Tập đoàn than tư nhân lớn nhất thế giới nộp đơn xin phá sản
Ngày 13/4, tập đoàn than tư nhân lớn nhất thế giới Peabody Energy (Mỹ) đã nộp đơn lên tòa án ở bang Missouri xin bảo hộ phá sản theo chương 11 của luật phá sản Mỹ, trong bối cảnh giá than giảm quá mạnh khiến tập đoàn này mất khả năng trả nợ.
Tờ The Wall Street Journal cho biết, Peabody là trường hợp mới nhất trong làn sóng phá sản đang diễn ra trong ngành than của Mỹ. Trước đó, các công ty than khác như Arch Coal, Alpha Natural Resources, Patriot Coal và Walter Energy cũng đã lần lượt đệ đơn xin phá sản.
Trong tuyên bố xin phá sản, Peabody Energy cho biết đang gánh khoản nợ 10,1 tỉ đô la Mỹ.
Ông Glenn Kellow, Giám đốc điều hành của Peabody Energy nói: “Đây là một quyết định khó khăn nhưng là hướng đi đúng để tiến lên phía trước đối với Peabody Energy. Quá trình này (xin phá sản) cho phép chúng tôi củng cố thanh khoản và giảm nợ”.
Xe tải hạng nặng ở một mỏ than ở Douglas, bang Wyoming (Mỹ)
Chương 11 của luật phá sản Mỹ là con đường giúp một doanh nghiệp trì hoãn việc trả nợ trong khi thiết kế và thực thi kế hoạch tái cơ cấu.
Theo hãng tin Bloomberg, giá than sử dụng cho các lò luyện kim đã giảm 75% so với mức đỉnh vào năm 2011. Peabody Energy đã phạm phải sai lầm đau đớn khi bỏ ra 4 tỉ đô la Mỹ vào năm này để thâu tóm Công ty than MacArthur Coal Ltd (Úc) với tham vọng mở rộng doanh thu nhờ triển vọng bán than cho các nhà máy thép ở châu Á. Vụ thâu tóm khiến Peabody Energy lâm vào gánh nặng nợ nần.
Video đang HOT
Được thành lập vào năm 1883 với tài sản chỉ có một chiếc xe goòng và hai con la chở than, Peabody Energy đã vươn lên trở thành tập đoàn than tư nhân lớn nhất thế giới với khách hàng ở 25 nước và sử dụng khoảng 8.000 nhân công.
Các công ty than như Peabody Energy đóng vai trò quan trọng đối với sản xuất điện ở Mỹ với khoảng gần 30% mạng lưới điện ở Mỹ còn phụ thuộc vào than. Tuy nhiên, ngành công nghiệp khai thác than đang vật lộn với nhiều thách thức gồm các khoản nợ lớn, giá năng lượng thấp, các quy định môi trường chặt chẽ hơn, sản xuất thép suy giảm và nhiều nhà máy nhiệt điện chuyển sang sử dụng khí đốt thay vì than.
Sản lượng than của Mỹ chạm mức đỉnh 1,17 tỉ tấn vào năm 2008. Trong những năm gần đây, sản lượng than của Mỹ đang trên đà giảm và có thể giảm về mức 752,5 triệu tấn trong năm 2016, theo dự báo của Cục Thông tin Năng lượng Mỹ.
Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn
Mỹ thêm nỗi đau thời giá dầu giảm
Hàng chục tập đoàn than đá của Mỹ đã phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản trong bối cảnh giá nhiên liệu xuống thấp.
Hôm 13/4, tập đoàn khai thác than đá lớn nhất nước Mỹ, Peabody Energy đã buộc phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản mà nguyên nhân chính là nợ nần chồng chất cộng với sức ép cạnh tranh do giá khí đốt tự nhiên tục giảm mạnh.
Hoạt động khai thác than của công ty Peabody Energy. Ảnh: Bloomberg
Trong một tuyên bố, Peabody nêu rõ hãng đã chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản tự nguyện tại Tòa án Phá sản do không thể trả lãi cho khoản nợ 6,3 tỷ USD. Tập đoàn năng lượng có trụ sở tại bang Missouri cũng cho biết đang từng bước tái cơ cấu, dưới sự bảo hộ của tòa án, nhằm "tăng cường khả năng thanh toán bằng tiền mặt cũng như chi trả nợ nần".
Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Peabody, ông Glenn Kellow, nhận định tuyên bố phá sản là một quyết định khó khăn, nhưng đó là "hướng đi đúng đắn" đối với Peabody.
Trong năm 2015, Peabody đã thua lỗ 2,04 tỷ USD, trong khi chỉ thu về 5,6 tỷ USD. Nguyên nhân của tình trạng trên là do giá thành và số lượng than chuyển giao cho khách hàng tại 26 quốc gia đều giảm.
Tuyên bố phá sản được Peabody đưa ra sau khi hãng không bán được các tài sản ở bang New Mexico và Colorado. Trước những khó khăn về tài chính, hãng đã nhận được khoản tín dụng trị giá 800 triệu USD từ một số chủ nợ nhằm giúp tái cơ cấu.
Trước đó, hàng chục tập đoàn khai thác than đá ở Mỹ cũng đã phải nộp đơn bảo hộ phá sản, trong đó có Arch Coal - tập đoàn than đá lớn thứ hai. Tình trạng trên diễn ra trong bối cảnh ngành công nghiệp khai thác than ở Mỹ đang đối mặt với hàng loạt thách thức như giá nhiên liệu thấp, các quy định về môi trường ngày càng nghiêm ngặt hơn, trong khi ngày càng nhiều nhà máy nhiệt điện chuyển sang sử dụng khí đốt tự nhiên thay vì than...
Trong khi đó, đối với các doanh nghiệp dầu mỏ Mỹ, đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi giá dầu lao dốc cũng bị thiệt hại nặng nề. Theo công ty tư vấn IHS, khoảng 1.500 tỷ USD đầu tư vào lĩnh vực dầu khí trên toàn thế giới đã bị hủy trong giai đoạn 2015-2019. Dự kiến, việc cắt giảm đầu tư sẽ khiến sản lượng dầu đá phiến của Mỹ giảm mạnh.
Công ty tư vấn Graves&Co cho biết ngành dầu khí Mỹ đã cắt giảm 300.000 việc làm từ tháng 6/2014 đến nay. Từ đầu năm 2015 đã có ít nhất 48 công ty sản xuất dầu ở Bắc Mỹ nộp đơn xin phá sản, với tổng số nợ không trả được là 17 tỷ USD.
Cơn bão giảm giá dầu kéo dài từ 2014 nhưng tới đầu năm 2015 nước Mỹ mới chứng kiến công ty khai thác dầu đá phiến đầu tiên phá sản: WBH Energy. Nhưng từ đó tới nay, đã có tới hơn 50 tập đoàn khai thác dầu và khí đá phiến tại Bắc Mỹ nộp đơn xin phá sản. Trong đó, riêng trong 3 tháng đầu 2016, đã có tới 9 công ty. Nhưng đang còn không ít các công ty "sống mà như đã chết", không đủ tiền để trả lãi nợ, nhưng không thể khoan thêm giếng dầu mới để thay thế những giếng cũ đã cạn dầu. Nổi bật có thể kể đến như Comstock Resources, Goodrich Petroleum, Samson Resources Corp....
Theo các chuyên gia, giá dầu giảm sâu có thể gây ra nhiều vụ thua lỗ và phá sản trong ngành dầu khí, ảnh hưởng tới hệ thống ngân hàng của Mỹ.
Ngân hàng Well Fargo đã phải dành riêng khoản dự trữ 1,2 tỷ USD để giải quyết các khoản thua lỗ liên quan đến dầu khí, chiếm 10% tổng dự trữ thua lỗ của ngân hàng này, trong khi các khoản vay dầu khí chỉ chiếm 2% tổng số vốn cho vay. Tổng các khoản nợ xấu của ngân hàng này đã lên tới 844 triệu USD vào cuối năm 2015, gấp 10 lần so với một năm trước đó.
Ngân hàng JP Morgan cũng đã bổ sung 500 triệu USD vào quỹ dự phòng rủi ro dầu khí, đưa tổng số vốn của quỹ này lên 1,32 tỷ USD.
Nếu giá dầu giảm xuống 25 USD/thùng và duy trì ở mức đó trong 18 tháng, JP Morgan cho biết sẽ phải tăng quỹ dự phòng lên 1,5 tỷ USD.
Hiện nay JP Morgan đã cho các công ty dầu khí vay 44 tỷ USD, trong số đó 30 tỷ USD là các khoản vay đã cam kết nhưng khách hàng chưa dùng đến. Các ngân hàng Bank of America và Wells Fargo cũng có các khoản vay cam kết cho ngành dầu khí nhưng chưa sử dụng tương ứng là 22,6 tỷ USD và 24,6 tỷ USD.
An Nhiên(Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Đặc công Việt Nam dùng khẩu súng nổi tiếng nhất thế giới Tiểu liên Micro Uzi là một trong những loại súng được trang bị cho bộ đội đặc công lực lượng chiến đấu đặc biệt tinh nhuệ của QĐNDVN. Súng tiểu liên Micro Uzi được sản xuất bởi Israel, được cho là một trong những khẩu súng nổi tiếng nhất thế giới. Tiểu liên Micro Uzi có thể được trang bị ống giảm thanh....