Tổng thống Trump trấn an Kiev sau tuyên bố gây sốc về chấm dứt chiến tranh Ukraine
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Ukraine sẽ được tham gia vào các cuộc đàm phán hòa bình với Liên bang Nga, mặc dù Kiev cho rằng còn quá sớm để nói chuyện với Moskva (Moscow) tại Hội nghị An ninh Munich (Đức).
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng ngày 7/2/2025. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Phát biểu trước các phóng viên tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng Ukraine sẽ có một “ghế tại bàn đàm phán” trong bất kỳ cuộc thương lượng nào nhằm chấm dứt chiến tranh với Liên bang Nga.
“Họ là một phần của cuộc đàm phán. Chúng ta sẽ có Ukraine, có Liên bang Nga, và sẽ có những người khác tham gia, rất nhiều người”, ông Trump nói.
Khi được hỏi liệu ông có tin tưởng Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin không, ông Trump đáp: “Tôi tin rằng ông ấy muốn thấy điều gì đó xảy ra. Tôi tin ông ấy trong vấn đề này”.
Ông Trump cho biết các quan chức Mỹ và Liên bang Nga sẽ gặp nhau tại Munich vào ngày 14/2 và Ukraine cũng đã được mời.
Tuy nhiên, một cố vấn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói rằng Kiev không mong đợi sẽ có cuộc gặp nào với phía Liên bang Nga tại Hội nghị An ninh Munich thường niên vào ngày 14/2. Ukraine cho rằng Mỹ, châu Âu và Kiev cần đạt được lập trường chung trước khi nói chuyện với Moskva.
Ông Trump cũng tiết lộ với các phóng viên rằng tuần tới có thể sẽ diễn ra một cuộc gặp giữa các quan chức cấp cao của ba nước tại Saudi Arabia với mục tiêu chấm dứt chiến tranh, nhưng họ không phải là các lãnh đạo.
Cũng vào ngày 13/2, theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ, Ngoại trưởng Marco Rubio đã điện đàm với Ngoại trưởng Ukraine Andrii Sybiha, nhấn mạnh “sự cần thiết của một nền ngoại giao táo bạo” để kết thúc xung đột.
Thông tin về các cuộc đàm phán đầu tiên sau nhiều năm nhằm chấm dứt cuộc chiến đẫm máu nhất ở châu Âu kể từ Thế chiến II đã khiến thị trường tài chính của Liên bang Nga tăng vọt và giá trị trái phiếu của Ukraine cũng tăng theo.
Lo ngại từ châu Âu và Ukraine
Video đang HOT
Theo hãng tin Reuters, đề xuất đơn phương của ông Trump với người đồng cấp Liên bang Nga Vladimir Putin trong điện đàm hôm 12/2, cùng với những nhượng bộ tiềm tàng đối với Moskva trong những vấn đề liên quan tới các yêu cầu của Ukraine, đã khiến Kiev và các đồng minh châu Âu trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) lo lắng. Họ e ngại Nhà Trắng có thể đạt được một thỏa thuận mà không cần tham vấn với các bên liên quan.
“Chúng tôi, với tư cách là một quốc gia có chủ quyền, sẽ không thể chấp nhận bất kỳ thỏa thuận nào mà không có sự tham gia của chúng tôi”, Tổng thống Zelensky khẳng định.
Về phần mình, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Ukraine “tất nhiên” sẽ tham gia vào các cuộc đàm phán dưới một hình thức nào đó, nhưng cũng sẽ có một kênh đàm phán song phương giữa Mỹ và Liên bang Nga.
Hãng tin Reuters tiết lộ rằng Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đã bày tỏ mong muốn được làm trung gian cho các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt chiến tranh Ukraine.
Trong khi đó, giới chức châu Âu đã bày tỏ lập trường cứng rắn với động thái của ông Trump. “Bất kỳ giải pháp nhanh chóng nào cũng là một thỏa thuận bẩn thỉu”, bà Kaja Kallas, Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại của EU, nhấn mạnh.
Một nguồn tin ngoại giao châu Âu tiết lộ rằng các bộ trưởng đã nhất trí tiến hành một cuộc đối thoại “thẳng thắn và đầy thử thách” với các quan chức Mỹ tại Hội nghị An ninh Munich vào ngày 14/2.
Bài của Tổng thống Mỹ Donald Trump đăng trên mạng xã hội Truth Social ngày 12/2/2025 nói về cuộc điện đàm cùng ngày với người đồng cấp phía Liên bang Nga Vladimir Putin và phía Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh chụp màn hình tài khoản Truth Social của Tổng thống Mỹ Donald Trump
“Nhà đàm phán giỏi nhất hành tinh”
Hôm 12/2, ông Trump đã thực hiện cuộc điện đàm công khai đầu tiên với ông Putin kể từ sau khi cuộc chiến giữa Liên bang Nga và Ukraine bùng nổ vào tháng 2/2022, sau đó là cuộc gọi cho ông Zelensky. Ông Trump cho rằng cả hai nhà lãnh đạo đều muốn hòa bình.
Chính quyền Trump cũng lần đầu tiên công khai thừa nhận rằng việc Ukraine mong muốn khôi phục lại đường biên giới năm 2014 hoặc gia nhập NATO là không thực tế, đồng thời tuyên bố sẽ không có binh sĩ Mỹ nào tham gia vào lực lượng gìn giữ hòa bình ở Ukraine.
Tuy nhiên, một quan chức cấp cao Mỹ sau đó lại nói rằng Washington chưa loại trừ khả năng Ukraine gia nhập NATO hoặc việc khôi phục đường biên giới trước năm 2014, trái ngược với tuyên bố trước đó.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth nhận định: “Thật may mắn khi thế giới có ông Trump – nhà đàm phán giỏi nhất hành tinh, người có thể đưa hai bên xung đột đến bàn đàm phán.”
Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Moskva “ấn tượng” trước nỗ lực của ông Trump trong việc tìm kiếm một giải pháp cho cuộc xung đột.
Nga đã chiếm bán đảo Crimea và hỗ trợ lực lượng ly khai chiếm giữ một số khu vực ở miền Đông Ukraine từ năm 2014. Đến năm 2022, Moskva phát động một chiến dịch quân sự toàn diện và chiếm thêm nhiều vùng lãnh thổ khác.
Ukraine từng giành lại nhiều khu vực quan trọng trong năm 2022 nhưng sau đó đã mất dần lãnh thổ vào năm 2023 sau chiến dịch phản công thất bại.
Không có dấu hiệu nhượng bộ từ cả hai phía
Hiện vẫn chưa có sự thu hẹp khoảng cách giữa các lập trường. Moskva yêu cầu Ukraine phải cam kết giữ vị thế trung lập vĩnh viễn, trong khi Kiev khẳng định quân đội Liên bang Nga phải rút hoàn toàn và Ukraine phải nhận được các đảm bảo an ninh tương tự như của NATO để ngăn chặn các cuộc tấn công trong tương lai.
Giới chức Ukraine từng thừa nhận rằng việc gia nhập NATO có thể không khả thi trong ngắn hạn và một thỏa thuận hòa bình giả định có thể để lại một số vùng lãnh thổ dưới sự kiểm soát của Liên bang Nga.
Ngoại trưởng Ukraine Andrii Sybiha khẳng định Kiev vẫn kiên định mục tiêu gia nhập NATO, bởi đây là “phương án đơn giản và ít tốn kém nhất” để đảm bảo an ninh lâu dài cho Ukraine.
Tổng thư ký NATO Mark Rutte nhấn mạnh rằng cần phải gửi đi một thông điệp rõ ràng đến Moskva rằng phương Tây vẫn đoàn kết, đồng thời lưu ý rằng Ukraine chưa bao giờ được hứa hẹn chắc chắn rằng tư cách thành viên NATO sẽ là một phần trong thỏa thuận hòa bình.
Tổng thống Trump nói về địa điểm gặp Tổng thống Putin lần đầu trong nhiệm kỳ 2
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nêu tên Saudi Arabia là địa điểm tiềm năng cho cuộc gặp đầu tiên với Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin trong nhiệm kỳ thứ hai.
Moskva chưa bình luận về tuyên bố của Tổng thống Mỹ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và ông Donald Trump trong nhiệm kỳ đầu tiên trong cuộc gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Osaka, Nhật Bản ngày 28/6/2019. Ảnh: AA/TTXVN
Theo đài RT ngày 12/2, thông báo này được đưa ra vài giờ sau khi hai nhà lãnh đạo có cuộc điện đàm để thảo luận về xung đột Ukraine và các vấn đề khác.
Ông Trump nói với các nhà báo tại Phòng Bầu dục: "Lần đầu tiên chúng tôi sẽ gặp nhau ở Saudi Arabia, xem liệu có thể đạt được điều gì đó không".
Ông Trump cho biết có thể sẽ có một số cuộc gặp với Tổng thống Putin trong những tháng tới và nói: "Chúng tôi kỳ vọng ông ấy sẽ đến đây, tôi sẽ đến đó và chúng tôi cũng có thể gặp nhau ở Saudi Arabia".
Tổng thống Trump không nêu thời gian cụ thể cho cuộc gặp mà ông gọi là cuộc gặp đầu tiên với ông Putin nhưng nói rằng cuộc gặp này sẽ diễn ra trong "tương lai không quá xa". Tổng thống Mỹ cũng lưu ý rằng cả hai nhà lãnh đạo đều biết Thái tử Saudi Mohammed bin Salman và vương quốc này có thể là một địa điểm rất tốt để gặp mặt.
Trước đó vào ngày 12/2, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với các nhà báo rằng Tổng thống Putin đã mời ông Trump thăm Moskva trong cuộc điện đàm. Quan chức này không đưa ra khung thời gian cụ thể về thời điểm cuộc gặp có thể diễn ra. Tổng thống Trump xác nhận rằng hai nhà lãnh đạo đã đồng ý hợp tác chặt chẽ, bao gồm cả các chuyến thăm lẫn nhau.
Theo hãng tin Reuters hồi đầu tháng 2, Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất đã được Moskva xem xét là địa điểm tiềm năng cho hội nghị thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo. Thông tin cho biết các quan chức Nga đã đến thăm cả hai quốc gia này vào tháng trước.
Tại thời điểm đó, các ba nước nói trên đều không bình luận về thông tin này này. Ngày 12/2, Reuters đưa tin Thái tử Saudi Mohammed bin Salman và Giám đốc Quỹ đầu tư quốc gia Nga, ông Kirill Dmitriev, đã tham gia các cuộc đàm phán để phóng thích công dân Mỹ Marc Fogel trong tuần này. Fogel từng bị Nga kết án tù vì buôn lậu ma túy. Đổi lại, Washington đồng ý trả tự do cho doanh nhân tiền điện tử và lập trình viên Nga Aleksandr Vinnik bị giam giữ ở Mỹ.
Trước đó, ngày 12/2, Tổng thống Trump đã điện đàm với Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin. Trong điện đàm, hai bên nhất trí bắt đầu đàm phán chấm dứt chiến tranh Ukraine ngay lập tức.
Theo người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov, hai nhà lãnh đạo đã trao đổi trong 90 phút. Trong bài đăng trên Truth Social, Tổng thống Mỹ cho biết ông và nhà lãnh đạo Liên bang Nga có một cuộc điện đàm dài và cực kỳ hiệu quả, đều đồng ý "chấm dứt những cái chết của hàng triệu người trong cuộc chiến giữa Liên bang Nga và Ukraine".
Ông Trump cũng thông báo rằng ông đã giao nhiệm vụ cho một nhóm đàm phán bao gồm Ngoại trưởng Marco Rubio, Giám đốc Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) John Ratcliffe và Cố vấn An ninh Quốc gia Michael Waltz cùng Đại sứ kiêm Đặc phái viên Steve Witkoff dẫn dắt các cuộc đàm phán hòa bình, đồng thời tin tưởng mạnh mẽ rằng sẽ thành công.
Truyền thông Mỹ tiết lộ về cuộc gặp giữa đặc phái viên của ông Trump và ông Putin Đặc phái viên Mỹ về Trung Đông, ông Steven Witkoff đã đến Moskva (Moscow) gặp Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, nhưng Điện Kremlin từ chối bình luận về việc này. Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt tay ông Steve Witkoff, đặc phái viên Mỹ về Trung Đông, khi họ chào đón ông Marc Fogel trở về Mỹ sau khi được trả...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Sử dụng hệ miễn dịch của cơ thể bệnh nhân để tấn công tế bào ung thư

Hàn Quốc trục xuất cưỡng chế công dân nước ngoài nhập cảnh bất hợp pháp

Thông điệp 'không lời' của tân Thủ tướng Canada gửi Tổng thống Trump

Australia cảnh báo biện pháp thuế quan của Mỹ có thể làm tăng lạm phát toàn cầu

Starbucks bị yêu cầu bồi thường 50 triệu USD vì sự cố trà nóng đổ vào khách hàng

'Kế hoạch đặc biệt' kích thích tiêu dùng của Trung Quốc

Tuyết rơi dày bất thường gây gián đoạn giao thông ở Hàn Quốc

Chính sách kiểm soát biên giới của Ba Lan trước cáo buộc vi phạm nhân quyền

Hội nghị quốc tế tại New York kêu gọi Mỹ thay đổi chính sách với Cuba

Liệu Tổng thống Trump có thể 'vô hiệu hóa' lệnh ân xá của người tiền nhiệm Biden

Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ công cuộc đổi mới ở Lào

Mexico bắt giữ thủ lĩnh băng nhóm tội phạm quốc tế MS-13
Có thể bạn quan tâm

Phim của IU gây tranh cãi, người khen xúc động, kẻ chê phim chỉ toàn nước mắt
Hậu trường phim
17:04:41 18/03/2025
Sao Việt 18/3: H'Hen Niê chụp ảnh ngẫu hứng tại nhà sàn
Sao việt
17:02:11 18/03/2025
Khí chất đại mỹ nhân của nữ thần tượng 2k2 từng bị ví là "bản sao Jennie kém hoàn hảo"
Nhạc quốc tế
16:59:01 18/03/2025
Ngay trong đêm, Chagee âm thầm tháo biển hiệu khỏi mặt bằng hot bậc nhất TP.HCM!
Netizen
16:54:40 18/03/2025
Cứu sống người đàn ông bị đạn bắn vào đầu bằng công nghệ định vị tiên tiến
Sức khỏe
16:51:30 18/03/2025
Công khai 3 tin nhắn nghi Kim Sae Ron gửi Kim Soo Hyun, lộ 1 điểm bất thường
Sao châu á
16:42:53 18/03/2025
Hôm nay nấu gì: Cơm nước gì chưa người đẹp? Mách bạn thực đơn tối hấp dẫn này!
Ẩm thực
16:37:27 18/03/2025
Hình ảnh "Messi giẫm lên áo Barcelona" và sự thật đằng sau
Sao thể thao
16:10:26 18/03/2025
'Cha tôi người ở lại' tập 14: Gia đình phá sản, Việt phải xuống nước với bố ruột
Phim việt
15:55:09 18/03/2025
Trắc nghiệm vui: Nửa cuối tháng 3/2025, bạn sẽ có những quyết định quan trọng nào giúp thay đổi vận mệnh?
Trắc nghiệm
15:27:13 18/03/2025