Tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim khi trời rét
Hiện nay, thời tiết miền Bắc đang chuyển lạnh, nhiệt độ xuống thấp dưới 20 độ C. Theo các chuyên gia tim mạch, trời rét khiến huyết áp và nhịp tim tăng lên, làm tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim, đặc biệt là đối với người già và người mắc các bệnh nền mạn tính như: Tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao…
Bác sĩ chuyên khoa II Đỗ Hữu Nghị, Trưởng khoa Nội tim mạch (Bệnh viện Đa khoa Hà Đông) cho biết, khi trời rét, nhiệt độ xuống thấp đột ngột, nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim gia tăng. Đột quỵ, nhồi máu cơ tim là một trong những bệnh lý tim mạch xảy ra khi các mảng xơ vữa bám ở thành mạch máu bị bong tróc, khiến lớp nội mạc mạch máu lộ ra và bị tổn thương. Lúc này, các thành phần đông máu tiểu cầu sẽ bị hoạt hóa gây kết tụ và hình thành cục máu đông khiến lòng mạch máu bị bít tắc.
Khi thời tiết trở lạnh, huyết áp và nhịp tim tăng theo, đặt hệ tim mạch vào trạng thái quá tải. Người bệnh bị nhồi máu cơ tim không được cấp cứu kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng, nguy cơ tử vong cao.
Để phòng tránh nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim khi trời rét, bác sĩ Đỗ Hữu Nghị lưu ý, người cao tuổi và những người có bệnh nền mạn tính cần giữ ấm cho cơ thể, không để lạnh đột ngột. Để tránh lạnh đột ngột, người cao tuổi không nên tắm nước lạnh, cần tắm nhanh bằng nước ấm trong phòng kín gió; trước khi tắm cần chuẩn bị sẵn khăn tắm, quần áo sạch để khi tắm xong lau người và mặc quần áo ngay. Cần mặc đủ ấm, đặc biệt là giữ ấm vùng cổ và ngực; ngủ ấm, tránh gió lùa. Bàn chân là nơi dễ mất nhiệt khi trời rét nên kể cả khi đi ngủ cũng đeo tất để giữ ấm, duy trì nhiệt độ ổn định và hỗ trợ huyết áp vào ban đêm. Hạn chế hoặc không ra ngoài khi trời rét vào lúc đêm khuya, sáng sớm. Nên lưu ý, ăn và uống đồ ấm, nóng trong những ngày trời rét.
Video đang HOT
Có 9 dấu hiệu này cần nghĩ ngay đến bệnh tim
Bệnh tim mạch thường được ví von như 'kẻ giết người thầm lặng', có thể cướp đi tính mạng của người bệnh nếu không được can thiệp và điều trị kịp thời.
Bệnh tim mạch thường đòi hỏi sự điều trị và theo dõi cẩn thẩn, lâu dài. Ảnh: Shutterstock.
Bệnh tim mạch xảy ra do các rối loạn liên quan đến sức khỏe của tim và mạch máu, gây suy yếu khả năng làm việc của tim.
Các bệnh tim mạch phổ biến bao gồm bệnh mạch vành (nhồi máu cơ tim), tai biến mạch máu não (đột quỵ), bệnh động mạch ngoại biên, bệnh thấp tim, bệnh tim bẩm sinh, rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp tăng (cao huyết áp) và suy tim.
Theo ThS.BS Nguyễn Gia Bình, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Trường Đại học Y dược Huế, tim mạch có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp. Căn bệnh này thường không thể chữa khỏi hoàn toàn, đòi hỏi sự điều trị và theo dõi cẩn thận (thậm chí là suốt đời), tốn kém nhiều chi phí.
Việc phát hiện các dấu hiệu sớm của bệnh có thể giúp điều trị kịp thời, hạn chế làm tình trạng sức khỏe người bệnh diễn biến nặng hơn. Người dân có thể nhận biết bệnh tim mạch thông qua 9 dấu hiệu cảnh báo sớm sau:
- Khó thở: Người mắc bệnh tim thường xuất hiện triệu chứng khó thở kể cả khi không gắng sức, khi đi ngủ và thường tăng lên về đêm.
- Cảm giác bị đè nặng trong ngực, đau tức ngực: Đây là triệu chứng thường gặp của bệnh tim, tuy nhiên cũng xuất hiện ở các bệnh lý khác như hô hấp, thần kinh.
- Phù: Triệu chứng này là do suy tim. Tình trạng phù hay xuất hiện vào buổi chiều, khi người bệnh đứng lâu và sẽ giảm bớt sau khi nghỉ ngơi. Khi suy tim nặng hơn, phù sẽ nhiều hơn, rõ ràng hơn, đôi khi phù toàn thân và xuất hiện suốt cả ngày, không giảm nếu không được điều trị.
- Thường xuyên mệt mỏi, kiệt sức: Người bệnh tim thường mệt mỏi mọi lúc và gặp khó khăn với hầu hết hoạt động hàng ngày. Nguyên nhân là tim không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của các cơ quan trong cơ thể.
- Ho dai dẳng, khò khè: Tim bơm máu không đủ để cung cấp cho cơ thể khiến máu bị ứ lại. Dịch ứ ở phổi lâu ngày gây tình trạng ho mạn tính, thở khò khè.
- Chán ăn, buồn nôn: Với những bệnh nhân suy tim, hệ thống tiêu hóa nhận được ít máu hơn hoặc máu tích tụ ở gan, khiến người bệnh chán ăn, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa và buồn nôn
- Chóng mặt, ngất xỉu: Khi người bệnh bị rối loạn nhịp tim, rối loạn dẫn truyền, máu đến não bị gián đoạn dẫn đến ngất xỉu. Bên cạnh đó, việc tăng hoặc giảm huyết áp bất thường khi gắng sức có thể gây nên triệu chứng ngất, chóng mặt, sa sút trí tuệ.
- Tiểu đêm: Người bệnh suy tim sẽ đi tiểu thường xuyên vào ban đêm do sự chuyển dịch lượng nước tích tụ trong cơ thể gây phù ở nhiều bộ phận dẫn đến thận thông qua các mạch máu.
- Nhịp tim nhanh, mạch không đều: Đây là một trong triệu chứng thường gặp do tim đập nhanh hơn để bù trừ khả năng suy yếu cung lượng tim.
Tóm lại, tim mạch là một trong những bệnh nguy hiểm, diễn biến phức tạp và cũng là nguyên hàng đầu dẫn đến nguy cơ tử vong. Khi thấy có biểu hiện nghi ngờ, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị bệnh.
Liên tiếp các trường hợp đột quỵ khi chơi thể thao: Bác sĩ đưa ra cảnh báo Thời gian vừa qua, nhiều trường hợp đột quỵ khi đang luyện tập thể thao được ghi nhận. Theo cảnh báo của các chuyên gia y tế, bất kỳ môn thể thao nào cũng tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ với người luyện tập, đặc biệt với những người có yếu tố nguy cơ về tim mạch hoặc huyết áp. Đột quỵ trong...