Táo đá Hà Giang giá siêu rẻ, dân buôn “vén màn” sự thật gây sốc
Chỉ từ 70.000 đồng là người tiêu dùng có thể mua được 1 thùng táo đá 7 kg gắn mác Hà Giang. Nhưng theo tiết lộ của dân buôn, đây thực chất là dòng táo có xuất xứ từ Trung Quốc.
Vài tuần gần đây, trên chợ mạng xuất hiện dòng táo đá được dân buôn quảng cáo là đặc sản Hà Giang có giá siêu rẻ. Chỉ từ 70.000 đồng là người tiêu dùng có thể mua được 1 thùng táo đá 7 kg. Tính ra, mỗi cân táo chỉ có giá từ 10.000 đồng. Tuy nhiên, khi hỏi kỹ về nguồn gốc, xuất xứ về loại quả thì nhiều tiểu thương chỉ trả lời qua loa, lấy lệ.
Chỉ từ 70.000 đồng là người tiêu dùng có thể mua được 1 thùng táo đá 7kg gắn mác Hà Giang
Chị Tú Giang, nhân viên văn phòng ở Duy Tân (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, chị mới đặt mua 3 thùng táo đá với giá 190.000 đồng, nghĩa là chỉ vào 63.000 đồng/thùng/7kg.
“Họ cứ nói là táo Hà Giang, rồi Lào Cai nhưng thực chất đều là hàng Trung Quốc hết. Tôi biết nhưng vẫn mua, vì ăn mấy năm nay cũng chưa thấy bị làm sao. Với lại, táo này giá rẻ nên được nhiều người săn lùng” – chị nói.
Theo chị Giang, táo đá được nhiều người ưa chuộng bởi phần thịt quả dày, giòn và ít hỏng. So với các loại táo khác, táo đá có độ đanh, cứng hơn cả. Nếu để ngoài nhiệt độ thường, môi trường lý tưởng thì cả tháng cũng không hỏng.
Theo tiết lộ của nhiều dân buôn, táo đá vốn có nguồn gốc, xuất xứ từ Trung Quốc
Chị Thu Hà, một đầu mối chuyên bán hoa quả ở Hà Nội tiết lộ, toàn bộ số táo đá mà tiểu thương rao bán hiện nay đa phần là hàng Trung Quốc. Thông thường, để dễ bán, họ sẽ nói là hàng Việt có xuất từ các tỉnh như Hà Giang, Lào Cai.
Video đang HOT
“Ngay cả nho sữa, xoài mini đa phần là hàng Trung Quốc nhưng dân buôn phải nói giảm, nói tránh là hàng Việt. Bởi dân mình rất sợ hoa quả Trung Quốc, nếu treo biển là hàng Trung Quốc thì không ai dám mua. Nếu ai hỏi quá thì họ mới nói sự thật, nhưng biết rồi thì vẫn tặc lưỡi cho qua, mắt nhắm mắt mở mà mua hết thôi” – chị thông tin thêm.
Ngoài ra, chị Hà còn cho rằng, lượng táo đá bán ra thị trường tương đối lớn. Tiểu thương bán lẻ mỗi ngày cũng bán được 20 – 30 kg, còn những đầu mối buôn lớn thì con số có thể gấp rất nhiều lần.
Táo đá được bày bán nhiều ở những gánh hàng rong, chợ dân sinh
Anh Trần Kiên, một tiểu thương trên chợ mạng chia sẻ, trung bình mỗi ngày, anh tiêu thụ hơn 1 tấn táo đá. Do là đầu mối lớn, anh chỉ bán sỉ theo thùng, không bán theo cân. Giá bán buôn cho mỗi thùng táo 7 kg là 65.000 – 70.000 đồng/thùng, giá bán lẻ từ 85.000 – 100.000 đồng/thùng.
“Nếu ai hỏi, tôi cũng chẳng giấu đây là hàng Trung Quốc nhưng treo biển thì vẫn ghi là Hà Giang thôi, vì nhìn cho quen thuộc, chứ táo đá có vài năm nay rồi, có phải mới bán đâu mà không ai biết” – anh nói thẳng.
Anh Kiên cũng chia sẻ thêm, vài năm gần đây, táo đá xuất hiện nhiều, phủ sóng từ nông thôn đến thành thị và luôn có một thị trường nhất định. Đa phần những vị khách ghé đến sạp hàng táo đá thường là người có thu nhập thấp, học sinh, sinh viên. Bởi loại quả này đáp ứng được nhiều tiêu chí như mẫu mã đẹp, hình thức bắt mắt, giá rẻ, còn chất lượng thì tùy vào đánh giá, cảm nhận của mỗi người.
Cua núi đá ăn lá rừng: Đặc sản Hà Giang, ngon hơn cua biển
Do sinh sống trên núi cao nên loại cua đá này thường chạy rất nhanh và bò khỏe. Thức ăn của chúng hàng ngày là các loại côn trùng và lá rừng, vì thế thịt cua đá rất chắc, ngọt, thơm và có vị hấp dẫn riêng.
Những ngày đầu tháng 10, chị Trần Thị Minh ở Hà Giang, ngoài bán các loại ốc núi, rau quả rừng còn bán thêm một loại đặc sản vùng cao mà khách quen nào cũng thích. Đó chính là cua đá - đặc sản của bà con dân tộc miền núi đá.
Do sinh sống trên núi cao nên loại cua đá này thường chạy rất nhanh và bò khỏe. Thức ăn của chúng hàng ngày là các loại côn trùng và lá rừng, vì thế thịt cua đá rất chắc, ngọt, thơm và có vị hấp dẫn riêng.
Khác với những loại cua sống ở biển, ở đầm hay đồng ruộng ở đồng bằng, những chú cua đá ở vùng cao thường sống trong các hốc đá trên suối. Loại cua đá này có hình dáng bên ngoài giống hệt cua đồng, song kích cỡ của chúng thì lớn hơn nhiều. Có những con lớn bằng nắm tay hoặc cái chén với 2 càng to khỏe.
Cua đá Hà Giang
Chị Minh cho biết, hàng ngày cua đá thường sống nép mình dưới các hốc đá, hang đá để tránh ánh nắng mặt trời. Khi trời mưa, loại cua này mới bò ra để đến bờ suối tìm kiếm thức ăn. Vì thế, muốn bắt được loại cua này phải đi bắt vào những ngày mưa.
"Người nhà mình mỗi ngày mưa hay bắt được cua đá lắm. Mang cua về có thể chế biến nhiều món ăn như: nướng, kho, rang muối, nấu bún riêu,... hay nấu canh cua đá với các loại rau rừng cũng rất thơm ngon. Chỉ khi nhà ăn chán thì mới đem ra chợ phiên bán", chị Minh kể lại.
Người phụ nữ quê ở Hà Giang này chia sẻ, cua đá rất khôn, chỉ cần có tiếng động nhỏ là chúng bỏ chạy ngay vào các hốc đá ẩn nấp. Vì thế muốn bắt cua thì phải đi vào ban đêm. "Ban đêm những chú cua đá bò ra tìm kiếm thức ăn. Người bắt chỉ cần rọi đèn pin là chộp cua bỏ vào giỏ. Song, cần thật nhanh tay để tránh bị cua cắp. Nếu không chiếc càng to khỏe sẽ khiến người bị cua cắp rất đau nhức".
Thịt cua thơm và ngọt
Có thể hấp ăn nhậu
Hoặc cua đá lọc nước nấu canh, nấu lẩu cũng rất nhiều thịt
Do loại cua đá này sống trên núi cao và sống ở bờ đá ven suối nên chúng chạy nhanh, bò khỏe. Thức ăn hàng ngày là các loại côn trùng và lá rừng. Vì thế khi chế biến, thịt cua đá rất chắc, ngọt, thơm và có vị hấp dẫn riêng. Chính bởi cua đá chắc, ngọt và thơm nên loại cua này bán rất được giá, có giá cao gấp đôi giá cua đồng.
"Cua đá nhà mình cũng có cả mấy loại. Tùy theo kích cỡ to nhỏ khác nhau mà có giá bán khác nhau. Loại cua 5 con/kg có giá 220.000 đồng/kg, loại 6 con/kg giá 200.000 đồng/kg. Các loại cua nhỏ hơn có giá từ 150.000-170.000 đồng/kg. Khách mua về, những con cua nhỏ có thể rửa sạch thân ngoài, bóc vỏ giã dập sơ đem nấu cùng các loại rau rừng làm canh rất ngọt thơm".
Hoặc, nhiều khách tiết lộ họ xay, giã cua ra lọc nước nấu canh, làm lẩu riêu cua cũng rất nhiều thịt. Chỉ cần 300gr cua đá nhỏ sẽ cho lượng thịt bằng cả 1kg cua đồng. Vì thế, loại cua đá nhỏ này rất được các nhà hàng lẩu riêu cua hay quán bún riêu cua đặt hàng, chị Hằng tiết lộ.
Cua đá khá to và chắc
5 con cua này đã có trọng lượng 1 kg
Riêng những chú cua đá to có thể dùng để hấp bia, hấp sả, rang me... làm mồi nhậu nhâm nhi. "Bà bầu và trẻ nhỏ đều ăn được vì bổ sung canxi rất tốt. Cua đá mùa tháng 9-10 này là ngon nhất, thịt ngọt và chắc nịch. Vì là cua núi đá tự nhiên nên chất lượng thịt ngọt hơn cua biển nhiều".
Tiểu thương bán loại đặc sản vùng cao này cho hay, vì loại cua đá này rất hiếm, lên khe suối và núi bắt số lượng cũng chỉ có hạn nên hầu như nhà chị chỉ đủ cung cấp cho khách quen sành ăn. "Họ ăn cua đá quen miệng nên ăn loại cua nào cũng chê. Cua biển ngon vậy mà họ còn khẳng định không thơm ngon, chắc thịt và ngọt bằng cua đá", chị kể.
Cúc họa mi đầu mùa xuống phố, dân buôn "hét giá" cả trăm nghìn 1 bó vẫn cháy hàng Đầu tháng 11, cúc họa mi bắt đầu "xuống phố" và trở thành loài hoa được tìm kiếm nhiều nhất. Do mới đầu mùa, nên giá hoa tương đối cao, dao động từ 90.000 - 110.000 đồng/bó Vài năm gần đây, cúc họa mi trở thành đặc sản của mùa đông Hà Nội. Khi thời tiết vừa mới giao mùa, nhiều người đã...