Taliban ủng hộ LHQ hiện diện ở Afghanistan
Taliban ngày 18.3 hoan nghênh một nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ về việc chính thức mở rộng hiện diện tại Afghanistan, theo AFP.
Một số tay súng Taliban. Ảnh minh họa. Ảnh REITERS
Nghị quyết, nhằm mở rộng Sứ mệnh hỗ trợ LHQ dành cho Afghanistan (UNAMA), nhận được 14 phiếu ủng hộ và một phiếu trắng từ Nga, cho phép LHQ tiếp tục làm việc ở Afghanistan. “Chúng tôi xem việc mở rộng quyền hạn được ủy thác của UNAMA là bước đi tốt và muốn họ làm việc một cách có hiệu quả đối với việc giải quyết vấn đề nhân đạo và những vấn đề khác ở Afghanistan”, phát ngôn viên Taliban Zabihullah Mujahid cho AFP hay.
LHQ đến nay vẫn chưa công nhận đại diện của Afghanistan do Taliban chọn tại tổ chức quốc tế này, và nghị quyết mới không bao gồm sự công nhận quốc tế dành cho chính quyền mới ở Afghanistan sau khi Taliban giành quyền kiểm soát đất nước từ ngày 15.8.2021.
6 tháng sau khi Taliban nắm quyền, cuộc sống ở Afghanistan ra sao?
Taliban ra tuyên bố về việc treo thi thể tội phạm nơi công cộng
Taliban đã yêu cầu các quan chức địa phương ngừng việc treo thi thể nơi công cộng, trừ khi có lệnh của tòa án tối cao.
3 thi thể bị Taliban treo lên cần cẩu ở Herat, Afghanistan (Ảnh: Dailymail).
Hãng tin Hindustan Times ngày 16/10 dẫn thông báo của người phát ngôn Taliban Zabihullah Mujahid cho biết, Hội đồng Bộ trưởng Afghanistan quyết định sẽ không thực hiện các hình phạt công khai trừ khi phải công bố tội danh trước công chúng và có lệnh của tòa án.
"Nên tránh các vụ hành quyết công khai và treo thi thể tội phạm trừ khi tòa án tối cao ra lệnh làm như vậy", người phát ngôn Taliban cho biết.
"Nếu kẻ phạm tội bị trừng phạt, hình phạt phải được giải thích để người dân biết lý do trừng phạt", người phát ngôn cho biết thêm.
Tháng trước, Mỹ đã lên án mạnh mẽ việc Taliban khôi phục các hình phạt hà khắc như chặt tay chân và hành quyết tội phạm ở Afghanistan.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho biết Washington đứng về phía người dân Afghanistan, đặc biệt là các cộng đồng thiểu số, và yêu cầu Taliban ngừng ngay lập tức các hành vi bạo lực.
"Chúng tôi lên án mạnh mẽ nhất các báo cáo về việc Taliban khôi phục hình phạt chặt tay chân và hành quyết người Afghanistan. Những hành động này sẽ cấu thành hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng và chúng tôi đứng về phía cộng đồng quốc tế để phản đối những hành động như vậy", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh.
Taliban ngày 5/10 đã treo thi thể của 3 nghi phạm lên cần cẩu ở huyện Obe, phía đông bắc Herat, Afghanistan. 3 nghi phạm bị một người đàn ông giết chết sau khi đột nhập vào nhà người này.
Chưa đầy 2 tuần trước đó, cảnh tượng tương tự cũng xảy ra ở Herat, khi Taliban đưa 4 thi thể của những người bị cáo buộc là "tội phạm bắt cóc" ra một quảng trường và treo một thi thể lên cần cẩu. Taliban gọi việc làm này là nhằm "răn đe tội phạm".
Các chiến binh Taliban gần đây cũng áp dụng lại hình phạt bêu gương công khai đối với những người bị buộc tội trộm cắp. Ít nhất 2 lần ở Kabul, những đối tượng ăn cắp vặt đã bị diễu hành khắp các đường phố để khiến họ xấu hổ. Họ bị còng tay, vẽ lên mặt hoặc nhét bánh mì ôi thiu vào miệng.
Taliban giành lại quyền kiểm soát Afghanistan hồi tháng 8, trước khi Mỹ hoàn tất rút quân khỏi nước này. Khi kiểm soát Afghanistan từ năm 1996 đến năm 2001, Taliban từng thực thi luật Hồi giáo hà khắc.
Kể từ khi Taliban lên nắm quyền, người dân Afghanistan và thế giới vẫn theo dõi xem liệu Taliban có tái lập chế độ cai trị cứng rắn như họ từng làm cách đây 20 năm hay không.
Thế giới từng lên án các biện pháp trừng phạt của Taliban, thường diễn ra ở sân vận động thể thao ở thủ đô Kabul hoặc trong khuôn viên của nhà thờ Hồi giáo trước sự chứng kiến của hàng trăm người Afghanistan. Tuy nhiên, Taliban cảnh báo thế giới không nên can thiệp vào công việc của những nhà cầm quyền mới tại Afghanistan.
Những tội phạm giết người thường bị bắn phát súng chí mạng vào đầu. Đối với những tên trộm, hình phạt sẽ là chặt tay. Còn đối với những người bị kết tội cướp bóc trên đường cao tốc, họ sẽ bị cắt cụt một tay và một chân.
Đặc phái viên Anh gặp thủ lĩnh Taliban Ngày 5/10, Đặc phái viên của Thủ tướng Anh về Afghanistan Simon Gass đã gặp các thủ lĩnh Taliban tại Afghanistan, gồm các Phó Thủ tướng Mullah Abdul Ghani Baradar và Abdul Salam Hanafi, nhằm thảo luận về cuộc khủng hoảng nhân đạo, chủ nghĩa khủng bố và việc đảm bảo sự đi lại an toàn cho những người muốn rời khỏi Afghanistan....