Tập thể dục ban đêm, nam người mẫu 23 tuổi đột tử
Liên tục những tin tức về chuyện đột tử sau khi tập thể dục thể thao khiến mọi người hoang mang. Tập thể dục thể thao vốn là để nâng cao thể lực, vậy tại sao lại trở thành “sát thủ” giết người?
Cách đây vài ngày, thông tin nam người mẫu Trương Chí Hiên, người Đài Loan đột tử ở tuổi 23 đã gây chấn động dư luận.
Theo em gái của Trương Chí Hiên, đêm trước ngày xảy ra sự việc, anh trai cô đã tập thể dục vào đêm khuya. Sau đó, anh cảm thấy khó chịu trong người, ôm ngực kêu đau tim, khó thở.
Ngay lập tức gia đình đã gọi xe cấp cứu nhưng khi nhân viên y tế đến nơi, Trương Chí Hiên đã mất đi dấu hiệu sinh tồn. Đến được bệnh viện, dù các bác sĩ đã nỗ lực để níu kéo mạng sống của nam người mẫu nhưng vô hiệu. Kết luận đột tử do bong động mạnh chủ, tắc nghẽn mạch máu .
Nghe tin, người hâm mộ của Trương Chí Hiên không khỏi bàng hoàng bởi khi còn sống, nam người mẫu rất chăm chỉ tập thể, thể thao, rèn luyên sức khỏe và có thể hình cường tráng.
Ảnh minh họa.
Ngay sau khi thông tin về cái chết của Trương Chí Hiên được công bố, người ta cũng nhắc lại một số trường hợp đột tử bất ngờ.
Một học sinh 14 tuổi ở Vũ Hán, Trung Quốc đột tử khi chạy bộ vào ban đêm.
Một người đàn ông 47 tuổi ở Hàng Châu, Trung Quốc đột ngột qua đời sau một buổi chạy bộ vào sáng sớm.
Nam diễn viên Cao Dĩ Tường đột ngột qua đời khi đang ghi hình một chương trình thể thao vào đêm khuya.
Những tin tức này khiến mọi người hoang mang, tập thể dục thể thao vốn là để nâng cao thể lực, vậy tại sao lại trở thành “sát thủ” giết người?
Làm thế nào chúng ta có thể tránh những bi kịch như vậy xảy ra?
Video đang HOT
Theo WHO, đột tử khi tập luyện thể thao (đột tử do tập thể dục) được định nghĩa là: Vận động viên chết đột ngột trong vòng 24 giờ sau khi tập luyện thể dục, thể thao.
Trong lịch sử, đã có nhiều vận động viên bị đột tử khi tập luyện như vận động viên marathon người Mỹ Jim Fix, vận động viên trượt băng nghệ thuật người Nga Sergey Greenkov, vận động viên bóng chuyền quốc gia Chu Cương.
Nghiên cứu khoa học đã phát hiện ra rằng luyện tập thể dục có thể tạo ra những thay đổi thích ứng về cấu trúc hình thái và chức năng sinh lý của tim người.
Với việc nghiên cứu sâu hơn về tim khi tập thể dục, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng đột tử khi tập thể dục có liên quan đến các bệnh tim và mạch máu não . Các yếu tố khác bao gồm đột quỵ do nóng, kiệt sức do suy nhược cơ thể, lạm dụng thuốc, v.v… tuy nhiên đột tử khi tập thể dục vì tim quá tải có tỉ lệ cao đến 81%.
Bệnh cơ tim phì đại là nguyên nhân chính gây ra đột tử do tim ở các vận động viên trẻ, qua quá trình tập luyện gắng sức trong thời gian dài, hình dạng của tim sẽ bị thay đổi.
Một cuộc khảo sát ở châu Âu cho thấy 2.354 vận động viên Olympic với độ tuổi trung bình chỉ 27,6 tuổi có tỷ lệ đau tim cao tới 7,3% . Tất nhiên, những người tập thể dục, thể thao bình thường cũng hoàn toàn có thể đột tử do tập luyện quá nhiều, quá mệt và quá sức.
Ảnh minh họa.
Làm sao để bắt được tín hiệu đột tử?
Mọi người lo sợ cái chết sẽ xảy đến với mình bất ngờ nhưng thực tế, trước khi đột tử, cơ thể đã có những dấu hiệu báo trước.
Tức ngực: Tức ngực sau khi vận động, cảm thấy khó thở và đỡ đau sau một thời gian nghỉ ngơi, có thể là dấu hiệu báo trước của bệnh mạch vành, nói chung triệu chứng này có thể do các mảng xơ vữa trong động mạch vành không ổn định.
Nhịp tim không đều: Thường là kết quả của rối loạn nhịp tim nhanh. Nếu tình trạng rối loạn nhịp tim xảy ra thường xuyên sẽ dẫn đến nguy cơ xuất hiện rung thất, cần đi khám bác sĩ kịp thời.
Nhịp tim chậm : Không phải nhịp tim nhanh mới gây ra ngừng tim, nhịp tim chậm cũng có thể làm suy giảm các tế bào chức năng tạo nhịp, dẫn đến ngừng tim và đột tử.
Làm thế nào để ngăn ngừa đột tử do tập thể dục?
Nguyên nhân gây đột tử thường gặp là do thần kinh giao cảm bị kích hoạt quá mức, điều tra cho thấy chạy bộ đứng số một trong các trường hợp đột tử do chơi thể thao , chiếm 33,98%.
Khách quan mà nói, xác suất đột tử do tập luyện là rất thấp, thậm chí trong một cuộc chạy marathon, xác suất đột tử chỉ là 0,005%. Đối với con người, lợi ích của thể thao vượt xa nguy cơ.
Để tránh đột tử do tập thể dục, mọi người nên tập thể dục khoa học với cơ sở đảm bảo an toàn cho tim mạch.
Đối với người bình thường, thể trạng cần phù hợp với cường độ tập luyện để tránh quá tải, khi thấy tức ngực và hồi hộp cần chú ý, trong quá trình tập luyện cũng cần chú ý bổ sung nước kịp thời để tránh bị kiệt quệ. Đặc biệt là trong môi trường nhiệt độ cao, các mạch máu giãn ra khắp cơ thể, lưu lượng máu bị đẩy nhanh, tim tăng khối lượng bơm và đẩy nhanh tốc độ bơm, dễ mắc các bệnh tim mạch.
Người trung niên và cao tuổi được khuyến cáo thường xuyên kiểm tra đường huyết, lipid máu, huyết áp, kiểm soát cân nặng.
Đột tử trên sân tennis: Những ai không nên chơi môn thể thao này
Tennis được xem là môn thể thao dành cho giới thương lưu, người thành đạt. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế khuyến cáo không phải ai cũng chơi được tennis.
Đột tử trên sân
Tennis là môn thể thao vận động toàn thân, tiêu thụ nhiều năng lượng hơn chạy bộ, tập thể dục nhịp điệu hay đạp xe. Theo nhiều nghiên cứu khoa học trên thế giới, tập luyện tennis đủ và đúng cách, môn thể thao này sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng nhiều người vẫn còn mắc sai lầm khi chơi môn thể thao này.
Ví dụ trường hợp của anh N.T.V. (sinh năm 1979, trú tại Long Biên, Hà Nội), anh V. rất yêu tennis và tham gia chơi môn thể thao này khoảng 3 năm nay. Mỗi tuần anh đều dành 2 buổi đi luyện tập nó. Cảm giác chiến thắng sau mỗi trận tập khiến anh vô cùng hứng thú.
Anh luôn đặt mục tiêu cho mình phải dành chiến thắng, nhưng gần đây nhất trong 1 lần chơi tennis đột nhiên anh V. bị đau đầu dữ dội gục ngay trên sân. Dù được bạn bè đưa đi cấp cứu những anh V. không qua khỏi. Bác sĩ cho biết anh V. bị xuất huyết não dưới nhện quá nhiều. Tiền sử gia đình anh có bố và anh trai cũng từng bị đột quỵ nhưng anh lại chủ quan với sức khỏe của chính mình.
Một trường hợp khác may mắn được cứu sống đó là ông N..Đ. C. (59 tuổi, ngụ quận Tân Bình, TP.HCM). Môn thể thao ưa thích của ông C. là tennis. Trong một lần đang chơi ông C. bất ngờ bị đau dữ dội ở ngực trái, khó thở nhiều, vã mồ hôi nên phải bỏ dở cuộc chơi giữa chừng.
Ngay sau đó ông được đưa vào thẳng Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM) cấp cứu. Tại BV Thống Nhất, các bác sĩ chẩn đoán ông bị nhồi máu cơ tim cấp và tiến hành chụp, can thiệp động mạch vành cấp cứu.
Kết quả chụp động mạch vành cho thấy ông C. bị tắc nhánh động mạch vành lớn nuôi trái tim do nhiều huyết khối. Sau khi hội chẩn và tiến hành đặt stent, tình trạng sức khỏe bệnh nhân đã cải thiện. Tuy nhiên, bác sĩ khuyến cáo ông C. không được chơi tennis nữa mà nên chọn những môn thể thao phù hợp với lứa tuổi và sức khỏe.
PGS BS Nguyễn Hoài Nam - Giảng viên trường Đại học Y Dược, cho biết có một đồng nghiệp của ông đã đột tử ngay trên sân tennis chỉ vì quá ham mê môn thể thao này. Dù đã bước sang tuổi 50 lại có thêm bệnh huyết áp cao nhưng vị bác sĩ này vẫn rất chủ quan và chơi tennis mỗi tuần 2 buổi. Kết quả, một lần đang chơi thì bị đột tử.
Theo PGS Nam, có rất nhiều trường hợp đã đột tử khi ra sân tennis nguyên nhân chủ yếu do các bệnh tiềm ẩn từ trước mà không biết.
Ảnh minh họa.
Tìm môn thể thao phù hợp
PGS Nam cho rằng bất cứ môn thể thao nào cũng cần phù hợp với mình, đặc biệt các môn thể thao cần phải gắng sức nhiều, có tính đối kháng thì cần phải có sàng lọc bệnh lý trước khi tham gia. Quần vợt là một môn thể thao đòi hỏi sức bền của cơ bắp bởi vì bạn sẽ phải giơ tay cầm vợt hàng trăm lần trong một trận đấu.
Bất cứ môn thể thao nào cũng đều tốt cho tim mạch, hô hấp, phát triển cơ bắp, chống loãng xương, thải độc... Tuy nhiên, PGS Nam cho rằng khi ra sân chơi thể thao cơ thể người chơi thể thao giống như xe đua. Cơ thể bình thường phải vận động với tốc độ rất cao, lúc này giống như chiếc xe chạy nhiều sẽ rất nóng, động cơ sẽ rất mau mòn, mau hư vì vậy dẫn tới quá trình oxy hoá sẽ nhanh, khớp xương sẽ bị quá tải, cơ thể sẽ mau lão hóa hơn đi ngược với lợi ích của thể thao.
Vì thế, PGS Nam khuyến cáo người dân nên luyện tập thể thao nhưng cần luyện tập đủ, chọn môn thể thao nào phù hợp với bản thân mình; không nên luyện tập quá gắng sức.
Trước khi tập hãy khởi động vài phút bằng những động tác thể dục nhẹ nhàng hoặc chạy bộ, sau đó mới bắt đầu các động tác nặng hơn.
Những người có các bệnh lý mãn tính cần chia sẻ với bác sĩ của mình để xin tư vấn có nên tập tennis hay không thay vì chơi theo sở thích của mình mà quên đi sức khỏe.
PGS Nguyễn Hoài Nam cho biết những người bị bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh thoái hóa xương, tuổi trên 60 thì không nên chơi tennis nên chọn môn thể thao phù hợp với mình như đi bộ, đạp xe đạp.
Dấu hiệu tố cáo bạn phải xem lại việc tập thể dục Nếu thấy những vấn đề dưới đây khi thể dục thì bạn cần xem lại việc tập luyện của mình. Hiệu suất giảm Nếu hiệu suất thể dục giảm thì bạn cần căn chỉnh lại việc tập luyện. Không ai có thể biết rõ tập thể dục bao nhiêu được coi là quá nhiều. Nhưng một trong những dấu hiệu chính để nhận...