Tắm cho trẻ vào mùa hè nhớ để bẩn 3 bộ phận này bé mới khỏe
Không phải bộ phận nào của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng cần phải làm sạch khi tắm.
Mùa hè, toàn bộ cơ thể bé đổ mồ hôi rất nhiều nên cần phải được làm sạch, tắm rửa mỗi ngày, loại bỏ những vi khuẩn gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, có 3 bộ phận trên cơ thể bé thực chất lại không cần được làm sạch quá mức, cần được để bẩn bé mới thực sự khỏe mạnh.
1. Rốn
Rốn thường lõm vào trong nên cũng chứa ít các bụi bẩn hơn bộ phận khác. Nếu mẹ cố tình làm sạch rốn bằng mọi cách có thể gây đau bụng, nôn mửa, thậm chí là tiêu chảy cho bé. Điều này là do da bé rất mỏng và bên sâu trong rốn là các cơ quan như dạ dày, thận, đại tràng, bàng quang…
Cha mẹ chỉ cần nhúng khăn ẩm lau nhẹ nhàng chứ không được chà xát mạnh, rửa sạch. Đặc biệt là với trẻ sơ sinh vừa chào đời, rốn chưa rụng hoàn toàn thì cần được giữ khô, không dính nước, bằng không sẽ bị viêm nhiễm, ra máu và mủ.
2. Mông bé
Mỗi lần thay tã cho bé, cha mẹ thường dùng nước sạch và khăn lau để lau mông cho bé. Tuy nhiên trên thực tế ở mông trẻ nhỏ có một lớp màng tự nhiên giúp bảo vệ mông, làm giảm các kích thích bên ngoài và giảm ngứa rát.
Việc mẹ dùng khăn lau chà xát quá mạnh sẽ làm hỏng lớp da mỏng manh của mẹ, phá hủy lớp bảo vệ tự nhiên này dễ khiến bé bị dị ứng và mẩn đỏ. Vì thế, không cần làm sạch quá mức phần mông của bé khi tắm vì nó không hề bẩn như mẹ nghĩ.
3. Tai
Video đang HOT
Mẹ nhìn vào trong tai bé và thấy có khá nhiều ráy tai. Lo sợ chúng gây ngứa ngáy cho con nên mẹ có thể dùng tay để ngoáy và ngoáy không ngừng cho đến khi trông chúng sạch sẽ bằng mắt thường.
Thế nhưng thực chất ráy tai không phải là rác và một lượng ráy tai thích hợp là rất tốt cho em bé của bạn. Ráy tai có thể ngăn chặn sự xâm nhập của bụi bẩn bên ngoài ống tai và lọc tiếng ồn, bảo vệ thính giác cho bé. Vì thế, không nên làm sạch ráy tai thường xuyên.
Bên cạnh đó, chỉ nên dùng tăm bông nhỏ, loại dùng cho trẻ nhỏ, di chuyển nhẹ nhàng không cần sâu để làm sạch tai cho bé. Nếu đi vào quá sâu có thể ảnh hưởng đến thính giác.
Suy giảm chức năng nghe, nghe kém có đáng lo ngại?
Nguyên nhân nào dẫn đến suy giảm chức năng nghe? Sự khác nhau giữa "nghe kém" do bệnh lý ở tai ngoài, tai giữa hay tai trong là gì?
Nghe kém là sự suy giảm chức năng nghe, gây khó chịu và ảnh hưởng tới cuộc sống của mỗi người, đặc biệt là gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển về ngôn ngữ và tâm lý ở trẻ em.
Cấu tạo tai con người phân chia tai thành 3 phần là tai ngoài, tai giữa và tai trong. Bệnh lý về tai ngoài, tai giữa hay tai trong đều có thể khiến chúng ta nghe kém.
Vậy nghe kém - nguyên nhân là do đâu? Sự khác nhau giữa "nghe kém" do bệnh lý ở tai ngoài, tai giữa hay tai trong là gì?
Nguyên nhân nghe kém do bệnh lý tai ngoài
Ráy tai: Ráy tai là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất gây nghe kém. Ống tai ngoài truyền âm thanh tới màng nhĩ. Ráy tai ở ống tai ngoài cản trở âm thanh không thể truyền tới.
Viêm ống tai ngoài: Những nguyên nhân của sưng nề của ống tai ngoài có thể do dị ứng, nhiễm trùng da và viêm (gọi là viêm ống tai ngoài) có thể ảnh hưởng đến chức năng nghe. Màng nhĩ là một phần phân chia tai ngoài và tai giữa, rất dễ bị viêm nhiễm, bị ảnh hưởng bởi nhiễm trùng từ tai ngoài.
Dị vật tai: ở ống tai ngoài là một nguyên nhân cản trở sự dẫn truyền của âm thanh.
Lồi xương ống tai: Dù không thường gây nghe kém nhưng sự phát triển của xương bất thường ở ống tai ngoài có thể cần tới phẫu thuật nếu cần thiết để tránh giảm sức nghe và các biến chứng khác.
Các bệnh lý tai giữa gây nghe kém
Thủng màng nhĩ: do viêm tai giữa vỡ mủ, chấn thương, tiếng ồn hay vật cứng bất kỳ đẩy sâu vào ống tai khiếng màng nhĩ thủng và dễ viêm nhiễm ảnh hưởng tới sức nghe.
Viêm tai giữa: bình thường tai giữa có sự lưu thông không khí với mũi xoang thông qua vòi Eustachian ở cửa mũi sau, bởi vậy khi nghẹt mũi khi bị cảm lạnh hay nhiễm vi khuẩn, virus cản trở sự lưu thông không khí qua vòi Eustachian lên tai giữa khiến tai giữa bị viêm và nhiễm trùng. Vấn đề này thường gặp ở trẻ em và cả người lớn.
Cholestetatoma: là một khối u biểu bì lạc chỗ nằm ở tai giữa hoặc xương chũm, có khả năng phá hủy xương rất nhanh.
Chấn thương bởi áp suất: sự thay đổi áp lực không khí như là khi đi lặn hoặc máy bay là nguyên nhân gây đau và giảm sức nghe do thủng màng nhĩ (rupture eardrum)
Chấn thương do tai nạn làm tổn thương hệ thống xương con ở tai giữa ảnh hưởng tới sự dẫn truyền âm thanh từ tai ngoài đến ốc tai ở tai trong.
Xốp xơ tai: là bệnh do rối loạn quá trình tiêu xương và tạo xương ở tai làm cứng khớp xương con dẫn đến làm tổn thương tiền đình, tai trong khiến người bệnh nghe kém tiến triển, có thể gây điếc không hồi phục nếu không điều trị kịp thời.
Các nguyên nhân nghe kém do bệnh lý tai trong
Lão thính: thường gặp ở lứa tuổi từ 60-70, thường là nguyên nhân gây giảm sức nghe ở người già.
Chấn thương thần kinh do tiếp xúc với tiếng ồn: là nguyên nhân thứ hai gây tổn thương cơ quan thính giác do các tế bào lông ở ốc tai bị tổn thương nặng nề do tiếng ồn lớn.
Bệnh lý tim mạch: gây ảnh hưởng tới sức nghe của con người khi lượng máu được cung cấp cho tai trong hay trung tâm đảm nhiệm chức năng nghe ở não bị suy giảm hoặc dừng hoàn toàn.
Một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus có thể là nguyên nhân làm giảm sức nghe tiếp nhận (do thương tổn ở tai trong) như là: quai bị, sởi, đậu mùa, giang mai...
Do thuốc: một vài thuốc được biết đến như là nguyên nhân gây giảm sức nghe tiếp nhận do gây độc với tai trong. Hiện nay, chúng chỉ còn được sử dụng trong điều trị cho các bệnh đe dọa tới tính mạng như là ung thư và/hoặc nhiễm trùng nghiêm trọng.
Bệnh tiểu đường là một nguyên nhân gây giảm sức nghe tiếp nhận bởi vậy người bệnh tiểu đường nên được kiểm tra định kì.
Bệnh Menieres: hội chứng bao gồm triệu chứng giảm sức nghe và mất thăng bằng, thường có ù tai ở một hoặc cả 2 bên tai.
Do di truyền: tuy rất khó để xác định là nguyên nhân gây nghe kém nhưng sự giảm sức nghe là do nguyên nhân di truyền có thể khởi phát muộn trong hội chứng Ushers (sự mất dần cả thính lực và thị giác).
Khối u: dù không thường gặp nhưng khối u có thể phát triển ở tai trong và trong thân não. Nó là một khối u lành tính (thường ở 1 bên) gọi là u dây thần kinh tiền đình ( U schwannoma), phát triển chậm, đè lên dây thần kinh thính giác khiến nghe kém và ảnh hưởng tới chức năng thăng bằng kèm theo ù tai.
Sa sút trí tuệ: tuy còn đang trong quá trình nghiên cứu nhưng có thể nhận thấy sự liên quan giữa nghe kém và sa sút về trí tuệ. Khi nghe kém không được kiểm soát và điều trị kịp thời có thể đẩy nhanh quá trình dẫn tới suy giảm về nhận thức và sa sút trí tuệ.
Nghe kém có đáng lo ngại?
Nếu nghe kém chỉ là triệu chứng của bệnh viêm ống tai ngoài hay nút ráy tai, lồi xương ống tai... thì không đáng lo ngại. Tuy nhiên nghe kém là triệu chứng có thể báo hiệu một thương tổn NGUY HIỂM: như viêm tai giữa nguy hiểm (loại viêm tai giữa có thể biến chứng gây áp xe não, viêm màng não, viêm tĩnh mạch bên, liệt mặt... ở tai trong), nếu không sớm được thăm khám và điều trị tại các cơ sở chuyên khoa có thể dẫn tới những hậu quả khó lường như điếc không hồi phục.
Vậy nên nếu có biểu hiện của bệnh về tai nói chung hay nghe kém nói riêng, mỗi chúng ta đừng bỏ qua khi bệnh chưa tiến triển nặng, nên tới gặp các bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và sớm điều trị bạn nhé!./.
Mua gối không cân nhắc, bạn sẽ chuốc đau đớn vào người Nếu chọn gối không phù hợp, bạn có thể bị đau cổ, đau lưng hay gặp các bệnh về da, dị ứng. Lựa chọn một chiếc gối để nằm ngủ mỗi tối là nhiệm vụ quan trọng. Bạn có thể không nhận ra điều đó nhưng kiểu gối và cách sử dụng sẽ tác động tới chất lượng giấc ngủ và sức khỏe...