Tạo “đề kháng” cho tân sinh viên
Dễ tin người, thiếu kinh nghiệm sống, muốn trải nghiệm và khám phá… đã khiến nhiều tân sinh viên sa chân vào bẫy bán hàng đa cấp, game online, cờ bạc… nếu không đủ tỉnh táo và bản lĩnh.
Ảnh minh họa/INT
Trong tuần lễ sinh hoạt công dân đầu khóa, ngoài những nội dung thuộc về quy định chung như các quy chế, chế độ chính sách, quy chế học vụ…, các trường đại học đều có thêm chuyên đề nhằm tăng cường kỹ năng xã hội cho tân sinh viên.
Do ảnh hưởng bởi dịch bệnh, mùa tựu trường khóa tuyển sinh năm 2021 của các trường đại học được khởi động bằng chuỗi hoạt động online. Những hoạt động kết nối của sinh viên năm thứ nhất với thầy cô, bạn bè ở môi trường mới được tiến hành thông qua các ứng dụng trên không gian mạng.
Video đang HOT
Đã có những cảnh báo từ câu chuyện của nhiều tân sinh viên, chưa kịp nhập học nhưng được rủ rê tham gia dự án kinh doanh “đóng chục triệu, lời trăm triệu”, “việc nhẹ, lương cao, nhanh chóng thăng chức làm quản lý…”. Vì vậy, các cơ sở giáo dục đại học càng đặc biệt chú trọng tuyên truyền đến tân sinh viên cần cẩn trọng với những mối quan hệ mới. Trong đó, không loại trừ những lôi kéo từ chính sinh viên khóa trước, dưới danh nghĩa đồng hương, đồng khoa… muốn hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm, cơ hội việc làm cho sinh viên mới.
Ngoài việc đại diện Ban giám hiệu trực tiếp gặp gỡ, đối thoại với tân sinh viên, Phòng Công tác học sinh, sinh viên của các trường đại học còn tổ chức chuyên đề, mời báo cáo viên là công an. Thông qua những câu chuyện người thật việc thật, tân sinh viên được cung cấp thông tin nhiều chiều để có thể rút ra một số kinh nghiệm cho mình trước các tổ chức đa cấp bất hợp pháp; cạm bẫy, chiêu trò lừa đảo núp bóng trung tâm giới thiệu việc làm… Thậm chí, giấy tờ tùy thân như thẻ căn cước, mã số sinh viên… đều không được cho mượn tùy tiện, tránh trường hợp gánh những khoản nợ trên trời rớt xuống.
Trường ĐH Kinh tế (ĐH Đà Nẵng) đã gửi thông điệp đến sinh viên mới nhập học, cần cẩn trọng với những lời chào mời, những công việc làm thêm đầy hấp dẫn như môi trường làm việc thoáng, thu nhập cao, phù hợp với sinh viên. Nhà trường cũng nhấn mạnh rằng, nếu gặp khó khăn trong sinh hoạt, tài chính, trước hết hãy liên hệ với các tổ chức đoàn thể của trường hoặc với giảng viên để được hỗ trợ bước đầu.
Cùng với sự hỗ trợ của công nghệ, các chiêu thức lừa đảo sinh viên, nhất là những bạn mới nhập học càng ngày càng tinh vi. Không ít sinh viên nhận được lời mời tham gia dự án dưới danh nghĩa tổ chức, đội nhóm, thậm chí là phòng ban của trường đại học. Vì vậy, nhiều trường đại học cũng khuyến cáo, khi nhận được lời mời tham gia cần tra cứu thông tin từ nguồn chính thống như sự xác nhận từ lãnh đạo hoặc đại diện các phòng ban, hoặc từ tổ chức Đoàn, Hội.
Để tránh cạm bẫy, đòi hỏi mỗi tân sinh viên phải thực sự tỉnh táo, bản lĩnh và sống có trách nhiệm với bản thân. Những thông tin nhà trường cung cấp cùng các khóa đào tạo kỹ năng mềm, chuyên đề “chống sốc” cho sinh viên năm thứ nhất có tạo thành đề kháng hay không, tùy thuộc vào ý chí của mỗi người. Đại học là một hành trình mà sinh viên sẽ đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức nhưng cũng giúp người học trưởng thành lên từng ngày nếu biết nắm bắt chuyên môn, tích lũy kỹ năng mềm, biết hoạch định cho mình một kế hoạch hợp lý cho khoảng thời gian này.
Sau ngày 1.10: Sinh viên nào được đến trường học tập trung?
Dù đang triển khai dạy học trực tuyến nhưng các trường đại học vẫn trong tâm thế sẵn sàng đón sinh viên tới trường học tập trung sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát.
Sinh viên Trường ĐH Luật TP.HCM trong lớp học giãn cách phòng dịch Covid-19 năm ngoái - ẢNH: HÀ ÁNH
Trong khi chờ quyết định của chính quyền TP.HCM, các trường đều có thông báo "mở" và chuẩn bị các kịch bản học tập khác nhau. PGS-TS Nguyễn Trường Thịnh, Phụ trách Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cho biết hiện tất cả các khóa học và môn học của trường đã diễn ra theo hình thức trực tuyến. Song song đó, trường cũng có những phương án về việc chuẩn bị đón sinh viên trở lại trường khi TP.HCM cho phép. Hiện nay, hầu hết cán bộ, nhân viên và giảng viên của trường đã được tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng Covid-19.
"Trường sẽ có các kịch bản phù hợp với các phương án học trực tiếp với từng giai đoạn mở cửa của thành phố. Một trong những việc làm quan trọng nhất là đẩy nhanh tiến độ dạy học các học phần thí nghiệm, thực hành để đảm bảo tiến độ học tập cho sinh viên", ông Thịnh cho hay.
Theo ông Thịnh, tùy tình hình thực tế, kế hoạch của trường sau ngày 1.11 nếu TP cho phép sinh viên quay lại học tập, trường từng bước chuyển sang dạy học trực tiếp. Khi đó, sẽ ưu tiên sắp xếp dạy trực tiếp các môn học thí nghiệm, thực hành.
Tương tự, PGS-TS Trần Hoàng Hải, quyền Hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP.HCM, cũng cho biết sau khi TP cho phép, dựa vào lộ trình mở cửa chung của TP, trường sẽ có lộ trình mạnh mẽ cho sinh viên trở lại trường nhằm đảm bảo an toàn cao nhất. Trường đang dạy học trực tuyến và khi phương thức học tập thay đổi sẽ thông báo trước cho người học 5 ngày để kịp chuẩn bị.
"Trên cơ sở khảo sát tình hình tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 của sinh viên, trường sẽ bàn tính các phương án chi tiết dạy học trực tiếp để đảm bảo an toàn phòng dịch", ông Hải nhấn mạnh.
Hầu hết các trường ĐH cũng đang dạy học trực tuyến cho sinh viên khóa cũ và bắt đầu sinh hoạt đầu khóa cho sinh viên trúng tuyển năm 2021. Theo kế hoạch, Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM triển khai giảng dạy đồng loạt theo hình thức trực tuyến các học phần lý thuyết cho đến khi có thông báo mới. Trường này cho biết ngay khi TP cho phép sinh viên học tập trung, trường sẽ dành ít nhất 2 tuần để sinh viên chuẩn bị.
Theo thạc sĩ Trần Vũ, Trưởng phòng Công tác sinh viên, trường đang chờ quyết định của TP.HCM về việc mở cửa trở lại. Đặc thù của các trường ĐH nói chung là người học sinh sống ở nhiều địa phương khác nhau trong cả nước. Vì vậy, việc học tập trung phụ thuộc rất lớn vào phương án di chuyển của các địa phương.
PGS-TS Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cũng cho biết sau khi TP.HCM cho phép, trường có thể xem xét cho SV năm cuối có đủ các điều kiện đến trường làm thực nghiệm phục vụ cho đồ án tốt nghiệp. Trong giai đoạn đầu này, các học phần lý thuyết vẫn triển khai theo hình thức trực tuyến. Ngoài sinh viên năm cuối làm thực nghiệm, các sinh viên khác chưa đến trường cho đến khi có thông báo mới.
Gửi thư cho 'Tiếp sức đến trường' nhưng... không xin học bổng Không còn là những dòng nước mắt ướt con chữ, trăn trở đứng giữa lựa chọn học tiếp hay bỏ học, những lá thư gửi về cho quỹ học bổng Tiếp sức đến trường 2021 như ngọn gió mát lành, tiếp thêm sức mạnh cho tân sinh viên bước đến giảng đường. Long Thu Nguyệt, sinh viên năm 2 Học viện Tòa án...