Tăng trưởng kinh tế có giúp Mỹ thoát nợ công cao kỷ lục?
Với khoản nợ công lên tới 36 tỷ USD, câu hỏi đặt ra rằng liệu tăng trưởng kinh tế có đủ sức giúp Mỹ thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính đang ngày càng trầm trọng?
Nhà sáng lập Amazon, tỷ phú Jeff Bezos, phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh DealBook trong tháng này rằng cách duy nhất để giải quyết vấn đề hiện nay là mở rộng nền kinh tế từ 3% đến 5% mỗi năm, đồng thời cắt giảm ngân sách. Ảnh: politico.com
Tổng thống đắc cử Donald Trump cùng các nhân vật tầm cỡ như các tỷ phú Jeff Bezos và Larry Fink đã khẳng định vai trò quan trọng của tăng trưởng kinh tế trong công việc kiểm soát nợ công. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia kinh tế vẫn bày tỏ sự hoài nghi về tính khả thi và hiệu quả thực tế của giải pháp này.
Video đang HOT
Tỷ phú Jeff Bezos – nhà sáng lập Amazon, gần đây đã đề xuất tại Hội nghị thượng đỉnh DealBook rằng việc mở rộng nền kinh tế từ 3-5% mỗi năm, cùng với việc cắt giảm và tiết kiệm ngân sách là chìa khóa để giải quyết nợ công. Tuy nhiên, lịch sử kinh tế Mỹ lại không đứng về phía ý tưởng này. Trong giai đoạn cuối những năm 1990, dưới thời Bill Clinton, tăng trưởng kinh tế tăng trên 4% đã tạo ra một nguồn ngân sách đảm bảo, nhưng đây chỉ là một ngoại lệ hiếm hoi.
Việc duy trì tăng trưởng cao trong thời gian dài là nhiệm vụ mà hầu hết các chính quyền Mỹ hiện đại đều không thể đạt được, đặc biệt trong bối cảnh tài chính ngày phức tạp như hiện nay.
Các chính sách mà ông Trump từng đề cập đến như cắt giảm thuế, tăng cường sản xuất năng lượng hay áp dụng thuế quan trừng phạt, được kỳ vọng sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ. Tuy nhiên, giới phân tích cảnh báo rằng những chính sách này tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn. Việc duy trì chi tiêu cho các chương trình như an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe – những yếu tố chủ chốt tác động tới việc nợ công gia tăng – đồng nghĩa với áp lực ngày càng lớn lên ngân sách. Bên cạnh đó, các biện pháp bảo vệ như áp thuế có thể dẫn đến các phản ứng trả đũa từ thương mại, gây nguy hại nghiêm trọng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Những đề xuất cải cách từ chính quyền mới của ông Trump, như việc thành lập “Bộ hiệu quả Chính phủ” dưới sự dẫn dắt của ông Elon Musk và ông Vivek Ramaswamy nhằm giảm thiểu chi tiêu lãng phí, được đánh giá là sáng tạo. Tuy nhiên, hiệu quả thực tế nhằm thay đổi tình hình tài chính tổng thể hiện nay vẫn còn là dấu hỏi lớn. Ông Tom Porcelli – chuyên gia kinh tế tại PGIM Fixed Income nhấn mạnh rằng, để giảm nợ công thông qua tăng trưởng kinh tế, Mỹ cần đạt được mức tăng trưởng 5% trong thời gian dài – một mục tiêu gần như bất khả thi nếu không có sự nỗ lực và cải cách mạnh mẽ.
Trong khi đó, báo cáo từ Mô hình Ngân sách Penn Wharton chỉ ra rằng việc thực hiện các thay đổi lớn về chính sách thuế, chăm sóc sức khỏe và nhập cư có thể góp phần giảm thâm hụt ngân sách liên bang. Tuy nhiên, những biện pháp này thường gặp phải rào cản chính trị, chẳng hạn như việc nâng tuổi nghỉ hưu nhằm hạn chế tác động đến quyền lợi An sinh Xã hội, cắt giảm ưu đãi thuế cho lợi nhuận đầu tư, hoặc cải thiện hệ thống Medicare. Đây đều là những vấn đề gây tranh cãi mạnh mẽ và đòi hỏi mức độ đồng thuận chính trị cao – điều khó đạt được trong bối cảnh chính trị hiện nay đầy chia rẽ.
Bên cạnh đó, các yếu tố cấu trúc như dân số già hóa, chi phí chăm sóc sức khỏe gia tăng và lãi suất cao khiến việc kiểm soát nợ công trở nên phức tạp hơn. Ông Kent Smetters – Giám đốc Mô hình Ngân sách Penn Wharton nhận định rằng, mọi khoản chi tiêu lớn của chính phủ đều gắn liền với một nền kinh tế đang dần phát triển. Điều này đồng nghĩa với việc, ngay cả khi tăng trưởng kinh tế diễn ra, các chương trình phúc lợi vẫn sẽ gây áp lực đáng kể lên ngân sách do chi phí lao động và dịch vụ tiếp tục tăng cao.
Tranh cãi về cách giải quyết nợ công tiếp tục gây chia rẽ sâu sắc giữa các phe phái chính trị. Phe Cộng hòa ủng hộ việc cắt giảm chi tiêu chính phủ, khuyến khích sản xuất năng lượng và tạo điều kiện để thúc đẩy khu vực tư nhân. Trong khi đó, phe Dân chủ đề xuất tăng thuế và chấm dứt một số khoản cắt giảm thuế từ năm 2017 nhằm tăng nguồn thu ngân sách. Tuy nhiên, cả hai hướng tiếp cận này đều không thể mang lại giải pháp toàn diện nếu không có những cải tiến căn bản trong hệ thống tài chính và ngân sách.
Mỹ đang đứng trước một ngã rẽ quan trọng trong việc kiểm soát nợ công. Việc dựa vào tăng trưởng kinh tế mà không tái cấu trúc các chương trình chi tiêu bắt buộc chỉ mang lại giải pháp tạm thời, không đủ để giải quyết vấn đề triệt để. Để tạo ra bước đột phá, không chỉ cần những quyết sách táo bạo về kinh tế mà còn đòi hỏi sự đồng thuận chính trị mạnh mẽ nhằm thực hiện các cải cách cơ bản – điều trở nên khó khăn trong bối cảnh chính trị phân cực hiện nay.
IMF: Nợ toàn cầu sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian tới
Nợ toàn cầu hiện vẫn cao hơn so với mức trước đại dịch COVID-19 và dự báo sẽ tiếp tục tăng cao hơn nữa trong thời gian tới.
Đây là nhận định của ông Vitor Gaspar - Giám đốc phụ trách vấn đề tài chính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) - trước thềm Hội nghị mùa Thu của IMF và Ngân hàng Thế giới (WB) được tổ chức tại thành phố Marrakech của Maroc từ ngày 9 đến 15/10.
Trưởng bộ phận phụ trách các vấn đề tài khóa của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Vitor Gaspar trong cuộc họp báo tại Washington DC., ngày 12/4/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Theo báo cáo Giám sát tài khóa mà IMF mới đưa ra, trong năm 2022, nợ toàn cầu ở mức 235.000 tỷ USD, tương đương 238% GDP toàn cầu. Con số này thấp hơn nhiều so với mức nợ toàn cầu năm 2020 - thời điểm đại dịch COVID-19 hoành hành. Mức nợ tăng cao phản ánh tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại, lãi suất thực tế tăng và ngân sách ngày càng thâm hụt. Theo ông Gaspar, lãi suất cao đã đẩy chi phí cho vay lên cao, là yếu tố chính khiến nợ công tăng cao ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, bao gồm cả những nền kinh tế chủ chốt. Ông Gaspar cho biết, ở các nền kinh tế tiên tiến, chi phí trả lãi cho các khoản nợ công hiện ở mức 2,4% GDP, so với mức 2,1% của năm 2019. Các nền kinh tế mới nổi cũng chứng kiến xu hướng tương tự khi tỷ lệ này đã tăng từ 2,1% GDP trong năm 2019 lên 2,5% GDP trong năm 2023.
Tuy nhiên, bất chấp rủi ro nợ ở mức cao, IMF dự báo ít có nguy cơ xảy ra làn sóng vỡ nợ toàn cầu "mang tính hệ thống" tác động mạnh đến nhiều quốc gia cùng một lúc.
Ngoài ra, báo cáo cũng xem xét tác động tài chính từ quá trình chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng sạch. Để triển khai hiệu quả quá trình chuyển đổi xanh này, ông Gaspar cho rằng các nước cần kết hợp các công cụ chính sách, bao gồm các công cụ định giá carbon cũng như hỗ trợ tài chính cho những nước dễ bị tổn thương do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Trong đó, khu vực tư nhân đóng vai trò quan trọng đối với thành công của chuyển đổi xanh. Theo khuyến nghị của quan chức IMF, các nước cần thiết lập và triển khai chính sách công theo cách tạo điều kiện thuận lợi để khu vực tư nhân tham gia vào quá trình chuyển đổi xanh thông qua các khoản đầu tư và tài trợ của khu vực này.
Kinh tế toàn cầu trụ vững trong 'bão' địa chính trị Thế giới năm 2024 tiếp tục chứng kiến nhiều biến động, rủi ro địa chính trị tăng cao, thiên tai và hàng loạt cuộc xung đột tại nhiều điểm nóng trở thành rào cản đối với tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, các số liệu cho thấy nền kinh tế toàn cầu về tổng thể đã thể hiện khả năng phục hồi ấn...