Tại sao ông Widodo bác đường lưỡi bò ngay trước khi thăm Trung Quốc?
Bác đường lưỡi bò không có nghĩa là phản đối Bắc Kinh.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo. Ảnh: The Straits Times.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo sẽ chính thức thăm Trung Quốc từ ngày hôm nay. Trước đó tại Nhật Bản ông đã nói với tờ Yomiuri rằng yêu sách đường 9 đoạn, còn gọi là đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông không có căn cứ nào về mặt pháp lý quốc tế. Tại sao ông Joko Widodo lại đưa ra thông báo này ngay trước lúc đặt chân tới Bắc Kinh, mục đích của ông là gì?
Bác đường lưỡi bò không có nghĩa là phản đối Bắc Kinh
Tờ Today Online của Singapore ngày 25/3 bình luận, phát biểu này cho thấy Tổng thống Indonesia đã bác bỏ dấu hiệu cho thấy ông đã phản đối Bắc Kinh. Bởi ngay sau khi khẳng định đường lưỡi bò không có căn cứ pháp lý, ông Widodo nói rằng Jakarta không đứng về bên nào trong các bên tranh chấp trong cuộc họp báo công khai tại Nhật Bản. Trước đó ông cũng nói rằng, Indonesia sẵn sàng trở thành “môi giới trung thực” để giải quyết tranh chấp lãnh thổ gai góc nhất châu Á.
Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi giải thích rằng, tuyên bố của ông Joko Widodo về yêu sách pháp lý của Bắc Kinh đối với vùng biển nằm trong đường 9 đoạn “chỉ là biểu hiện ham muốn của ông kết thúc tranh chấp ở Biển Đông”. Retno nhấn mạnh: “Xin vui lòng lưu ý rằng, Tổng thống đã cho biết Indonesia không có yêu sách nào chồng chéo với Trung Quốc”.
Tờ South China Morning Post Hồng Kông ngày 25/3 cho biết, trong cuộc trả lời phỏng vấn báo này ông Joko Widodo muốn đảm bảo rằng bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) giữa ASEAN với Trung Quốc sẽ “chấp nhận được cho tất cả các bên. Cuộc hội đàm giữa ông với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến sẽ không chỉ tập trung vào tăng cường hợp tác song phương, mà còn các vấn đề khu vực như Biển Đông.
“Chúng tôi phải làm việc với nhau để đảm bảo rằng Biển Đông sẽ không làm suy yếu hợp tác ASEAN – Trung Quốc. Đó là lý do tại sao các khuôn khổ đàm phán ASEAN – Trung Quốc là rất quan trọng để tạo thuận lợi cho việc sớm kết thúc đàm phán COC”, South China Morning Post dẫn lời Tổng thống Indonesia cho biết. Ông cũng thừa nhận rằng đàm phán COC (đã) có thể tiến triển nhanh hơn để cung cấp các biện pháp xây dựng lòng tin, cơ chế đối phó sự cố và quản lý khủng hoảng.
Cố vấn chính sách đối ngoại của ông Joko Widodo, Rizal Sukma cho biết, Indonesia cũng tin rằng một phần biện pháp xây dựng lòng tin có thể đạt được thông qua phát triển chung, một ý tưởng quan trọng mà Trung Quốc “theo đuổi với Việt Nam”. Mặt khác, quan điểm đường lưỡi bò không có căn cứ pháp lý quốc tế không phải là mới, nó đã được Jakarta khẳng định rõ trong công hàm gửi Liên Hợp Quốc năm 2009.
Indonesia phản đối ASEAN – Mỹ tuần tra chung ở Biển Đông
Video đang HOT
Phó Đô đốc Robert Thomas, Tư lệnh Hạm đội 7 Hoa Kỳ. Ảnh: Bloomberg.
Tuần trước Tư lệnh Hạm đội 7 Hoa Kỳ, Phó Đô đốc Robert Thomas gợi ý, các nước ASEAN có thể hợp tác tuần tra chung trên Biển Đông và Hạm đội 7 sẽ hỗ trợ một hoạt động như vậy. Rizal bình luận, Indonesia sẽ thảo luận bất kỳ ý tưởng mới nào cho Biển Đông trong phạm vi Diễn đàn hàng hải ASEAN mở rộng, bao gồm cả Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ.
“Trong khi chúng tôi chào đón sự hiện diện của Mỹ trong khu vực, chúng ta không cần một hoạt động tuần tra chung cụ thể Mỹ – ASEAN ở Biển Đông. Chúng tôi muốn tập trung vào việc sắp xếp nội bộ ASEAN”, Cố vấn đối ngoại của ông Joko Widodo tuyên bố.
Yang Razali Kassim, một nhà quan sát các vấn đề Indonesia nói với South China Morning Post, ông cảm nhận được một “món lợi nhuận trong mâu thuẫn” của Indonesia đối với Trung Quốc từ tuyên bố cứng rắn, gây tranh cãi của Bắc Kinh ở Biển Đông. Cả hai nước đang trong giai đoạn lãnh đạo bởi các nhà lãnh đạo mới, cố gắng khẳng định thương hiệu, vị thế nguyên thủ của một quốc gia có ảnh hưởng lớn.
“Ném đá thăm dò” chiến lược Con đường Tơ lụa mới trên biển
Trong cuộc gặp Chủ tịch Trung Quốc lần này, Tổng thống Indonesia cho biết ông muốn hỏi Tập Cận Bình để biết thêm chi tiết về chiến lược Con đường Tơ lụa mới trên biển để ông có thể quyết định xác nhận nó.
Hai nhà lãnh đạo dự kiến sẽ ký một bản ghi nhớ nhằm thúc đẩy mối quan hệ song phương trong một số lĩnh vực quan trọng.
Ông Tập Cận Bình sẽ tiếp Tổng thống Indonesia và sẽ được hỏi về tầm nhìn Con đường Tơ lụa trên biển. Ảnh: SCMP.
Joko Widodo cũng ám chỉ sự thất vọng của ông đối với thách thức trong nước trước nỗ lực cố gắng mở rộng thu hút đầu tư từ Trung Quốc. Ông hy vọng lần này đi Bắc Kinh, hai bên không còn chỉ ký kết trên giấy mà không thực hiện.
Trung Quốc trở thành nhà đầu tư hàng đầu của nhiều quốc gia trong khu vực, nhưng chỉ xếp hạng thứ 13 tại Indonesia, sau cả hà Lan, Mauritius và Đài Loan. Joko Widodo chỉ ra hai rào cản chính: Thủ tục hành chính quan liêu và các vấn đề thu hồi đất cho các dự án lớn.
Về chiến lược Con đường Tơ lụa mới trên biển mà Bắc Kinh khởi xướng, Joko Widodo nói với South China Morning Post: “Cho đến bây giờ tôi vẫn không biết chi tiết về Con đường Tơ lụa. Nhưng nếu sự hợp tác có thể cung cấp lợi ích cho người dân chúng tôi, lợi ích quốc gia chúng tôi và Trung Quốc thì rất ổn.”
Cố vấn chính sách đối ngoại Rizal Sukam nói rằng, ý tưởng của Tập Cận Bình về Con đường Tơ lụa mới trên biển là dành cho quan hệ kinh tế và ngoại giao chứ không phải nhằm tìm kiếm quyền bá chủ. Miễn là Bắc Kinh tuân thủ theo khuôn khổ đó, Jakarta sẵn sàng hợp tác.
Khi được hỏi ông đánh giá thế nào về Trung Quốc và Tập Cận Bình, Joko Widodo nói rằng: “Chúng tôi có thể học hỏi từ Trung Quốc, họ làm đường rất nhanh, làm đường sắt rất nhanh, đào tạo cũng rất nhanh”.
Theo Giáo Dục Việt Nam
Biển Đông: Mỹ tung đòn độc, Trung Quốc "lạnh sống lưng"
Hồi đầu tuần này, chỉ huy của Hạm đội Số 7 thuộc Hải quân Mỹ đã khiến Trung Quốc không khỏi "lạnh sống lưng" khi đưa ra đề xuất về một chiến dịch đặc biệt ở Biển Đông.
Ảnh minh họa
Cụ thể, theo đề xuất của Phó Đô đốc Robert Thomas đưa ra hôm thứ Ba (17/3), ông Thomas đã đề xuất rằng các nước ASEAN nên hợp tác để thiết lập một lực lượng hàng hải chung nhằm tiến hành hoạt động tuần tra trên biển ở Biển Đông. Mỹ cũng đề nghị giúp ASEAN một tay trong hoạt động tuần tra Biển Đông.
Tờ Bloomberg đưa tin, Phó Đô đốc Thomas của Hải quân Mỹ đã đưa ra đề xuất nói trên tại Triển lãm Hàng không và Hàng hải Quốc tế Langkawi được tổ chức ở Malaysia sau cuộc họp của các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN. Phát biểu tại hội nghị này, ông Thomas đã nói, các nước ASEAN nên tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an ninh hàng hải trong khi vẫn tôn trọng chủ quyền và không gian ven biển của nhau. Hoạt động hợp tác đó nên được tổ chức giống như trường hợp các nước phối hợp nỗ lực để chống lại nạn cướp biển ở vùng Vịnh Aden.
"Có lẽ nói thì dễ hơn làm nhưng từ quan điểm chính sách và tổ chức, một sáng kiến như vậy có thể giúp làm rõ hơn các mục tiêu hoạt động trong những sự kiện huấn luyện mà ASEAN đang muốn theo đuổi. Nếu các nước thành viên ASEAN dẫn đầu trong việc tổ chức một thứ gì đó giống như vậy, hãy tin tôi đi, Hạm đội số 7 của Mỹ sẽ sàng giúp đỡ và hậu thuẫn", ông Thomas đã cam kết như vậy.
Người đứng đầu lực lượng hải quân Mỹ ở Tây Thái Bình Dương khẳng định, Mỹ sẽ ủng hộ cho kế hoạch tiến hành các cuộc tuần tra đa quốc gia ở Biển Đông giống như các nước đã làm ở Eo biển Malacca.
Giới chức Lầu Năm Góc cũng đã ngầm đồng ý với đề xuất của Phó Đô đốc Thomas. Điều này được thể hiện trong một tuyên bố được phát đi ngày hôm qua (20/3), trong đó nói rằng: "Bộ Quốc phòng hoan nghênh các nỗ lực tập thể nhằm củng cố an ninh hàng hải ở Châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có những nỗ lực do ASEAN làm chủ và dẫn dắt. Chúng tôi tin rằng sự hợp tác chặt chẽ giữa các nước thành viên trong ASEAN là vô cùng quan trọng trong việc duy trì hòa bình và thịnh vượng ở trong khu vực", phát ngôn viên Lầu Năm Góc - bà Henrietta Levin cho hay.
Phó Đô đốc Philippine Jesus Millan sau đó đã nói rằng, Hải quân Philippine đồng ý với đề xuất của Phó Đô đốc Mỹ Thomas. Đây là điều không có gì đáng ngạc nhiên. Manila từ lâu đã luôn công khai phản đối gay gắt những cuộc tuần tra của tàu thuyền Trung Quốc xung quanh những vùng tranh chấp ở Biển Đông trong những năm gần đây và đồng minh Mỹ đã tăng cường giúp đỡ để Manila có thể tiến hành các cuộc tuần tra tương tự để giám sát mọi hoạt động trong vùng lãnh hải của mình.
Tuy nhiên, ông Milan thừa nhận, sáng kiến của ông Thomas đòi hỏi cần phải có sự tập trung nguồn lực và vì thế cần tất cả các nước liên quan cùng tham gia.
Chắc chắn bất kỳ lực lượng tuần tra hàng hải chung nào của ASEAN ra đời với sự tham gia của Mỹ hay sự ủng hộ của Mỹ đều sẽ khiến Trung Quốc nổi điên.
Trung Quốc lại tức giận Mỹ
Trung Quốc hôm qua đã lên tiếng chỉ trích vị sĩ quan hải quân cấp cao của Mỹ về việc đưa ra đề xuất trong đó các nước ASEAN sẽ phối hợp tuần tra chung ở Biển Đông với sự giúp đỡ của Hạm đội số 7 của Mỹ.
"Chúng tôi hy vọng rằng Mỹ sẽ tuân thủ nghiêm túc cam kết không đứng về bên nào trong các cuộc tranh chấp chủ quyền", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã nói như vậy.
Ông Hồng Lỗi cho rằng những phát biểu của Phó Đô đốc Thomas sẽ "không giúp ích gì cho việc giải quyết các cuộc tranh chấp ở Biển Đông một cách đúng đắn và không giúp gì cho hòa bình, sự ổn định ở Biển Đông..
Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh, cam kết lâu dài của Bắc Kinh là giải quyết các cuộc tranh chấp ở Biển Đông thông qua đàm phán, tham vấn trực tiếp với các nước có liên quan.
Trung Quốc đang có tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông với 4 nước láng giềng Đông Nam Á gồm Philippines, Malaysia, Brunei, Việt Nam và Vùng lãnh thổ Đài Loan. Trung Quốc đang đòi chủ quyền tới khoảng 90% Biển Đông chiến lược và giàu tài nguyên dựa trên yêu sách đường 9 đoạn phi lý hay còn gọi là đường lưỡi bò. Đường 9 đoạn liếm sâu vào bên trong trung tâm biển của Đông Nam Á. Đòi hỏi chủ quyền phi lý, phi pháp và quá đáng của Trung Quốc đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ và quyết liệt của các nước trong khu vực nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chung.
Theo VnMedia
Học giả Trung Quốc: Việt Nam, Philippines muốn ASEAN tuần tra chung Biển Đông Các nước Đông Nam Á dường như không muốn gây "nguy hiểm" cho quan hệ thương mại với Trung Quốc, bất chấp đã có những bằng chứng... Tư lệnh Hạm đội 7 Hoa Kỳ, Phó Đô đốc Robert Thomas. Sout China Morning Post ngày 19/3 đưa tin, các quốc gia ASEAN đã phản ứng lạnh lùng trước kêu gọi của một chỉ huy...