Tại sao Trung Quốc ‘khó xử’ vì chính biến Myanmar?
Cả hai bên trong cuộc chính biến ở Myanmar hôm 1/2 đều có quan hệ gần gũi với Bắc Kinh, theo nguồn tin quân sự của SCMP.
Trung Quốc đang theo dõi chặt chẽ tình hình ở Myanmar sau khi quân đội nước này tổ chức đảo chính và bắt giữ các nhà lãnh đạo được bầu cử, bao gồm cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi, hôm 1/2.
Các nhà quan sát cho biết những bất ổn ngắn hạn ở Myanmar là có thể dự đoán được và điều này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý doanh nghiệp vốn đang chịu ảnh hưởng của đại dịch. Tuy nhiên, Bắc Kinh có thể sẽ chờ đợi tình hình trở nên ổn định hơn chứ chưa có động thái gì.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh quan điểm này. “Chúng tôi đã nhận thấy những gì đang xảy ra ở Myanmar và chúng tôi đang tìm hiểu thêm về tình hình”, Phát ngôn viên của Bộ, Uông Văn Bân nói.
“Trung Quốc và Myanmar là hai nước láng giềng thân thiện. Chúng tôi hy vọng rằng tất cả các bên sẽ xử lý đúng đắn những khác biệt của họ theo hiến pháp và khuôn khổ pháp lý để duy trì sự ổn định chính trị và xã hội”.
Cố vấn nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi. (Ảnh: Reuters)
Cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar chống lại chính phủ của bà Suu Kyi vì cáo buộc gian lận trong cuộc tổng tuyển cử vào tháng 11, mà đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà đã giành chiến thắng. Quân đội Myanmar ban bố tình trạng khẩn cấp và trao quyền lực cho Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang, Thống tướng Min Aung Hlaing, đồng thời cho biết nước này sẽ tổ chức các cuộc bầu cử mới sau tình trạng khẩn cấp kéo dài một năm.
Video đang HOT
Một nguồn tin quân sự Trung Quốc nói với tờ South China Morning Post rằng cuộc đảo chính đặt Trung Quốc vào tình thế khó xử vì “điều cốt lõi nằm ở xung đột giữa liên minh chính trị do Suu Kyi lãnh đạo và lực lượng quyền lực do quân đội Myanmar lãnh đạo, cả hai đều có mối quan hệ thân tình với Trung Quốc”.
Nguồn tin giấu tên cho biết: “Hiện tại, Trung Quốc chỉ có thể theo dõi tình hình, nhưng sẽ không làm gì cả”.
Các dự án của Trung Quốc có thể bị ảnh hưởng bởi cuộc đảo chính, nhưng sự gián đoạn sẽ không đến mức như COVID-19. “Nhiều dự án đã bị chậm lại hoặc đình trệ trong bối cảnh đại dịch”, nguồn tin nói thêm.
Vào cuối tháng 1, số ca nhiễm COVID-19 ở Myanmar tăng lên hơn 140.000 người, số người chết vượt quá 3.000 người. Để ngăn chặn đại dịch, chính phủ Myanmar gia hạn việc ngừng các chuyến bay thương mại quốc tế và hạn chế du khách cho đến cuối tháng 2.
Nguồn tin quân sự Trung Quốc cho biết cho đến nay, quân đội Trung Quốc cũng không lo ngại rằng xung đột trong nước của Myanmar gia tăng có thể tràn vào lãnh thổ Trung Quốc và ảnh hưởng đến công dân Trung Quốc.
“Tôi cho rằng một số cuộc biểu tình quy mô nhỏ sẽ diễn ra trong những ngày tới, nhưng nó sẽ không dẫn đến bùng phát xung đột nội bộ giữa chính phủ Myanmar và các phiến quân sắc tộc của họ”.
Trung Quốc có hơn 2.100km đường biên giới chung với với phía Bắc của Myanmar, khu vực từ lâu đã gặp rắc rối do giao tranh giữa chính phủ và các nhóm dân tộc thiểu số nổi dậy.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và bà Aung San Suu Kyi. (Ảnh: AP)
Vào tháng 4/2020, 3 quả bom từ đây bay vào lãnh thổ Trung Quốc và làm hư hại các tòa nhà nhưng không gây thương vong. Tuy nhiên, vào năm 2017, một giáo viên Trung Quốc, Guo Shaowei thiệt mạng ở miền Bắc Myanmar khi đạn pháo do quân chính phủ Myanmar bắn trúng trường học ở thủ phủ hành chính của vùng dân tộc Kokang.
Trung Quốc là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ hai tại Myanmar, sau Singapore. Trong chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Tập Cận Bình vào tháng 1/2020, hai bên ký 33 biên bản ghi nhớ, thỏa thuận, thư trao đổi và biên bản ngoại giao, 13 trong số đó liên quan đến cơ sở hạ tầng – đáng chú ý nhất là Đặc khu kinh tế Kyaukpyu dọc theo bờ biển Vịnh Bengal.
Nước này cũng là điểm dừng chân đầu tiên của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị trong chuyến công du châu Á vào tháng 1/2021, khi Trung Quốc tiến hành cuộc “tấn công quyến rũ” trong khu vực trước lễ nhậm chức của Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Zhu Yongbiao, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Lan Châu, cho biết cuộc đảo chính sẽ không ảnh hưởng nhiều đến miền Bắc Myanmar trừ khi tình trạng hỗn loạn vẫn tiếp diễn.
“Cuộc đảo chính hôm thứ Hai là kết quả của những vấn đề sâu xa và lâu dài, đồng thời nó cũng phản ánh những vấn đề trong quản trị đất nước. Nếu nó gây ra tình trạng hỗn loạn kéo dài cho nước này, tình hình của các bang phía Bắc có thể bị ảnh hưởng, mặc dù ngay bây giờ khả năng đó là không lớn”, ông nói.
Ông Zhu cũng cho biết các dự án đầu tư của Trung Quốc sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều vì chúng đã từng trải qua một lần chuyển giao quyền lực ở nước này và vì Bắc Kinh duy trì mối quan hệ tốt đẹp với cả chính phủ Myanmar và quân đội.
Biden dọa cấm vận Myanmar
Tổng thống Biden cảnh báo sẽ tái áp đặt cấm vận Myanmar vì vụ bắt Aung San Suu Kyi, kêu gọi phản ứng chung từ cộng đồng quốc tế.
"Cộng đồng quốc tế cùng phối hợp gây sức ép, buộc quân đội Myanmar lập tức từ bỏ quyền lực họ chiếm được và trả tự do cho các quan chức, nhà hoạt động bị bắt. Mỹ gỡ bỏ trừng phạt Myanmar trong 10 năm qua dựa vào tiến trình hướng tới dân chủ. Đảo ngược quá trình đó sẽ đòi hỏi chúng tôi xem xét lại quy định cấm vận và tiếp nối bằng hành động phù hợp", Tổng thống Mỹ Joe Biden ra thông cáo cho biết hôm 1/2.
Biden lên án vụ quân đội Myanmar bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi, Tổng thống Win Myint và một số lãnh đạo cấp cao trong đảng cầm quyền, cho rằng đây là "cuộc tấn công trực tiếp vào tiến trình chuyển đổi sang nền dân chủ và thượng tôn pháp luật của Myanmar".
Tổng thống Biden họp với các quan chức tại Nhà Trắng hôm 28/1. Ảnh: AFP .
Tổng thống Mỹ cũng kêu gọi quân đội Myanmar dỡ bỏ hạn chế về thông tin liên lạc, tránh hành động bạo lực nhằm vào dân thường. "Mỹ đang theo dõi những người đứng cạnh người dân Myanmar vào thời điểm khó khăn này. Chúng tôi sẽ phối hợp với các đồng minh khu vực và thế giới để khôi phục dân chủ, cũng như buộc những người cản trở tiến trình chuyển đổi ở nước này phải chịu trách nhiệm", thông cáo có đoạn viết.
Tình hình Myanmar là phép thử lớn đầu tiên với cam kết của Biden trong tăng cường hợp tác với đồng minh để đối mặt những thách thức quốc tế, nhất là trong bối cảnh ảnh hưởng của Trung Quốc ngày càng gia tăng. Nó cũng đánh dấu lần hiếm hoi lưỡng đảng tại Mỹ có chung quan điểm chính sách, khi cả phe Dân chủ và Cộng hòa đều lên án hành động của quân đội Myanmar và kêu gọi trừng phạt.
Đảng Liên minh Quốc gia vì dân chủ (NLD) cầm quyền của bà Suu Kyi giành chiến thắng với 346 trên tổng số 412 ghế quốc hội Myanmar. Tuy nhiên, quân đội Myanmar tuyên bố đã phát hiện hơn 10 triệu trường hợp gian lận cử tri, yêu cầu uỷ ban bầu cử của chính quyền công bố danh sách cử tri để kiểm tra chéo nhưng uỷ ban không đồng ý.
Quân đội Myanmar sáng 1/2 bắt bà Suu Kyi, Tổng thống Win Myint và một số lãnh đạo cấp cao trong đảng NLD, tuyên bố tình trạng khẩn cấp để điều hành đất nước trong một năm. Chính quyền quân sự sau đó cách chức 24 bộ trưởng và thứ trưởng, công bố danh sách 11 người được bổ nhiệm vị trí lãnh đạo các bộ gồm Tài chính, Y tế, Thông tin, Ngoại giao, Quốc phòng, Nội vụ và Biên phòng.
Mỹ, Australia và Liên Hợp Quốc phát thông điệp cảnh báo mạnh mẽ, đề nghị quân đội Myanmar thả bà Suu Kyi và các quan chức chính phủ cũng như tôn trọng ý chí của người dân, giải quyết khác biệt thông qua đối thoại hòa bình. Trung Quốc kêu gọi tất cả các bên giải quyết bất đồng theo khuôn khổ hiến pháp và pháp lý, cũng như bảo vệ ổn định chính trị và xã hội.
Cảm xúc lẫn lộn tại Myanmar sau vụ bắt Aung San Suu Kyi Nhiều người dân đổ ra đường phố Yangon thể hiện ủng hộ tướng Min Aung Hlaing, nhưng không ít người giận dữ khi bà Suu Kyi bị bắt. Hàng đoàn người ủng hộ tư lệnh quân đội Myanmar Min Aung Hlaing hôm nay đổ ra đường phố trung tâm Yangon, thành phố lớn nhất nước này. Họ ngồi trên các đoàn xe bán...