay như một dấu hiệu quan trọng cho thấy những thay đổi trong chính sách tiền tệ. Lạm phát cơ bản đã ở mức 2% hoặc cao hơn trong gần 2 năm, tuy nhiên Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Kazuo Ueda đã nhấn mạnh rằng cần phải có một "chu kỳ lành mạnh" về tăng lương và giá cả để đạt được mục tiêu ổn định, điều này sẽ mang lại cho ngân hàng trung ương tự tin để bắt đầu tăng lãi suất.
Do tình trạng giảm phát, trong 3 thập kỷ qua, nhiều công ty Nhật Bản chỉ đưa ra mức tăng lương dựa trên thâm niên, gắn liền với số năm nhân viên đã làm việc tại công ty. Làn sóng tăng lương hiện nay mạnh mẽ hơn nhiều, bao gồm cả việc lương tăng bất kể thâm niên. Trong cuộc họp với các lãnh đạo doanh nghiệp và liên đoàn lao động ngày 13/3, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết các cuộc đàm phán "đã tạo ra xu hướng tăng lương mạnh mẽ vượt xa mức tăng của năm 2023".
Nguyên nhân tăng lương là do tình trạng thiếu lao động trầm trọng và lạm phát kéo dài. Việc đồng yen suy yếu thúc đẩy lợi nhuận của các công ty xuất khẩu cũng giúp các nhà tuyển dụng lớn dễ dàng cam kết tăng lương cao hơn. Bên cạnh đó, một số ý kiến cho rằng tình trạng thiếu lao động của Nhật Bản trầm trọng đến mức khó thu hút được người lao động nếu không tăng lương.
Theo Liên đoàn Công đoàn Nhật Bản - Rengo, trong cuộc đàm phán năm nay, các công đoàn lao động đang yêu cầu tăng lương trung bình 5,85%, mức tăng lớn nhất kể từ năm 1993.
Tròn 13 năm xảy ra thảm họa động đất và sóng thần tại Nhật Bản Ngày 11/3/2024 đánh dấu tròn 13 năm kể từ khi trận động đất - sóng thần xảy ra tại các tỉnh vùng Đông Bắc Nhật Bản khiến trên 22.000 người thiệt mạng cho đến nay và gây ra thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất thế giới kể từ sự cố nhà máy điện hạt nhân Chernobyl năm 1986. Cơn sóng thần lịch...