Tại sao Signal thành ứng dụng phổ biến sau một đêm
Hàng loạt động thái của các mạng xã hội nhằm vào Trump và những người cực đoan khiến nhiều người dùng tìm đến Signal trong thời gian ngắn.
Chỉ trong vòng vài ngày, Signal đã trở thành ứng dụng miễn phí số một trên App Store và Google Play, phần lớn nhờ ba yếu tố hoàn toàn nằm ngoài quyền kiểm soát của nhà phát triển.
Đầu tiên là việc Facebook và Twitter chặn hoặc xóa tài khoản của Tổng thống Mỹ Donald Trump, khiến nhiều người ủng hộ ông tìm đến những nền tảng thay thế. Tiếp đó, một trong những phương án thay thế là Parler bị Apple và Google xóa khỏi hệ thống sau khi có thông tin cho thấy người dùng ứng dụng này liên quan đến vụ tấn công Đồi Capitol hôm 6/1. Parler sau đó biến mất hoàn toàn khi Amazon xóa tài khoản AWS của nhà phát triển. Cuối cùng, WhatsApp cập nhật chính sách riêng tư hồi đầu tuần và buộc người dùng đồng ý cho phép ứng dụng chia sẻ dữ liệu với Facebook để tiếp tục sử dụng. Sự hỗn loạn sau thay đổi và xử lý sai lầm khiến nhiều người lo ngại về nguy cơ đánh mất dữ liệu vào tay Facebook. Tỷ phú Elon Musk lập tức đăng dòng trạng thái “Dùng Signal” lên tài khoản Twitter với 42 triệu người theo dõi.
Kết quả là mọi người đổ sang ứng dụng nhắn tin mã hóa được hỗ trợ bởi Signal Foundation. Chỉ trong một ngày, hơn 1,5 triệu người đã tải ứng dụng Signal Messenger về. Trang Sensor Tower chuyên phân tích dữ liệu ứng dụng mobile cho thấy có hơn 17,8 triệu lượt tải về Signal chỉ trong một tuần, con số đáng kinh ngạc với ứng dụng chỉ ghi nhận trung bình 50.000 lượt tải/ngày trước đó.
Số lượt tải về tăng vọt còn gây vấn đề với hệ thống xác nhận của Signal, làm chậm trễ quá trình đăng ký tài khoản cho người dùng mới.
Signal vẫn ở “cửa dưới”
Video đang HOT
WhatsApp vẫn là ứng dụng nhắn tin phổ biến nhất thế giới với hơn 2 tỷ người dùng mỗi tháng, bất chấp vấn đề chính sách riêng tư gần đây. Trong khi đó, Signal có khoảng 20 triệu lượt cài đặt tính đến cuối năm 2020.
Lý do là nhiều nhóm người dùng khác nhau đổ xô tới ứng dụng này, liên quan tới những diễn biến từ rất lâu trước sự việc của WhatsApp.
Lần gây chú ý gần nhất của Signal bắt đầu trong các đợt biểu tình vì quyền của người da màu hồi giữa năm ngoái. Nó là lựa chọn của người biểu tình, giới báo chí và những người quan tâm đến an ninh, bởi tin nhắn của Signal không bao giờ được lưu trữ trên máy chủ của nhà phát triển và chỉ có thể được người nhận giải mã.
Thành công m ột đ êm đ ến từ nhiều năm chuẩn bị
Sự ra đời của Signal có công sức của Brian Acton, người thành lập WhatsApp. Sau khi WhatsApp được Facebook mua lại, Acton rời công ty và thành lập quỹ phi lợi nhuận để phát triển giao thức mã hóa nguồn mở, sau này cũng được chính WhatsApp sử dụng.
Điểm khác biệt chủ chốt là tính năng bảo vệ riêng tư của Signal tốt đến mức khi công ty được tòa án yêu cầu nộp dữ liệu về một người dùng, họ chỉ có thể thấy thời điểm tài khoản được lập và ngày hoạt động cuối cùng. Không có bất kỳ thông tin nào về tin nhắn hoặc địa chỉ liên lạc.
Ngay cả khi có người chặn được tin nhắn mã hóa, nội dung của nó cũng giống một mớ hỗn độn. Chỉ có người nhận với khóa an ninh phù hợp mới có thể giải mã nó. Signal mặc định mã hóa mọi cuộc đối thoại, người dùng không thể tắt tính năng này nếu muốn.
Đó là điểm khác biệt với những ứng dụng tương tự. Telegram vọt lên hạng hai trên App Store cùng thời điểm với Signal, đạt hơn 400 triệu người dùng. Telegram có tính năng mã hóa đầu cuối, nhưng nó được mặc định tắt và không thể dùng trên các kênh trong nền tảng này.
Tính riêng tư đư ợc ch ú ý
Điều tốt là nhiều người bắt đầu chú ý tới cách mà các mạng xã hội xử lý dữ liệu cá nhân của họ. Chính sách mới của WhatsApp không khác biệt nhiều so với trước đây, nhưng sự lo ngại của người dùng cho thấy suy nghĩ của họ với những tập đoàn như Facebook, vốn xây dựng mô hình kinh doanh kiếm tiền từ dữ liệu cá nhân của người dùng.
Signal khác biệt không chỉ bởi khả năng mã hóa để bảo vệ nội dung đàm thoại, mà nó còn được phát triển khác biệt ngay từ khởi đầu. Công ty không chạy quảng cáo, không bán dữ liệu người dùng, thậm chí không thu tiền. Nó tồn tại dưới dạng phi lợi nhuận và được hỗ trợ bởi tiền đóng góp của người dùng.
Lượt tải ứng dụng tin nhắn mã hóa Signal tăng 42 lần
Một lượng lớn người dùng WhatsApp đã chuyển sang nền tảng Signal sau khi bị ép chia sẻ dữ liệu cá nhân với Facebook.
Dữ liệu từ công ty phân tích ứng dụng Sensor Tower cho thấy dịch vụ nhắn tin mã hóa Signal đã tăng vọt về số lượng người dùng sau thông báo thay đổi chính sách của WhatsApp.
"Từ ngày 6 đến 10/1, Signal đã có khoảng 7,5 triệu lượt cài đặt trên toàn cầu từ App Store và Google Play", đại diện của Sensor Tower cho biết. Con số này tương đương với mức tăng 4.200%, tức là gấp 42 lần so với tuần trước đó.
Signal là dịch vụ nhắn tin mã hóa, hoạt động đa nền tảng, ra đời từ năm 2014. Ứng dụng này đang nhận được sự ủng hộ công khai từ các nhân vật nổi tiếng như Elon Musk hay Edward Snowden. Sau khi Musk đăng tweet ủng hộ "sử dụng Signal," cổ phiếu của công ty Signal Advance đã tăng 11.700%.
Telegram, một dịch vụ nhắn tin mã hóa khác, cũng chứng kiến lượng người đăng ký tăng mạnh. Trong cùng khoảng thời gian, Telegram đã có thêm 9 triệu người dùng mới, tăng 91% so với tuần trước.
Thị trường tăng trưởng lớn nhất đối với cả Signal và Telegram là Ấn Độ. Ứng dụng Signal thu hút thêm khoảng 2,3 triệu người dùng tại đây, chiếm hơn 30% tổng số lượt cài đặt mới. Ấn Độ cũng chiếm hơn 16% tổng số lượt cài đặt mới của ứng dụng Telegram. Thị trường lớn thứ hai của Signal là Mỹ với khoảng một triệu lượt cài đặt mới.
Mark Zuckerberg, CEO của Facebook, công ty sở hữu WhatsApp. Ảnh: Reuters
Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này là do những thay đổi trong chính sách chia sẻ dữ liệu của ứng dụng nhắn tin WhatsApp. Ngày 6/1, nền tảng này thông báo tới người dùng về chính sách mới. Theo đó, người dùng phải đồng ý để Facebook và các công ty thành viên sử dụng dữ liệu của mình trên WhatsApp trước ngày 8/2, nếu không, tài khoản của họ sẽ không sử dụng được.
WhatsApp sau đó đã làm rõ rằng thay đổi này chỉ ảnh hưởng đến người dùng ngoài Liên minh châu Âu và Anh, đồng thời nhấn mạnh rằng họ không thể đọc nội dung tin nhắn hoặc nghe nội dung cuộc gọi điện của người dùng.
Nhằm giảm sự lo ngại của công chúng về quyền riêng tư, ngày 12/1, WhatsApp đã tuyên bố rằng ứng dụng nhắn tin này không chia sẻ toàn bộ dữ liệu người dùng cho Facebook. Thông báo viết: "Chúng tôi muốn nói rõ rằng bản cập nhật chính sách mới không ảnh hưởng đến quyền riêng tư của người dùng mà chỉ gồm những thay đổi về tin nhắn của doanh nghiệp. Chính sách mới cung cấp tính minh bạch về cách chúng tôi sử dụng dữ liệu".
Theo Will Cathcart, Giám đốc WhatsApp, người dùng đang hiểu sai về những chính sách mới của nền tảng. "Đúng là WhatsApp và Facebook sẽ trao đổi dữ liệu với nhau, nhưng không bao gồm những dữ liệu cá nhân nhạy cảm của người dùng", ông nói.
10 ứng dụng Android có vẻ phổ biến nhưng các bạn không nên cài đặt Những ứng dụng Android này có thể phổ biến, nhưng chúng tiềm ẩn nguy cơ đối với bảo mật và quyền riêng tư của bạn. Nếu bạn đã lỡ tay cài đặt chúng, hãy nhanh chóng gỡ bỏ! Một số ứng dụng Android vờ như là bạn của chúng ta. Chúng nói rằng sẽ giúp đỡ hoặc mang lại cho bạn niềm vui,...