Tạo đột phá trong đổi mới giáo dục và đào tạo
Báo cáo chính trị trình Đại hội khóa XIII của Đảng nêu định hướng phát triển GDĐT: “Tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện GD và ĐT, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và trọng dụng nhân tài”.
Ảnh minh họa.
Có thể nói đây là một điểm mới, trên cơ sở nhận thức giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, lần này Đảng nhấn mạnh cần phải tạo được sự “đột phá”. Bởi chính giáo dục, đào tạo là sứ mệnh phát triển của dân tộc, là hiện nay và tương lai của đất nước. Điểm mới này là kế thừa quan điểm giáo dục của Hồ Chí Minh “Đào tạo con người XHCN để xây dựng CNXH”.
Con người XHCN phát triển toàn diện trong cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN là con người có sức khỏe, có lòng yêu nước, có đạo đức, có kỹ năng sống, có trách nhiệm công dân, có kiến thức hòa nhập cộng đồng quốc tế; trên cơ sở 5 nội dung theo như định hướng mà Đại hội XII đã nêu đó là: Đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ, năng lực làm việc.
Video đang HOT
Học sinh miền núi trong giờ thực hành.
Có thể nói, trong sự nghiệp đổi mới và bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay ở Việt Nam, con người là trung tâm của sự phát triển nên được đào tạo toàn diện, bao gồm: có lòng yêu nước nồng nàn từ yêu quê hương, yêu con người, yêu những giá trị tốt đẹp của dân tộc; có lý tưởng sống, có ý thức trách nhiệm, có ý chí phấn đấu; có lối sống giản dị vì cộng đồng; hành động cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; có đủ sức khỏe về thể chất và tâm trí để phát huy trí tuệ, năng lực sáng tạo, kỹ năng sống và lao động để sống tốt cho bản thân, xã hội và hòa nhập được với cộng đồng quốc tế. Muốn được như vậy giáo dục cần tập trung vào một số biện pháp đột phá căn bản.
Từ việc nhìn thẳng vào sự thật, phân tích chính xác về thực trạng giáo dục, đào tạo hiện nay để thấy rõ cần tập trung giải quyết vấn đề gì vừa trước mắt, vừa cơ bản, lâu dài. Phải chăng cần quán triệt sâu sắc hơn lời căn dặn của Bác Hồ: “Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt, học tốt”.
Dạy và học là nội dung cơ bản trong suốt quá trình giáo dục, đào tạo để hình thành nhân cách con người. Dạy và học như thế nào để phù hợp với truyền thống dân tộc và sự phát triển tư duy của thời đại, phù hợp với yêu cầu đào tạo con người phát triển toàn diện.
Như vậy, cần phải quan tâm đến mục tiêu, nội dung, chất lượng, phương pháp dạy và học; đến chương trình học và nội dung sách giáo khoa; đến đội ngũ quản lý và giáo viên, đến cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học. Phải làm sao phát huy được năng lực và tư duy sáng tạo của học sinh, của thế hệ trẻ, định hướng phát triển theo lý tưởng cách mạng và và con đường mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn cho dân tộc, đã tiếp tục được cụ thể hóa trong Báo cáo chính trị trình Đại hội XIII.
Các em học sinh trong giờ thực hành tin học.
Giáo dục không chỉ của ngành giáo dục mà còn là trách nhiệm của gia đình và các tổ chức khác tham gia vào hoạt động giáo dục con người toàn diện. Cho nên giáo dục con người toàn diện phải là nhiệm vụ của cả một hệ sinh thái bao quanh người học, bao quanh người được đào tạo.
Cần phải xây dựng từng bước một mô hình “giáo dục mở” trên cơ sở phát triển mô hình giáo dục “gia đình” và “nhà trường” chuyển sang “giáo dục xã hội”; tức là toàn xã hội có trách nhiệm với giáo dục.
Như vậy, ngoài việc cần đổi mới từ môi trường giáo dục, nhiệm vụ của các nhà trường là xây dựng một môi trường dạy và học “mở” phù hợp với từng vùng, từng đối tượng, từng loại hình, tạo không khí dân chủ, thân thiện giữa người dạy và người học. Dạy và học là một quá trình mang tính hướng dẫn, gợi mở, phát huy sáng tạo hơn là rập khuôn truyền đạt, áp đặt kiến thức.
Trên cơ sở lấy người học làm trung tâm, cần có một chương trình đào tạo thích hợp, không máy móc rập khuôn mà cần định hướng phát triển theo năng lực, lứa tuổi, vùng miền.
Cần dựa trên trải nghiệm thực tiễn, sự phát triển của công nghệ để vận dụng vào quá trình đào tạo cũng như đánh giá chất lượng đào tạo thông qua những công cụ và biện pháp phù hợp.
Đánh giá không chỉ dừng lại ở kết quả học tập, mà còn đánh giá cả chính chương trình, để có ý thức theo dõi và điều chỉnh cho phù hợp; đánh giá chất lượng giáo dục của giáo viên và đội ngũ quản lý giáo dục thông qua việc dạy tốt cả về nội dung, phương pháp phù hợp với mục tiêu giáo dục, mang đến cho người học kiến thức toàn diện theo hướng giáo dục mở nhằm đào tạo ra con người XHCN, hòa nhập được với công dân toàn cầu và với thế giới số. Đó chính là nội dung và phương pháp giáo dục con người Việt Nam phát triển theo truyền thống dân tộc và tư tưởng Hồ Chí Minh bắt nhịp được với thời đại mà Đảng ta nêu ra trong Đại hội XIII vừa qua.
Vĩnh Phúc: Yên Lạc dẫn đầu kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9
Tại kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS năm học 2020-2021, đội tuyển dự thi học sinh giỏi huyện Yên Lạc đã đạt thành tích xuất sắc với 7 giải Nhất/9 môn thi và là địa phương dẫn đầu tỉnh về chất lượng giải.
Thí sinh làm bài tại Hội đồng thi thành phố Vĩnh Yên.
Thống kê của Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc về kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS năm học 2020-2021 cho thấy, 9 Phòng GD&ĐT tham gia với 1269 học sinh dự thi 9 môn thi, trong đó 81 thí sinh dự thi vượt cấp ở tất cả các môn thi. Huyện Vĩnh Tường có số lượng học sinh dự thi nhiều nhất là 168 học sinh, Tam Đảo là địa phương có số lượng học sinh dự thi ít nhất tỉnh, với 81 học sinh.
Kết thúc kỳ thi, Yên Lạc có số lượng giải Nhất đứng đầu tỉnh, đạt 7 giải; tỷ lệ giải/học sinh dự thi đạt 72,3% (đứng thứ 2 toàn tỉnh). Vĩnh Tường có tỷ lệ giải/học sinh dự thi cao nhất tỉnh, đạt 72,6%. Có 4 huyện, thành phố bằng nhau về số giải Nhất (6 giải) là: Vĩnh Yên, Vĩnh Tường, Lập Thạch, Sông Lô.
Theo Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc, 9 Hội đồng thi được đặt ở 9 trường THCS các huyện, thành phố đều chuẩn bị đủ về cơ sở vật chất, hồ sơ và các điều kiện khác, đảm bảo cho kỳ thi diễn ra nghiêm túc, an toàn, đúng quy chế. Đề thi phân loại được học sinh và đánh giá được chất lượng công tác bồi dường học sinh giỏi của các nhà trường. Việc xếp giải được thực hiện nghiêm túc, lựa chọn được các học sinh xuất sắc để trao giải.
Kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh được tổ chức hàng năm nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn trong các nhà trường; tạo tiền đề đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, cống hiến trí tuệ xây dựng quê hương đất nước ngày càng văn minh, giàu đẹp.
"Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển" Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định, một trong ba đột phá chiến lược là phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. GD-ĐT có vai trò quan trọng trong thực hiện chiến lược này. Ảnh minh họa/internet Chia sẻ với Báo Giáo dục & Thời đại, bà Tôn Ngọc Hạnh - Ủy viên...