Tăng 50% nguy cơ lạc nội mạc tử cung nếu ăn từng này thịt đỏ mỗi tuần
Ngay cả thịt không chế biến sẵn chẳng hạn như bít tết, thì thịt bò cũng làm tang nguy cơ lạc nội mạc tử cung hơn thịt xông khói.
Thịt đỏ làm tăng oestrogen, có thể dẫn tới lạc nội mạc tử cung.
Các nhà nghiên cứu của TT Nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson (Mỹ) đã phân tích số liệu của 81.908 phụ nữ tiền mãn kinh sống tại Mỹ giai đoạn 1991 – 2013.
Cứ mỗi 4 năm, đối tượng tham gia nghiên cứu sẽ phải hoàn thành các câu hỏi về chế độ dinh dưỡng.
Các nhà nghiên cứu cũng sẽ theo dõi bất kỳ trường hợp nào được chẩn đoán là bị lạc nội mạc tử cung.
Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ cần 2 khẩu phần thịt bỏ trở lên mỗi tuần sẽ làm tăng tới 56% nguy cơ lạc nội mạc tử cung. Đáng chú ý, việc nạp nhiều thịt đỏ sẽ dẫn tới lạc nội mạc tử cung gây đau đớn hơn là ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Trong khi đó, gia cầm, cá và hải sản hoàn toàn không ảnh hưởng tới nguy cơ lạc nội mạc tử cung.
Sẽ cần thêm các nghiên cứu để xác định xem liệu việc cắt giảm thịt đỏ có giúp giảm triệu chứng lạc nội mạc tử cung.
Phát hiện được đăng tải trên tạp chí Obstetrics & Gynecology.
Video đang HOT
Lạc nội mạc tử cung là bệnh gì?
Lạc nội mạc tử cung là khi các mô trong lòng tử cung phát triển ra bên ngoài tử cung và lấn ra ống dẫn trứng. Những mô phát triển không đúng này vẫn hoạt động như các mô tử cung bình thường, điều này có nghĩa là chúng sẽ bị bong ra và chảy máu trong chu kì kinh nguyệt. Tuy nhiên, do chúng phát triển bên ngoài tử cung, máu không thể chảy ra ngoài cơ thể mà bị tích lại, gây ra chảy máu bên trong và nhiễm trùng, dẫn đến nhiều triệu chứng khá nhau như gây đau khi đến kỳ nguyệt san hoặc khó thụ thai.
Các triệu chứng bao gồm:
Đau
Kinh nguyệt nhiều và kéo dài
Mệt mỏi
Nguy cơ vô sinh cao hơn và có vấn đề ở ruột, bàng quang
Hiện chưa rõ nguyên nhân của lạc nội mạc tử cung nhưng có thể là do di truyền, miễn dịch hay tiếp xúc với hóa chất.
Điều trị hiện tập trung vào giảm đau, phẫu thuật và sử dụng nội tiết để cải thiện chất lượng sống của người bệnh.
Trước đó, nghiên cứu cho thấy thịt đỏ làm tăng mức oestrogen – một trong những nguyên nhân dẫn đến lạc nội mạc tử cung.
Cho con bú giúp giảm nguy cơ lạc nội mạc tử cung 40%
Nghiên cứu công bố vào tháng 9/2017 cho thấy việc cho con bú 3 năm trong suốt cuộc đời người phụ nữ sẽ giúp giảm nguy cơ phát triển chứng bệnh gây đau đớn này tới 40%.
Cứ mỗi 3 tháng cho con bú, nguy cơ lạc nội mạc tử cung sẽ giảm 8% và nếu chỉ cho con bú mẹ, không cho ăn ngoài thì nguy cơ này giảm tới 14%.
Điều này được cho là do những thay đổi nội tiết tố xảy ra trong quá trình cho con với biểu hiện là tạm ngưng có kinh.
Việc cho con bú cũng giúp giải phóng các hoóc môn nhất định, chẳng hạn như oxytocin và estrogen, vốn là yếu tố làm tăng nguy cơ rối loạn ở phụ nữ.
Nhân Hà
Theo Dân trí
Cắt buồng trứng ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?
Cắt buồng trứng là thủ thuật ngoại khoa để loại bỏ một hoặc cả hai buồng trứng, thường được thực hiện trong khi cắt tử cung.
Cắt buồng trứng gây mãn kinh ngay lập tức và giảm nhanh estrogen trong cơ thể.
Phụ nữ có thể lựa chọn thủ thuật này do hệ quả của các vấn đề với cơ quan sinh sản như ung thư buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, khối u hoặc u nang, áp xe buồng trứng v.v... Những người có nguy cơ cao bị ung thư buồng trứng hoặc ung thư vú cũng có thể giảm nguy cơ nhờ thủ thuật này.
Christine Bruha, chuyên gia tư vấn di truyền Trung tâm Ung thư Moffitt ở Florida cho biết: "Hầu hết các bệnh nhân được phát hiện có đột biến BRCA đều muốn gặp bác sĩ sản phụ khoa hoặc bác sĩ ung bướu sản phụ khoa để thảo luận về việc cắt bỏ buồng trứng và ống dẫn trứng để giảm nguy cơ.
Phòng ngừa ung thư thường bao gồm cắt bỏ cả hai buồng trứng. Nhưng đối với các vấn đề như u nang, các chuyên gia khuyên bạn nên giữ lại bên buồng trứng bình thường.
BS. Matthew T. Siedhoff, một bác sĩ phẫu thuật sản phụ khoa tại Cedars-Sinai, Los Angeles cho biết: "Một buồng trứng là đủ để tránh những thay đổi về khả năng sinh sản và chức năng nội tiết".
Có hai cách để thực hiện phẫu thuật cắt buồng trứng - phẫu thuật mở, bao gồm vết rạch dài ở vùng bụng dưới, hoặc phẫu thuật nội soi xâm lấn tối thiểu, ít đau hơn và dễ phục hồi hơn. Các lý do y học sẽ quyết định việc bác sĩ chọn thực hiện thủ thuật nào.
Phẫu thuật cắt bỏ cả hai buồng trứng sẽ gây mãn kinh ngay lập tức. Kết quả là người phụ nữ có thể đột ngột trải qua các triệu chứng điển hình (bốc hỏa, vấn đề về trí nhớ, thay đổi tâm trạng, khô âm đạo) thay vì sự chuyển tiếp tự nhiên và dần dần. Trong trường hợp khó chịu nhiều, liệu pháp thay thế hoóc-môn có thể giúp giảm nhẹ quá trình này. Cắt buồng trứng sẽ gây vô sinh, nên các bác sĩ sẽ khuyên những người muốn có con sinh học xem xét việc lưu trữ trứng.
Tuy thủ thuật này khá an toàn, các nghiên cứu đã cho thấy những nguy cơ tăng nhẹ liên quan đến bệnh nhân. Nghiên cứu thấy rằng nguy cơ loãng xương, sa sút trí tuệ và tử vong do mọi nguyên nhân cao hơn có liên quan đến thủ thuật. Ngoài ra, nguy cơ bệnh tim tăng gấp đôi ở những phụ nữ cắt buồng trứng kho còn trẻ.
Estrogen sụt giảm nhanh trong cơ thể cũng có thể ảnh hưởng đến cảm xúc và tâm lý của bệnh nhân. Có thể dự kiến những thay đổi trong tình dục, trong khi một số phụ nữ có thể gặp phải những thay đổi về tâm trạng.
Thời gian phục hồi sẽ mất khoảng từ 2 - 6 tuần. Thời gian để phục hồi sau mổ có thể lâu hơn nếu cắt buồng trứng đi kèm với cắt tử cung. Cuối cùng, cắt buồng trứng là một phương pháp phòng ngừa hiệu quả cao, trong đó lợi ích được xem là vượt xa nguy cơ.
Những người mang đột biến di truyền có thể giảm 50% nguy cơ phát triển ung thư vú và 90% nguy cơ ung thư buồng trứng. Nếu bạn tin rằng mình có nguy cơ mang đột biến BRCA, hãy cân nhắc việc xét nghiệm di truyền bằng cách tham khảo ý kiến bác sĩ.
Cẩm Tú
Theo Dân trí
Cô gái trẻ chấp nhận mãn kinh sớm để ngăn chặn cơn đau dai dẳng mỗi lần "đèn đỏ" vì căn bệnh mà nhiều phụ nữ mắc phải Cô gái người Scotland đã phải trải qua những ngày tháng đau đớn trong những ngày kinh nguyệt, thậm chí còn khiến cô bị nôn mửa trong nhiều ngày liền. Katy Johnston, 22 tuổi đến từ Aberdeen, Scotland nhưng bây giờ sống ở Glasgow đã được chẩn đoán mắc bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ là lạc nội mạc tử cung...