Tái xuất trào lưu phá băng thông 3G
Sau một thời gian im ắng do nhà mạng liên tục tìm cách khắc phục lỗi, trào lưu phá băng thông lại tái xuất với nhiều chiêu mới.
Mới đây, một trang web chia sẻ thủ thuật dùng trên smartphone đã cung cấp một phần mềm mới nhằm phá băng thông của Viettel. Chủ topic đã hướng dẫn cách tăng tốc độ trên nền gói Mimax và MCTĐ. Theo đó, người dùng chỉ việc tải một phần mềm kiểm tra có tên Speedtest hoặc Hack Tool Auto và thực hiện theo hướng dẫn là có thể thoải mái truy cập mạng mà không bị hạn chế dung lượng tối đa.
Sau khi thay đổi một số cài đặt trong máy, người dùng được khuyên nên chọn một trang web có tên miền Việt Nam để thử. “Nếu tốc độ tăng vọt thì coi như băng thông đã được phá thành công. Còn vẫn như cũ thì coi như không thành công, làm lại từ đầu. Lúc phá thành công rồi thì cứ yên tâm mà download chứ không bao giờ bị bóp băng thông nữa”, chủ topic này chia sẻ.
Trào lưu phá băng thông tái xuất từ đầu năm 2013 với các chiêu mới và được chia sẻ “bí mật” qua email nhằm qua mắt nhà mạng.
Không chỉ áp dụng với các thuê bao Viettel, không ít diễn đàn cũng chia sẻ cách hack lưu lượng từ những gói cước 3G giới hạn của các nhà mạng khác như MobiFone, VinaPhone. Video hướng dẫn cách phá băng thông cũng được chia sẻ với hàng ngàn lượt view. Mimax của Viettel, MIU của MobiFone và gói Max của VinaPhone là những gói cước bị dân mạng tập trung hack nhiều nhất thời gian qua.
Video đang HOT
Theo admin của một diễn đàn về viễn thông đình đám trên mạng, phá băng thông đã trở nên phổ biến từ năm 2012 và thành một phong trào trong giới trẻ. “Việc phá băng thông thường khiến cho tốc độ truy cập mạng, download không hạn chế với nhóm này, nhưng khiến hàng trăm thuê bao khác chịu ảnh hưởng. Nhiều người dùng tuy không có nhu cầu thực sự nhưng vẫn cứ chạy theo trào lưu cho khỏi lỗi thời”, admin này tâm sự.
Mặc dù các nhà mạng đã nhanh chóng cập nhật, sửa lỗi, nhưng hàng chục phần mềm phá băng thông tương tự lại được cư dân mạng tìm ra và chia sẻ cho nhau ngày càng nhiều trên mạng. Thậm chí, thay vì nêu cách hack băng thông công khai, không ít người còn trao đổi qua email “để nhà mạng không biết mà sửa lỗi”.
Đại diện MobiFone cho biết, công ty rất mong nhận được sự hợp tác của người dùng thông qua việc không áp dụng những cách phá băng thông nêu trên, thông báo với MobiFone khi phát hiện các lỗi kỹ thuật tương tự. Đội ngũ kỹ thuật của MobiFone sẽ vào cuộc nhanh nhất để sửa chữa những sai sót kể trên.
Ngoài việc sửa lỗi, mới đây, để tạo điều kiện cho khách hàng có nhu cầu sử dụng mobile internet tốc độc cao, Viettel đã cho phép khách hàng gia hạn dung lượng truy cập 3G tối đa sau khi sử dụng hết mức giới hạn. Theo đó, khách hàng chỉ mất 10.100 đồng nhắn tin đăng ký để có thêm 100MB truy cập với tốc độ cao nhất. Mỗi tháng, thuê bao trả trước được đăng ký 5 lần, còn thuê bao trả sau được gia hạn 1 lần.
Sau khi các nhà mạng lần lượt tung ra gói cước 3G không giới hạn dung lượng với mức cước phí hấp dẫn dành cho máy tính, laptop, một số người dùng đã tận dụng gói cước này để tải phim HD, tải phần mềm có dung lượng lớn, khiến băng thông bị quá tải, tốc độ truy cập giảm sút. Vì vậy, chỉ trong thời gian ngắn, các nhà mạng phải giới hạn băng thông để đảm bảo tốc độ truy cập ổn định. Cụ thể, trong một dung lượng cho phép, người dùng chỉ được sử dụng băng thông tối đa (tùy theo gói quy định cụ thể) khi vượt ngoài dung lượng đó thì sẽ bị hạn chế băng thông xuống mức thấp hơn. Qui định này rõ ràng nhằm hạn chế người dùng download các bộ phim HD, Bluray có dung lượng lên đến hàng chục GB.
Theo Infonet
Cộng đồng mạng xôn xao chuyện Viettel bóp băng thông 3G
Cuộc đua 3G của 3 đại gia di động là cuộc chiến khốc liệt bằng loạt gói dịch vụ nhằm thỏa mạng nhu cầu của người dùng muốn sử dụng băng thông rộng. Trong số 3 nhà mạng thì nhà mạng Viettel luôn được nhiều người đánh giá là tốt hơn cả bởi giá cước rẻ cùng tốc độ kết nối nhanh, ổn định. Tuy nhiên, thời gian gần đây trên các diễn đàn công nghệ và mạng xã hội một số thành viên cho rằng nhà mạng Viettel cố tình bóp băng thông 3G của người sử dụng thành 2G.
Cụ thể, một số phản ánh của người sử dụng cho biết, việc sử dụng cả Dcom lẫn 3G trên các thiết bị di động đều có tốc độ rất chậm, kể cả khi gói cước dữ liệu hàng tháng của người sử dụng vẫn chưa dùng hết. Khi người sử dụng kiểm tra thử ping đến trang tìm kiếm của Google (giá trị càng thấp càng tốt), giá trị khả quan nhất mà họ nhận được chỉ vào khoảng 200ms, trong những ngày bình thường con số này có thể vọt lên từ 500 đến 1000ms.
Về cơ bản, với khả năng của hệ thống cơ sở hạ tầng nhà mạng tại Việt Nam, thì tình trạng mạng chậm hay delay cao như vậy trên nền tảng mạng 3G hầu như rất khó có thể xảy ra. Vì thế, không ít người đã cho rằng nhà mạng "bóp" băng thông của người sử dụng nên mới dẫn tới tình trạng kể trên.
Một số chia sẻ khác lại khẳng định rằng sau khi dùng hết 500 MB trong gói dữ liệu 3G thì băng thông của Viettel đã xuống rất thấp chỉ còn 14 KB/s trong khi với hai nhà mạng khác là Mobifone và Vinaphone thì con số giới hạn này cao hơn 2 lần ở mức 30 KB/s. Với mức băng thông chỉ còn 14 KB/s thì việc sử dụng 3G của Viettel coi như là không có.
Nhiều người trước đó gặp phải hiện tượng mạng 3G Viettel chậm lại cứ tưởng rằng là do máy tính của mình bị lỗi cho đến khi nghe được thông tin người dùng khác cũng gặp phải hiện tượng tương tự. Ngoài ra, cũng có rất nhiều chia sẻ cho rằng mạng 3G của Viettel rất chậm và không thể nhanh bằng mạng 3G của các nhà mạng khác. Như vậy là hiện tượng mạng 3G của nhà mạng Viettel bị chậm xảy ra trên diện rộng chứ không chỉ ở một vài người dùng nhỏ lẻ.
Và ngay cả những người mới chuyển từ mạng 3G của nhà mạng khác sang gói cước 3G của Viettel cũng cảm nhận rất rõ tốc độ "rùa bò" của mạng 3G từ nhà mạng này ở thời gian đầu sử dụng. Tốc độ kết nối quá chậm của mạng 3G khiến người dùng này đã phải lên các diễn đàn tìm sự giúp đỡ.
Hiện tại, vẫn chưa có những lý giải tại sao người dùng mạng 3G của Viettel lại gặp phải hiện tượng mạng 3G bỗng dưng bị chậm không rõ lý do. Trong khi đó thì Viettel vẫn khá "dửng dưng" khi vẫn "im hơi lặng tiếng" mà chưa cất lời giải thích về vụ việc này.
GenK sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về tình trạng này và ý kiến phản hồi của Viettel.
Theo Genk
Đức: Nhà mạng cắt net không lý do phải bồi thường Một tòa án Đức đã gây chú ý trong tuần trước khi ra phán quyết nói rằng người ta có quyền đòi bồi thường từ các nhà cung cấp dịch vụ, nếu hoạt động truy cập Internet của họ bị ngắt quãng. Tòa lý giải rằng Internet là một phần "thiết yếu" của cuộc sống nên những người khó hoặc không thể truy...