Tăng cường thanh tra tuyển sinh và đào tạo
Sáng ngày 22.1, Bộ GD-ĐT đã tổ chức Hội nghị Giáo dục đại học (GDĐH) năm 2013. Tại đây, Bộ đã chỉ ra nhiều yếu kém của GDĐH năm 2012 và cho biết những biện pháp chấn chỉnh sẽ được thực hiện trong năm nay.
Dễ dãi trong đào tạo liên thông và thạc sĩ
Bộ GD-ĐT cho biết, trong thời gian qua, do những quy định về chương trình đào tạo, tuyển sinh và quản lý đào tạo liên thông chưa chặt chẽ, mập mờ, dễ dãi trong xác định chỉ tiêu nên trong một thời gian ngắn số trường ĐH đào tạo liên thông tăng nhanh, chất lượng đào tạo giảm sút.
Đại biểu phát biểu đóng góp ý kiến tại hội nghị – Ảnh: Ngọc Thắng
Khảo sát công tác tuyển sinh đào tạo liên thông năm 2011 của 42 trường ĐH cho thấy, có đến 34/42 trường tuyển sinh liên thông hệ chính quy (81%), chỉ có 8/42 trường đào tạo theo hình thức vừa học vừa làm. Đáng lưu ý là có 21/42 trường tuyển sinh người có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng (CĐ) loại trung bình, không cần thâm niên công tác cũng được dự thi liên thông lên ĐH.
Kết quả khảo sát cho thấy số trường vi phạm quy chế đào tạo liên thông chính quy là rất lớn. Nhiều trường đào tạo liên thông từ trung cấp lên ĐH, từ trung cấp nghề lên ĐH và CĐ, từ CĐ nghề lên ĐH chưa có phép của Bộ GD-ĐT; tổ chức đào tạo liên thông chính quy ngoài cơ sở đào tạo không đúng với quy định hiện hành; xác định chỉ tiêu tuyển sinh và thực hiện tuyển sinh vượt quá năng lực của trường. Những điều này đã gây bức xúc trong dư luận xã hội và người học.
Bộ cũng thừa nhận do thời gian qua quy mô đào tạo tăng nhanh nên các điều kiện đảm bảo chất lượng không theo kịp dẫn đến chất lượng đào tạo thấp; việc đổi mới nội dung chương trình đào tạo ở các trường ĐH còn chậm, chưa theo kịp nhu cầu thực tiễn, phương pháp giảng dạy ở các trường còn nặng truyền đạt một chiều, thụ động.
Đặc biệt, Bộ đã chỉ ra những yếu kém trong công tác quản lý hệ đào tạo không chính quy nên dẫn đến việc đào tạo chất lượng thấp. Điều này là nguyên nhân khiến cho các địa phương và người sử dụng lao động từ chối tuyển dụng. Một trong những yếu kém đó là sự mất cân đối về ngành nghề và trình độ đào tạo: các trường chủ yếu tuyển sinh các ngành dễ dạy, dễ học, ít phải đầu tư cơ sở vật chất, không phải thí nghiệm thực hành; đào tạo ĐH là chủ yếu (chiểm trên 80% so với tổng quy mô đào tạo không chính quy).
Bên cạnh đó là việc mất cân đối về hình thức đào tạo. Giáo dục thường xuyên gồm 3 hình thức vừa học vừa làm, đào tạo từ xa và tự học có hướng dẫn nhưng quy mô đào tạo chủ yếu tập trung vào hình thức vừa học vừa làm, chiếm trên 65% tổng quy mô đào tạo không chính quy. Nhiều lớp học mở tại địa phương tổ chức không chặt chẽ, nhiều lớp cắt xén giờ giảng, coi thi kiểm tra không nghiêm túc…
Một vấn đề được Bộ cảnh báo là trong thời gian qua, các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ còn hạn chế. Kết quả rà soát đào tạo thạc sĩ năm 2012 cho thấy có 161/1.002 ngành, chuyên ngành, thuộc 50 cơ sở đào tạo không đảm bảo điều kiện. Có nhiều cơ sở đào tạo xác định năng lực đào tạo thạc sĩ vượt quá năng lực về đội ngũ, đặc biệt là đào tạo thạc sĩ về ngành quản trị kinh doanh. Có nhiều cơ sở đào tạo đã liên kết đào tạo thạc sĩ tại địa phương, trái với quy định và không đảm bảo các điều kiện đảm bảo chất lượng.
Siết chặt kỷ cương
Video đang HOT
Một trong các giải pháp mà Bộ GD-ĐT sẽ thực hiện trong năm nay là việc tăng cường điều kiện đảm bảo chất lượng. Bộ sẽ giảm chỉ tiêu tuyển sinh vừa học vừa làm, liên thông chính quy. Cụ thể, chỉ tiêu vừa học vừa làm còn 50% tổng chỉ tiêu đào tạo; chỉ tiêu liên thông chính quy không vượt quá 20% tổng chỉ tiêu đào tạo chính quy của nhà trường.
Đối với đào tạo sau ĐH, Bộ cũng tiến hành sửa đổi, bổ sung quy chế đào tạo sau ĐH; xây dựng chương trình đào tạo thạc sĩ theo hai hướng nghiên cứu và ứng dụng; rà soát chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ; nâng cao chất lượng luận văn, luận án thông qua quy trình đăng ký công khai, minh bạch. Bộ sẽ tiếp tục rà soát, kiểm tra các cơ sở đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, dừng tuyển sinh đào tạo đối với các ngành, chuyên ngành không đáp ứng được các điều kiện đảm bảo chất lượng; tiếp tục triển khai thẩm định luận án tiến sĩ, xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định. Giảm mạnh chỉ tiêu sau đại học các ngành đã vượt nhu cầu xã hội như quản lý giáo dục…
Bộ cũng cho biết, trong năm học này sẽ hoàn thiện cơ chế tuyển sinh đào tạo theo nhu cầu xã hội. Nghiêm cấm việc lợi dụng chủ trương đào tạo theo nhu cầu xã hội để trục lợi, đào tạo không đúng mục đích sử dụng…
Đặc biệt, giải pháp mà Bộ quan tâm thực hiện trong năm 2013 là việc thanh kiểm tra, lập lại kỷ cương trong GDĐH. Bộ cho biết, năm học này sẽ tiếp tục đổi mới quản lý GDĐH theo hướng tăng quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình xã hội của cơ sở GDĐH. Bộ sẽ phối hợp với các bộ ngành liên quan và địa phương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về GD-ĐT; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ sở GDĐH; công bố công khai kết quả thanh tra, kiểm tra.
Năm nay, Bộ sẽ tăng cường thanh tra trên diện rộng hoạt động tuyển sinh và đào tạo theo hình thức liên thông, liên kết đào tạo với các trường ĐH, CĐ và công tác quản lý liên kết đào tạo tại các cơ sở đào tạo; tăng cường công tác thanh tra và kiểm tra sau ĐH; xử lý việc đào tạo sau ĐH ở địa phương, đào tạo không đúng địa điểm và liên kết đào tạo chưa được sự đồng ý của Bộ GD-ĐT; tăng cường thanh tra tuyển sinh bao gồm các khâu coi thi, chấm thi, xét tuyển; kiểm tra việc thực hiện các quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh…
Vũ Thơ
Theo thanh niên
5 thay đổi lớn trong mùa tuyển sinh ĐH - CĐ 2013
Ưu tiên thêm vùng khó khăn, giảm chỉ tiêu nhiều ngành, không tổ chức thi môn Văn ở ngành nghệ thuật... là những điểm mới của mùa thi năm nay.
Hôm nay 22/1, Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức hội nghị về công tác thi, tuyển sinh năm 2013 và dự kiến sẽ thông qua hàng loạt điểm mới trong tuyển sinh ĐH, CĐ.
Hội nghị này sẽ được thảo luận trực tuyến tại tại 6 điểm cầu trên cả nước là điểm cầu Hà Nội, Thái Nguyên, Vinh, Đà Nẵng, TP.HCM và Cần thơ. Dự kiến, mọi thay đổi sẽ được quyết định trong hội nghị tuyển sinh diễn ra chiều nay 22/1.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết việc tuyển sinh ĐH, CĐ từ nay đến năm 2015 cơ bản không có nhiều thay đổi và vẫn theo phương thức "3 chung" như các năm trước.
Dừng mở ngành Tài chính Ngân hàng
Năm 2013, Bộ GD-ĐT tạm dừng cấp phép mở mới đối với các ngành Tài chính - ngân hàng bởi số lượng trường đào tạo các ngành này rất lớn,vượt quá nhiều lần so với nhu cầu thực của nền kinh tế.
Cả nước hiện có gần 1000 cơ sở đào tạo ngành kế toán tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh. Số sinh viên đang theo học những ngành này chiếm khoảng 1/3 tổng số sinh viên cả nước. Theo công bố của Viện Nhân lực Tài chính ngân hàng, trong vòng 4 năm tới, số sinh viên tài chính ngân hàng không xin được việc làm sẽ là khoảng 13.000 người.
Khối H, N, S sẽ không tổ chức thi môn Văn
Ngày 9/1, Bộ GD-ĐT vừa công bố Đề án thi tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy vào các trường khối văn hóa - nghệ thuật. Theo đó, trường có tuyển sinh các ngành khối Văn hóa (khối C), chỉ xét tuyển dựa vào kết quả thi theo đề thi chung của Bộ GD-ĐT.
Đối với những trường có tuyển sinh các ngành khối Nghệ thuật (khối H, N, S): môn Ngữ văn sẽ xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT và điểm tổng kết 3 năm học THPT.
Môn năng khiếu do hiệu trưởng các trường quyết định. Để tổ chức thi các môn năng khiếu này, hiệu trưởng các trường lập Đề án trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt, báo cáo Bộ GD-ĐT trước ngày 31/1/2013.
Giảm chỉ tiêu ngành sư phạm, tăng kỹ thuật - công nghệ
Bộ GD-ĐT cho biết, năm 2013 sẽ điều chỉnh cơ cấu chỉ tiêu giữa các ngành theo hướng giảm chi tiêu đào tạo nhóm ngành kinh tế - tài chính, quản trị kinh doanh, tăng chỉ tiêu nhóm ngành kỹ thuật công nghệ, nông lâm, y dược, nghệ thuật.
Chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo của toàn ngành và của các trường trực thuộc Bộ năm 2013 dự kiến như sau: ĐH hệ chính quy là 133.000 (năm 2012 là 132.819 chỉ tiêu), trong đó chỉ tiêu sư phạm giảm (16.000 năm 2013 so với 20.000 chỉ tiêu năm 2012).
Theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT, việc giảm dần chỉ tiêu sư phạm do tình trạng thừa giáo viên. Bộ sẽ tiếp tục điều chỉnh giảm trong những năm tới trên cơ sở đánh giá lại thực trạng đội ngũ giáo viên hiện nay so với nhu cầu.
Chỉ tiêu liên thông ĐH,CĐ chính quy được xác định tối đa bằng 20% chỉ tiêu ĐH, CĐ chính quy tương ứng.
Các trường đại học tiếp tục giảm chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo bậc trung cấp chuyên nghiệp theo lộ trình giảm 20%/năm. Trường trực thuộc dự kiến giảm chỉ tiêu trung cấp chuyên nghiệp nhanh hơn và chấm dứt đào tạo trung cấp trước năm 2017.
Siết chặt đào tạo liên thông
Vừa qua, quy định mới về đào tạo liên thông đã thu hút được nhiều ý kiến đóng góp của dư luận. Theo đó, với người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, CĐ nghề, CĐ sau thời hạn 36 tháng kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp đến ngày nộp hồ sơ thi lên trình độ CĐ hoặc ĐH phải dự thi 3 môn gồm: môn cơ bản, cơ sở ngành và chuyên ngành (hoặc thực hành nghề).
Đối với người có bằng tốt nghiệp chưa đủ 36 tháng kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp đến ngày nộp hồ sơ thi lên trình độ CĐ hoặc ĐH phải dự thi tuyển các môn văn hóa, năng khiếu theo khối thi của ngành thí sinh đăng ký học liên thông trong kỳ thi tuyển sinh CĐ, ĐH chính quy do Bộ tổ chức hằng năm.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 7/2/2013.
Ưu tiên vùng khó khăn
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết, năm nay ngoài mở rộng ưu tiên xét tuyển cho những huyện nghèo, cho 20 huyện biên giới, hải đảo thuộc ồng bằng Sông Cửu Long không có trong danh sách 62 huyện nghèo mà Chính phủ quy định để tạo điều kiện cho thí sinh những vùng này có thể vào học H
Ngoài ra, Bộ GD-T mở rộng diện ưu tiên cho 3 vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và xem xét để đưa vào Quy chế tuyển sinh năm 2013.
AN HOÀNG
Theo Infonet
ĐH Mỹ thuật TP.HCM thi tuyển năng khiếu sau kỳ thi đại học đợt 2 Ông Nguyễn Trung Tính, Phó hiệu trưởng Trường đại học Mỹ thuật TP.HCM, cho biết năm nay trường được Bộ GD-ĐT cho phép tuyển sinh riêng, nên thí sinh dự thi vào trường sẽ thi 2 môn năng khiếu theo ngành, riêng môn ngữ văn không thi mà xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT và điểm tổng kết 3...