Có nên cho trẻ truy cập mạng xã hội Facebook?
Facebook gần đây đã đưa ra chính sách mới cho phép trẻ dưới 13 tuổi được truy cập dịch vụ của mình. Từ đây, nhiều người đặt dấu hỏi về văn hóa Internet có thể ảnh hưởng sâu sắc đến việc học tập cũng như suy nghĩ của trẻ trong cuộc sống hằng ngày.
Có nên để trẻ tự do kết nối mạng xã hội hay không chính là vấn đề mà các bậc phụ huynh đang rất quan tâm
Cha mẹ được quyền tùy chọn
Đạo luật Bảo vệ trẻ em (COPPA) 1998 có nội dung yêu cầu tất cả nhà khai thác trang web thương mại tại Mỹ phải có sự đồng ý của cha mẹ trẻ trong việc kiểm chứng trước khi thu thập thông tin cá nhân của trẻ dưới 13 tuổi.
Gần đây, Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) đã xem xét hiệu lực của COPPA và Quốc hội Mỹ cũng đã có phiên điều trần giới thiệu về Đạo luật Không theo dõi trẻ em 2011. Tất cả đều để bảo vệ trẻ em một cách tốt nhất.
Nhiều năm qua, Facebook và các trang web trực tuyến phổ biến đã áp dụng lệnh cấm hoàn toàn tài khoản dưới 13 tuổi. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hàng triệu trẻ dưới 13 tuổi đã tìm cách “lách luật” để gia nhập mạng xã hội, thường qua sự giúp đỡ của cha mẹ và bạn bè. Cơ sở để Facebook đi theo hướng mới là cung cấp cho các bậc cha mẹ tùy chọn quyền truy cập mạng cho trẻ dưới 13 tuổi. Điều này nhanh chóng gây ra những phản ứng liên quan.
Cho phép trẻ em vào mạng xã hội là vấn đề được các bậc phụ huynh rất quan tâm. Ảnh: INTERNET.
Có nên ủng hộ trẻ tham gia trực tuyến hay không là điều mà nhiều phụ huynh rất quan tâm. Dù biết rằng Facebook đã cung cấp quyền cho bậc phụ huynh có thể giám sát hoạt động con mình, hạn chế truy cập đểtạo ra một môi trường an toàn cho trẻ nhưng khi internet có mặt ở khắp mọi nơi thì điều này là rất khó khăn. Nếu trẻ biết tiếp thu những cái tốt trong việc truy cập nội dung học tập có liên quan cũng như tạo ra các mối quan hệ trực tuyến sẽ là rất tốt, còn ngược lại thực sự là một thảm họa.
Video đang HOT
Phải biết hướng dẫn trẻ
Để trẻ trở thành người học tập có hiệu quả, sẽ rất tuyệt vời nếu trẻ được đưa vào một môi trường chịu sự kiểm soát của cha mẹ trong các hoạt động trực tuyến, bao gồm cả mối quan hệ xã hội. Rõ ràng, thông tin trực tuyến và cộng đồng mạng xã hội là nơi cung cấp cho trẻ những cơ hội chưa từng có để mở rộng việc học tập cũng như chuyên môn theo một định hướng rõ rệt nhưng sự thực điều này chỉ có thể xảy ra khi trẻ biết cách sàng lọc và tận dụng những cơ hội có được mà thôi.
Tất nhiên, an toàn và bảo mật là mối quan tâm đặc biệt không thể bỏ qua, và các bậc cha mẹ phải điều hướng trẻ để chúng biết được các mối nguy hiểm rình rập xung quanh. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần cho phép các nhà nghiên cứu đánh giá việc học của trẻ trong một môi trường an toàn, có sự tác động của các mạng xã hội.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng nếu chúng ta càng nỗ lực hạn chế trẻ truy cập mạng xã hội thì lại càng thách thức chúng, trẻ buộc phải nói dối với nhà cung cấp mạng xã hội về độ tuổi để có quyền truy cập. Với tình huống này, bảo vệ trẻ lại càng khó hơn. Ví dụ, một trẻ 12 tuổi khi gia nhập mạng xã hội sẽ nhận được quyền bảo vệ theo COPPA nhưng nếu trẻ này khai man mình 14 tuổi thì luật bảo vệ này sẽ không còn có tác động đến quyền lợi của trẻ nữa.
Hơn nữa, chính sách tập trung vào các số liệu như tuổi tác hoặc thương mại hóa như là tiêu chuẩn quy định mang tính đột phá giữa quan hệ đối tác công và tư trong sự nghiệp giáo dục. Ví dụ, sẽ rất khó để một trang web bảo tàng địa phương có thể cùng Facebook hợp tác tạo ra một nền tảng dành riêng cho học sinh 10 tuổi trở lại được phép khám phá. Điều này sẽ lại càng phức tạp đối với các nhà nghiên cứu khi thực hiện nghiên cứu việc truy cập mạng xã hội của trẻ để có những kết luận có tính khoa học. Chính vì vậy, vấn đề để trẻ vào các mạng xã hội sẽ còn tiếp tục gây nhiều tranh cãi.
Theo vietbao
Vì sao Samsung sẽ không xây dựng một mạng xã hội riêng?
Các tin đồn tiết lộ rằng Samsung sẽ phát triển mạng xã hội như là cách để công ty có thể tồn tại tiếp trong tương lai. Nhưng đơn giản đó là tin đồn, và mọi điều sẽ không xảy ra như những gì mà người ta dự đoán.
Tuần trước tờ Thời báo Hàn Quốc tiết lộ về một sản phẩm Family Story được Samsung ra mắt có thể dẫn đến việc hãng điện tử này chuyển sang xây dựng mạng xã hội của riêng mình với dự án có tên Samsung Facebook. Family Story là một cách để người dùng các sản phẩm của Samsung có thể chia sẻ hình ảnh và các nội dung khác giữa điện thoại, máy ảnh, Blu-ray Player, Smart TV và cả tủ lạnh thông minh.
Rõ ràng Samsung đang có một cơ sở để tạo ra một mạng xã hội độc đáo của riêng mình. Tuy nhiên, dưới cái nhìn về phong cách truyền thống của Samsung, điều này dường như sẽ không thể xảy ra.
Samsung làm tất cả mọi thứ cho sản phẩm của mình
Tại Hàn Quốc, Samsung đóng vai trò rất quan trọng trong ngành công nghiệp khi riêng bản thân công ty chiến gần 1/4 lượng hàng xuất khẩu. Rõ ràng công ty đang đóng một vai trò rất lớn trong nền kinh tế của quốc gia.
Đúng, Samsung cũng thích thiết kế phần mềm và dịch vụ, nhưng những gì mà họ đã làm là không cạnh tranh đầu vào với các nhà sản xuất phần mềm hoặc dịch vụ khác.
Samsung là một công ty hết sức đẹp mắt dưới con mắt của nhiều nhà sản xuất. Họ xây dựng phần mềm và dịch vụ để bổ sung cho thiết bị của mình, làm cho chúng trở nên hữu ích hơn mà thôi.
Có quan hệ đối tác mạnh mẽ
Ngoại trừ đối thủ đồng hương LG Electronics, Samsung dường như có quan hệ đối tác chặt chẽ với các công ty công nghệ khác. Hãng có thể sản xuất điện thoại Android, Windows Phone và thậm chí là cả hệ điều hành di động của riêng mình. Mặc dù vướng mắc vào vụ kiện tụng bằng sáng chế với đối thủ Apple nhưng Samsung vẫn đóng vai trò trong việc cung cấp các thành phần chính dành cho iPhone và iPad.
Sẽ không ngạc nhiên nếu Samsung đang xây dựng một phiên bản của Facebook Phone giống như các tin đồn xảy ra trong những năm qua. Đó là lý do tại sao Samsung không muốn cạnh tranh trực tiếp với Facebook khi họ muốn có đối tác kinh doanh phần cứng với nhà cung cấp mạng xã hội này.
Samsung không muốn tiết lộ các bí mật
Samsung nhìn chung luôn xem trọng việc đảm bảo an ninh và bảo mật. Khi thăm viếng cơ sở sản xuất của Samsung, hãng không cho phép bất kỳ hoạt động chụp ảnh nào, chẳng hạn như tòa nhà Samsung vì sợ rằng đó là các gián điệp công nghiệp. Viện bảo tàng thiết bị truyền hình và lò vi sóng mà Samsung phát minh ra vào năm 1970 cũng không được phép chụp lại.
Nhân viên Samsung bị cấm không được nói về tên của các đối thủ cạnh tranh. Tên công ty đối thủ cũng được bôi đen trong các slide trình diễn PowerPoint khi hãng giới thiệu với các phóng viên. Trong cuộc trò chuyện với phóng viên, một phụ trách bộ phận máy in của Samsung đã dám liều lĩnh đề cập đến 2 chữ viết tắt của nhà lãnh đạo máy in trên thế giới, và ngay sau đó vị này đã bị xử lý kỷ luật vì vi phạm nguyên tắc của công ty.
Vì vậy, việc để tạo ra một mạng xã hội chắc chắn sẽ là một điều buồn cười đối với Samsung bởi lẽ họ không muốn để mạng lưới xã hội tiết lộ các thông tin liên quan về sản phẩm của mình.
Samsung không phải là kẻ ngu ngốc
Hiện Samsung đang có giá trị khổng lồ lên đến 220 tỷ USD, thống trị rất nhiều trong ngành công nghiệp như TV, đồ gia dụng, điện thoại, máy ảnh, máy in thì việc tung ra mạng xã hội thương hiệu mới để cạnh tranh với Facebook có 900 triệu người dùng quả là điều không thể tin nổi.
Google đã bắt buộc phải khởi động Google , nhưng sau đó việc cạnh tranh với Facebook quả thực sự là rất khó khăn, hãng đơn giản phát triển Google là để có thêm nguồn thu về tiền quảng cáo mà thôi. Trong khi đó, Microsoft đang cảm thấy bị bắt buộc phải phát triển mạng xã hội So.cl với cùng một lý do.
Samsung không phải là hãng hàng đầu trong ngành công nghiệp quảng cáo trực tuyến nên hãng ắt hẳn cũng không muốn bước chân vào lĩnh vực kinh doanh không phù hợp này.
Theo vietbao
VinaPhone bất ngờ giảm mạnh cước 3G VinaPhone vừa công bố áp dụng hàng loạt chính sách mới cho dịch vụ Mobile Internet và Mobile Broadband (ezCom). Cùng với việc tăng lưu lượng miễn phí trong các gói Mobile Internet, cước dịch vụ cũng giảm đáng kể... Giảm cước, tăng thêm gói dịch vụ Cụ thể, với dịch vụ Mobile Internet, VinaPhone giảm giá cước truy cập Internet từ điện...