Tăng cường đề kháng cho con: 10 mẹ thì 9 mẹ sai lầm!
Hầu như mẹ nào cũng biết tầm quan trọng của việc tăng cường sức đề kháng cho con bằng vitamin C. Tuy nhiên, theo PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên trưởng Khoa Nhi BV Bạch Mai, không phải cứ bổ sung vitamin C là tốt và loại vitamin C nào cũng giống nhau.
Thậm chí, còn nhiều những thói quen phổ biến khác nhưng thực ra lại là những sai lầm, vô tình có thể gây hại đến sức khỏe của con.
PGS. TS. Nguyễn Tiến Dũng
Dưới đây là những sai lầm PGS Nguyễn Tiến Dũng khuyến cáo các mẹ nên tránh khi tăng cường sức đề kháng cho con .
Sai lầm 1: Bổ sung vitamin C hàng ngày t rẻ sẽ bị “lờn thuốc”?
Nhiều bậc phụ huynh đã phần nào nhận thức được vai trò của vitamin C với sức đề kháng của trẻ. Tuy nhiên, cũng có không ít mẹ cho rằng, nếu cứ cho con uống bổ sung vitamin C hàng ngày sẽ khiến con bị “lờn thuốc”. Thậm chí lâu ngày cơ thể con sẽ không tự sản sinh kháng thể, suy yếu hệ miễn dịch và bị phụ thuộc vào vitamin C.
Thực tế, vitamin C chỉ hỗ trợ, kích thích hệ miễn dịch làm việc tốt hơn chứ không làm thay chức năng của hệ miễn dịch. Và khác hoàn toàn kháng sinh hay kháng virus, vitamin C là vi chất sẽ bị hao hụt mỗi ngày theo hoạt động của cơ thể (nước tiểu hoặc mồ hôi). Trong khi đó cơ thể lại không có khả năng tổng hợp được dưỡng chất này. Vì thế, mẹ nên bổ sung vitamin C cho con hợp lý mỗi ngày.
Sai lầm 2: Chỉ khi con ốm mới bổ sung vitamin C
Một số phụ huynh chỉ chú trọng tăng cường sức đề kháng cho trẻ khi trẻ mắc bệnh và việc bổ sung vitamin C cũng sẽ kết thúc ngay sau khi trẻ hết các triệu chứng ốm.
Thực tế, khi trẻ mắc bệnh, vai trò của vitamin C sẽ giúp trẻ vượt bệnh nhanh hơn, nhưng nếu được bổ sung vitamin C hàng ngày thì vitamin C còn làm nhiệm vụ ngăn ngừa khả năng nhiễm bệnh cho trẻ. Vì vậy, mẹ nên bổ sung vitamin C hàng ngày cho trẻ để củng cố hàng rào miễn dịch vững chắc.
Sai lầm 3: Nhồi nhét con uống quá nhiều vào một ngày
Video đang HOT
Mẹ thường nghĩ các loại quả có vị chua như: Quýt, chanh, bưởi… chứa nhiều vitamin C nên ép con nạp thật nhiều loại quả này vào một ngày. Song thực tế, các quả này ngoài vitamin C (axit ascorbic) còn chứa nhiều axit chanh (axit citric).
Nếu ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến dạ dày, có thể gây nên bệnh viêm loét dạ dày, đau dạ dày… Nhất là khi trẻ ốm, việc ăn uống gặp khó khăn hơn bình thường, tính axit trong các loại hoa quả chua này còn dễ khiến trẻ nôn trớ, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình chăm sóc cũng như hồi phục của trẻ.
Sai lầm 4: Bổ sung vô tội vạ hoặc quá hời hợt
Bổ sung quá nhiều loại dưỡng chất ở hàm lượng cao cùng lúc là sai lầm của nhiều mẹ Việt có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ vì có những dưỡng chất sẽ tích tụ theo thời gian và trở nên dư thừa. Chẳng hạn như thừa vitamin K gây tan máu và vàng da. Thừa canxi dẫn đến gây mệt mỏi, chán ăn, sỏi thận…
Do đó, mọi vi chất bổ sung cho trẻ, mẹ đều cần tính toán hàm lượng, mức độ cần thiết và đặc điểm vi chất một cách cẩn thận.
Ngược lại với tâm lý thái quá, nhiều mẹ Việt do yếu tố khách quan hoặc chủ quan lại chưa chú trọng đến việc bổ sung vitamin C cho trẻ. Nguyên nhân chủ yếu của việc này là đặc điểm: Mẹ không có nhiều thời gian ở cạnh con, con đi lớp hoặc kén ăn, khó uống ở trẻ…
Cần tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng các loại trái cây, rau xanh có nhiều vitamin C.
Hệ miễn dịch của trẻ từ sơ sinh cho đến 5 tuổi còn rất non nớt, nhất là vào giai đoạn chuyển mùa dễ khiến trẻ gặp phải các vấn đề về sức khỏe như: Ho cảm, sốt virus, sốt xuất huyết… ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Do vậy, vitamin C là dưỡng chất mẹ cần đặc biệt chú trọng để bổ sung đúng và đủ cho con hàng ngày.
Bác sĩ khuyến cáo
Để trẻ nhanh chóng khỏi ốm và luôn khoẻ mạnh, tránh bệnh tật bác sĩ Dũng khuyến cáo các phụ huynh: “Trẻ em cần được tắm gội hằng ngày tránh để ngứa ngáy, khó chịu do bụi bặm, mồ hôi ứ đọng. Thường xuyên thay quần áo mỗi khi bị ra nhiều mồ hôi để tránh bị cảm lạnh; Mùa hè, thời tiết nắng nóng, mồ hôi tiết ra nhiều khiến cơ thể mất đi lượng lớn nước, vì thế, cần uống đủ nước. Nên sắp xếp nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ, thoáng mát; không treo mắc quần áo để muỗi không còn chỗ đậu.
Đặc biệt, cần tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách cho trẻ ăn các loại trái cây, rau xanh chứa nhiều vitamin C như: Cam, xoài, Cherry…”.
Bác sĩ Dũng cũng cho biết thêm: “Để bổ sung Vitamin C có rất nhiều cách, tuy nhiên các cha mẹ nên cân nhắc việc dùng Vitamin C tổng hợp bởi nó có tính axit không tốt cho hệ tiêu hóa, hấp thu chậm, đào thải nhanh, dễ bị oxy hóa.
Trái lại, Vitamin C tự nhiên có trong rau quả tươi có độ pH trung tính nên rất an toàn với hệ tiêu hóa của trẻ. Chưa kể, nó còn giúp bảo vệ Vitamin C khỏi bị oxy hóa, giúp Vitamin C hấp thu tốt hơn và dự trữ lâu hơn.
Do đó, Vitamin C tự nhiên chính là sự lựa chọn hoàn hảo trong việc bổ sung C cho trẻ. Ngoài Vitamin C tự nhiên, các phụ huynh cũng nên bổ sung thêm Rutin cho trẻ. Bởi đây là hoạt chất thuộc nhóm flavonoid, có tác dụng vượt trội trong việc tăng sức bền thành mạch, chống xuất huyết, ra máu cam”.
Thu Trang
Theo ĐSPL
Sơn La: Chồng tử vong vợ và con dâu cấp cứu do ngộ độc nấm
Một gia đình gồm 3 người đã bị ngộ độc nấm. Người đàn ông tử vong, vợ và con dâu may mắn sống sót, vào viện cấp cứu.
Bệnh nhân ngộ độc nấm đang được điều trị tại BV Bạch Mai
Sáng 27/6, Bệnh viện Bạch Mai thông tin Trung tâm chống độc tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị ngộ độc nấm được chuyển tới từ Sơn La.
3 người bị ngộ độc cùng một gia đình bao gồm hai vợ chồng và con dâu. Người đã mất là chồng, còn lại vợ và con dâu đang điều trị tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội.
Theo thông tin ban đầu, loại nấm gây ngộ độc là nấm độc tán trắng.
Nấm độc tán trắng
Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, nấm độc tán trắng có tên khoa học là Amanita verna. Thường mọc thành từng cụm hoặc đơn chiếc trên mặt đất trong rừng và một số nơi khác. Mũ nấm màu trắng và bề mặt mũ nhẵn bóng.
Tại Việt Nam, nấm tán trắng thường mọc ở các tỉnh phía Bắc như Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Yên Bái, Bắc Cạn, Phú Thọ. Chúng thường mọc ở các khu vực ven rừng vầu, tre, trúc, cọ và một số khu rừng với nhiều loài cây mọc thưa. Những khu vực có nấm độc tán trắng mọc năm nay thì năm sau thường mọc lại vì khu vực này có các bào tử nấm phát tán ra. Độc tố chính có trong nấm tán trắng là các amanitin (amatoxin) có độc tính cao.
So với các loại ngộ độc khác thì ngộ độc nấm xảy ra ít hơn về số ca, nhưng tỷ lệ tử vong lại rất cao. Triệu chứng của ngộ độc nấm ban đầu rất mơ hồ như đau bụng, đi ngoài sau đó tự cầm, nhiều người nghĩ đỡ không đến bệnh viện nhưng các triệu chứng xuất hiện trở lại thì đã hôn mê gan, tổn thương gan.
Khi có biểu hiện ngộ độc nấm nếu chưa nôn thì cần móc họng hoặc uống nhiều nước rồi móc họng gây nôn. Phương pháp này chỉ áp dụng cho bệnh nhân còn tỉnh táo, sau đó khẩn trương đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất. Chú ý, đưa cả những người cùng ăn nấm dù chưa có biểu hiện đến cơ sở y tế; mang mẫu nấm còn lại hoặc thức ăn chế biến đến cơ sở y tế để sơ bộ xác định loại nấm.
Dấu hiệu nhận diện nấm độc nấm
1. Nấm có đủ mũ, phiến nấm, cuống, vòng cuống và bao gốc thường là nấm độc.
2. Bên trong thân cây nấm màu hồng nhạt, mũ nấm màu đỏ có vẩy trắng, sợi nấm phát sáng trong đêm là nấm độc
3. Bộ phận độc nằm trong toàn bộ thể quả nấm (mũ, phiến, vòng, cuống, bao gốc nấm), độc tố thay đổi theo mùa, trong quá trình sinh trưởng của nấm, trong môi trường đất đai, khí hậu.
Mai Anh
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Mùa hè, các mẹ đừng quên bổ sung loại vitamin này cho con để tránh chảy máu cam, chảy máu chân răng khi hè đến Quá trình nuôi và chăm sóc một đứa trẻ chưa bao giờ là chuyện dễ dàng, nhất là khi con bị ốm. Cứ đến hè là chị L.Phương (Hà Nội) lại ám ảnh chuyện con bị chảy máu cam, sốt triền miên... Năm nay, chị vẫn đang loay hoay, không biết phải làm sao để con tránh cảnh cứ nắng lên là "máu...