Tăng cường xử lý hàng hóa không rõ nguồn gốc dịp Tết
Tết Nguyên đán là thời điểm các đối tượng nhập khẩu, buôn bán trái phép các loại hàng hóa, thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ gia tăng hoạt động.
Những ngày cận Tết Nguyên đán, các doanh nghiệp chế biến thực phẩm đều đưa ra thị trường lượng hàng hóa lớn, phong phú về chủng loại, đa dạng về hình thức, mẫu mã… Tuy nhiên, có những chủ hàng sẵn sàng vì lợi nhuận mà sản xuất và nhập khẩu những loại hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, đặc biệt là tại địa phương biên giới như tỉnh Cao Bằng.
Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Cao Bằng kiểm tra, tiêu hủy các sản phẩm quá hạn sử dụng.
Để hạn chế nguy cơ hàng hóa giả mạo, kém chất lượng trà trộn trên thị trường, lực lượng chức năng tỉnh Cao Bằng đã tiến hành kiểm tra gần 3.000 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, qua đó phát hiện hơn 700 cơ sở vi phạm; lập biên bản, phạt hành chính với tổng số tiền trên 120 triệu đồng.
Video đang HOT
Ông Nông Tuấn Phong, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Cao Bằng cho biết: “Chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai kiểm tra các mặt hàng theo chỉ đạo của Bộ Y tế, thực hiện việc lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 để đảm bảo an toàn phòng chống dịch. Lực lượng chuyên ngành yêu cầu các nhà hàng thực hiện lưu mẫu thức ăn với những nhà hàng chế biến đồ ăn sẵn, theo dõi tình hình trên địa bàn, khi có vấn đề phát sinh phải kịp thời xử lý”.
Đoàn kiểm tra tiến hành lấy mẫu các sản phẩm để xét nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm.
Bên cạnh việc lực lượng chức năng tăng cường giám sát, kiểm tra nguồn gốc thực phẩm, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, người dân cũng cần nâng cao hiểu biết, lựa chọn và sử dụng những thực phẩm có đầy đủ nhãn mác, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đảm bảo sức khỏe, đón Tết an toàn, lành mạnh.
“Gia đình tôi có hai cháu nhỏ nên tôi rất quan tâm đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Tôi hay mua rau, quả, bánh kẹo, những đồ phục vụ cho việc nấu nướng ở những siêu thị lớn để đảm bảo an toàn. Tôi mong lực lượng chức năng sẽ kiểm soát tốt nguồn hàng nhập khẩu để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng” – chị Hoàng Lệ Biếc, người dân tại thành phố Cao Bằng chia sẻ./.
Phá kho hàng 11 tấn quần áo 'sida' tại Thanh Hóa
Hơn 11 tấn quần áo 'sida' vừa bị thu giữ tại Thanh Hóa. Trước đó, hàng chục tấn quần áo đã qua sử dụng không rõ nguồn gốc xuất xứ cũng bị phát hiện tại Hải Dương và Quảng Ninh.
Ngày 7/1, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 9 - Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa phối hợp cùng Đội 3 - Phòng PC03 - Công an tỉnh Thanh Hóa - tiến hành khám một kho hàng ở thôn 2, xã Quảng Phú, TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Trong quá trình làm việc, lực lượng chức năng phát hiện tại kho hàng có 215 bao quần áo các loại đã qua sử dụng có tổng trọng lượng hơn 11 tấn.
Kho hàng này do bà Nguyễn Thị Hương làm chủ. Tại thời điểm kiểm tra, bà Hương chưa xuất trình được hóa đơn, chứng từ liên quan đến toàn bộ số hàng hóa trên.
Cơ quan chức năng kiểm tra số quần áo 'sida" tại Thanh Hóa (Ảnh: Cục QLTT Thanh Hóa)
Đội Quản lý thị trường số 9 đã tiến hành tạm giữ toàn bộ số hàng hóa trên để xác minh, làm rõ theo quy định.
Trước đó, nhiều vụ quần áo đã qua sử dụng (hay còn gọi là quần áo sida) không rõ nguồn gốc xuất xứ cũng bị phát hiện và thu giữ.
Ngày 24/12/2020, Đội QLTT số 4, Cục QLTT Hải Dương phối hợp với Công an huyện Cẩm Giàng tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh quần áo tại xã Cao An, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, do bà N.T.H làm chủ. Đoàn kiểm tra phát hiện cửa hàng này đang bày bán 96 kiện quần áo các loại đã qua sử dụng không rõ nguồn gốc xuất xứ. Chủ cơ sở không xuất trình được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ số hàng hóa nêu trên.
Cơ quan chức năng tiến hành thu giữ trên 5 tấn hàng "sida" và nhiều loại quần áo nhập lậu ở Hải Dương. (Ảnh: Cục QLTT Hải Dương)
Cách đó ít hôm, vào ngày 17/12/2020, Đội QLTT số 4, Cục QLTT Hải Dương, phối hợp với lực lượng cảnh sát giao thông dừng, khám phương tiện vận tải mang biển kiểm soát 34M-2886 do T.X.T (ở xã Thanh Lang, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương) là lái xe đồng thời là chủ hàng. Đoàn kiểm tra phát hiện đối tượng T.X.T đã vận chuyển, kinh doanh nhiều loại quần áo là hàng hóa nhập lậu trị giá trên 40 triệu đồng.
Vào ngày 1/12/2020, Đội QLTT số 1 (Đội Cơ động chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả) thuộc Cục QLTT Quảng Ninh tiến hành khám kho hàng tại thôn Đông Thành, xã Bình Dương, thị xã Đông Triều. Lực lượng QLTT phát hiện tại kho hàng này chứa 509 kiện (tổng cân nặng 28,3 tấn) quần áo đã qua sử dụng có dấu hiệu nhập lậu. Chủ kho hàng này là bà Bùi Thị Hoa Mai (sinh năm 1994, địa chỉ thường trú tại thôn 7, xã Nguyễn Huệ, thị xã Đông Triều). Bà Hoa không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của hàng hóa.
Vận chuyển cần sa gặp CSGT, nhảy sông bỏ trốn Người đàn ông ngụy trang cần sa vào các giỏ xách chứa rau, củ để vận chuyển. Khi gặp lực lượng CSGT thì quăng xe, nhảy xuống sông tẩu thoát. Khoảng 5h20', ngày 31/12, trong lúc tuần tra trên tuyến Quốc lộ 91, khi đến đoạn thuộc ấp Mỹ Thiện (xã Mỹ Đức, huyện Châu Phú), Tổ công tác Trạm Cảnh sát giao...