Tập huấn trực tuyến phương pháp giảng dạy mới, giáo viên Lạng Sơn vững chuyên môn
Sau khi hoàn thành khóa tập huấn trực tuyến 3 mô đun theo mô hình bồi dưỡng mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhiều thầy cô giáo tỉnh Lạng Sơn thích nghi ngay với chương trình và sẵn sàng triển khai các phương pháp mới.
Nghiên cứu kỹ, hiểu sâu với hệ thống bồi dưỡng trực tuyến
Tham gia bồi dưỡng với sự hỗ trợ của giáo viên cốt cán, cô Lê Thị Ngọc Hân – Trường THCS Thị trấn Hữu Lũng, cho biết: “Quá trình tập huấn, từ mô đun 1 cho đến mô đun 3, tôi nhận thấy điểm mới của chương trình này là tính hệ thống, giáo viên được nghiên cứu tài liệu trên Hệ thống bồi dưỡng trực tuyến (LMS) để nắm nội dung cụ thể, sau đó được hướng dẫn trực tiếp từ các giáo viên sư phạm.
Chính vì thế, nội dung nghiên cứu sẽ được kỹ hơn, cùng với đó, chúng tôi được trải nghiệm các hoạt động học tập cụ thể và hiệu quả, từ phương pháp, kỹ thuật dạy học đến cách đánh giá học sinh, đặc biệt là việc sử dụng công cụ đánh giá học sinh thể hiện tính khách quan và chi tiết, làm động lực để học sinh phấn đấu trong suốt quá trình học tập”.
Nói về Hệ thống bồi dưỡng trực tuyến LMS, cô Phạm Thị Thúy – giáo viên Trường THCS Thị trấn Bắc Sơn, huyện Bắc Sơn chia sẻ, tài liệu trên hệ thống LMS khiến cô thấy dễ hiểu, rõ ràng cùng với những tình huống dễ thực hiện. Các nội dung thiết thực đối với giáo viên tại thời điểm đang chuẩn bị triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đặc biệt là có nhiều video minh họa, có thể áp dụng.
“Cá nhân tôi nhận thấy đây là một đợt tập huấn hữu ích đối với giáo viên. Mong rằng ETEP sẽ có nhiều chương trình tập huấn để chúng tôi được học hỏi và trao đổi chuyên môn tốt hơn”, cô Thúy nói.
Phát huy vai trò của giáo viên cốt cán
Thầy giáo Nguyễn Văn Đạo – Trường THCS Thị trấn Thất Khê, huyện Tràng Định đã tham gia bồi dưỡng 3 mô đun từ năm 2019 đến nay. Quá trình bồi dưỡng, thầy Đạo được “trực tiếp hoạt động, trực tiếp thực hành” các nội dung lên lớp của báo cáo viên để đáp ứng mục tiêu, phương pháp trong quá trình giảng dạy; được tạo điều kiện về cơ sở vật chất trong thời gian tập huấn.
Video đang HOT
Thầy Đạo nói: “Là giáo viên thuộc huyện miền núi khó khăn, nhưng tôi thấy việc áp dụng phù hợp với tất cả các đối tượng học sinh. Chương trình giúp chúng tôi tiếp cận với nhiều phương pháp dạy học mới”.
Cũng tham gia tập huấn qua 3 mô đun, cô giáo Phạm Thị Khoa – Trường THCS Hồ Sơn, Hữu Lũng, cũng tìm thấy nhiều ưu điểm của chương trình. Cô Khoa liệt kê, hệ thống câu hỏi trên LMS đưa ra hợp lý, phù hợp với khả năng nhận thức của đa số giáo viên tham gia, nội dung dành cho giáo viên tự học rõ ràng, dễ học ở mọi lúc mọi nơi. Hơn nữa, việc vận dụng nội dung kiến thức trên LMS vào tập huấn giáo viên cốt cán đều dễ dàng.
Theo bà Trần Thị Hải Yến, Trưởng phòng Giáo dục thường xuyên và chuyên nghiệp, Sở Giáo dục và Đào tạo Lạng Sơn, điểm thuận lợi của chương trình ở chỗ đã thực hiện được việc bồi dưỡng tại tỉnh cho cả giáo viên cốt cán và giáo viên đại trà.
“Chúng tôi thường xuyên nghiên cứu, triển khai kịp thời hệ thống văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo của Chương trình ETEP đã ban hành để triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, sự phối hợp nhịp nhàng giữa Sở Giáo dục và Đào tạo Lạng Sơn, Trường ĐHSP Thái Nguyên và Viettel Lạng Sơn trong triển khai bồi dưỡng giáo viên tỏ rõ sự tích cực, nhiệt tình, trách nhiệm, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện”, bà Hải Yến chia sẻ.
Bà Yến cho biết thêm, quá trình triển khai các lớp bồi dưỡng, thực hành hệ thống LMS, cũng như triển khai đánh giá TEMIS bằng hội nghị, lớp bồi dưỡng, Sở Giáo dục và Đào tạo Lạng Sơn đã có sáng kiến thành lập tổ giáo viên cốt cán để hỗ trợ giáo viên đại trà liên tục và kịp thời, yêu cầu các trường thành lập tổ giáo viên cốt cán – một mô hình thu nhỏ tại các nhà trường, cụm trường.
Trong quá trình giáo viên cốt cán được bồi dưỡng tại ETEP gặp những khó khăn nhất định thì tổ giáo viên cốt cán tại chỗ cũng sẽ phối hợp, trao đổi, hỗ trợ đồng nghiệp. Lựa chọn những người tâm huyết, trách nhiệm để triển khai thực hiện, thường xuyên trao đổi với lãnh đạo các đơn vị để tạo điều kiện tối đa cho đội ngũ cốt cán, đặc biệt là về mặt thời gian, nhất là giai đoạn hỗ trợ đồng nghiệp và chấm bài cho đồng nghiệp.
Theo đó, năm học 2021 – 2022, lớp 2, lớp 6 sẽ là những lớp học tiếp theo thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông mới. Do đã được bồi dưỡng 3 mô đun đầu tiên, các thầy cô giáo ở Lạng Sơn đang từng bước áp dụng vào những giờ dạy theo hướng đổi mới của mình.
Bồi dưỡng theo mô hình mới: Đáp ứng chuẩn nghề nghiệp của cán bộ quản lý và giáo viên
Không phải đi lại vất vả; chủ động về thời gian; bồi dưỡng mọi lúc, mọi nơi; luôn có sự hỗ trợ của đội ngũ giảng viên, giáo viên cốt cán... là những điều giáo viên tâm đắc khi được bồi dưỡng theo mô hình mới.
Buổi tập huấn Chương trình Giáo dục phổ thông mới cho cán bộ, giáo viên khu vực phía Bắc.
Tự tin triển khai chương trình mới sau bồi dưỡng
Trường THPT Xuân Áng, huyện Hạ Hòa, Phú Thọ có 4 cán bộ quản lý (CBQL) và 39 giáo viên tham gia bồi dưỡng thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông(GDPT) 2018; trong đó có 1 CBQL cốt cán. Hiện 100% cán bộ quản lý, giáo viên của trường đạt yêu cầu qua 3 mô-đun đã bồi dưỡng; nhiều cán bộ quản lý, giáo viên đạt điểm cao.
Từ thực tế thực hiện bồi dưỡng 3 mô-đun đầu tiên, thầy Bùi Chương An, Hiệu trưởng Trường THPT Xuân Áng nhìn nhận nhiều ưu điểm của cách thức bồi dưỡng mới; trong đó ấn tượng với nội dung bồi dưỡng được biên soạn khá công phu, học liệu đầy đủ, hài hòa kênh hình, kênh chữ. Đặc biệt, có các video giới thiệu mô hình đã thí điểm thực hiện Chương trình GDPT 2018 để người học dễ hình dung những công việc sẽ triển khai tại cơ sở giáo dục.
Thầy An cũng nhận định hoạt động kiểm tra, đánh giá, các bài tập thực hành, bài tập cuối khóa được biên soạn phù hợp, cân đối giữa trắc nghiệm và tự luận. Chương trình bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu phát triển nghề nghiệp thường xuyên của cán bộ quản lý, giáo viên, đáp ứng chuẩn nghề nghiệp cán bộ quản lý, giáo viên ở mức độ cao hơn. Đồng thời góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng cho giáo viên, từ đó nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học. Quá trình bồi dưỡng thường xuyên nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời của cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán trong tỉnh. Hình thức bồi dưỡng qua mạng Internet với đường truyền khá ổn định nên dễ dàng thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi....
Thuộc vùng sâu của thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, Trường Tiểu học Phan Văn Năm có 23/23 giáo viên được bồi dưỡng triển khai Chương trình GDPT 2018. Đến nay, 100% giáo viên của trường đã hoàn thành bồi dưỡng đến mô-đun 3.
Là giáo viên đại trà được bồi dưỡng, cô Kim Thị Ka Nha Cát Ca Đa tâm đắc nhất với việc được chủ động về thời gian tham gia bồi dưỡng. Giáo viên có nhiều thời gian nghiên cứu tài liệu, có thể lưu trữ tài liệu dễ dàng, tiết kiệm nhiều chi phí đi lại.... Học online nhưng tính tương tác, phối hợp với đồng nghiệp vẫn được bảo đảm, vì luôn được giáo viên cốt cán nhiệt tình hỗ trợ và có file hướng dẫn của thầy cô trường ĐH sư phạm. "Sau khi tham gia bồi dưỡng, tôi thấy mình được hỗ trợ đủ để tự tin triển khai chương trình mới lớp 2 từ năm học tới" - cô Kim Thị Ka Nha Cát Ca Đa khẳng định.
Cán bộ quản lý giáo dục tham gia buổi tập huấn Chương trình GDPT mới. Ảnh: Sỹ Điền
Tự bồi dưỡng thường xuyên, liên tục
Thông tin từ ông Đỗ Tường Hiệp, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Đắk Lắk, việc bồi dưỡng giáo viên, CBQL được thực hiện theo hình thức tự bồi dưỡng qua mạng kết hợp với bồi dưỡng trực tiếp và tổ chức sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn trong trường hoặc cụm trường.
Nhằm chuẩn bị tốt nhất cho thực hiện Chương trình GDPT 2018 với lớp 1 năm học 2020 - 2021, UBND tỉnh, Sở GD&ĐT Đắk Lắk đã ưu tiên bố trí kinh phí và phối hợp với các giảng viên sư phạm chủ chốt của Trường ĐH Sư phạm - ĐH Đà Nẵng tổ chức bồi dưỡng trực tiếp mô-đun 1 cho 3.552 giáo viên chuẩn bị dạy lớp 1 năm học 2020 - 2021 và 857 CBQL trường tiểu học.
Ngoài ra, từ kinh phí bồi dưỡng thường xuyên năm 2020, sở GD&ĐT đã mời giảng viên sư phạm chủ chốt của Học viện Quản lý Giáo dục và Trường ĐHSP Hồ Chí Minh bồi dưỡng trực tiếp mô-đun 1 cho 1.350 giáo viên và 650 CBQL trường THCS, THPT cốt cán của tỉnh. Mục đích nhằm hỗ trợ thêm cho đội ngũ giáo viên, CBQL cốt cán đã được tập huấn của Bộ GD&ĐT trong công tác sinh hoạt chuyên môn theo trường/cụm trường.
Trong quá trình triển khai, sở GD&ĐT thường xuyên nắm bắt tình hình tự học của giáo viên, CBQL đại trà, cũng như việc hỗ trợ đồng nghiệp và đánh giá của giáo viên, CBQL cốt cán trên hệ thống LMS. Kịp thời thông báo danh sách cụ thể giáo viên, CBQL chưa hoàn thành đúng tiến độ; nhắc nhở, đôn đốc và sẵn sàng hỗ trợ giáo viên, CBQL hoàn thành nội dung bồi dưỡng trên hệ thống.
"Kết quả, các cơ sở giáo dục phổ thông đã cung cấp đủ tài khoản cho giáo viên, CBQL để học tập, tự bồi dưỡng trên hệ thống LMS. Năm 2020, sở GD&ĐT tổ chức bồi dưỡng đại trà cho toàn thể 18.125 giáo viên, 1.513 CBQL cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh.
Cán bộ, giáo viên nhận thức sâu sắc ý nghĩa, mục đích của công tác bồi dưỡng các mô-đun để thực hiện Chương trình GDPT 2018. Với sự trợ giúp của hệ thống LMS, giáo viên, CBQL biến quá trình bồi dưỡng theo đợt trở thành quá trình tự bồi dưỡng thường xuyên, liên tục.
Tỉ lệ giáo viên, CBQL tham gia bồi dưỡng đạt 100%; trong đó, tỉ lệ được đánh giá đạt trên 99%. Thông qua các đợt sinh hoạt chuyên môn theo trường/cụm trường, sự kết nối giữa đội ngũ giáo viên và CBQL trong đơn vị, giữa đơn vị trường học được gắn kết, hiệu quả hơn. Kĩ năng tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học được vận dụng, phát huy hiệu quả" - ông Đỗ Tường Hiệp nhận định.
Các giáo viên đã được tham gia bồi dưỡng cũng cho biết, hệ thống LMS giúp bản thân có thể biến quá trình bồi dưỡng theo đợt trở thành quá trình tự bồi dưỡng thường xuyên, liên tục.
Là giáo viên lâu năm, trải qua nhiều đợt bồi dưỡng, cô Từ Thị Tân, Trường Tiểu học Bình Sơn, Lục Nam, Bắc Giang khẳng định nhiều ưu điểm của cách thức bồi dưỡng mới. Mong được các cấp lãnh đạo quan tâm hơn nữa để mỗi tổ chuyên môn có được một máy tính, giúp giáo viên học tập, nghiên cứu thuận lợi hơn. Cô Kim Thị Ka Nha Cát Ca Đa kiến nghị, thời gian tập huấn nên được tổ chức trong hè với số ngày dài hơn, cũng như hoàn thành bài tập huấn để giáo viên có thể tìm hiểu sâu hơn, rõ hơn về nội dung tập huấn. Từ đó, chất lượng tập huấn được nâng cao hơn nữa...
SGK mới lớp 2, lớp 6: Cần tập huấn kỹ Theo các nhà quản lý giáo dục, để thực hiện tốt chương trình, SGK mới lớp 2, lớp 6 trong năm học tới, không bỡ ngỡ như với SGK lớp 1 năm nay, giáo viên cần được tập huấn kỹ. Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT cần công bố sớm SGK để các trường dạy thực nghiệm. SGK lớp 6 có nhiều điểm mới...