Tại sao người già ngủ ít?
Người cao tuổi có xu hướng gặp phải nhiều rối loạn giấc ngủ như khó đi vào giấc ngủ, ngủ ít hơn, hay tỉnh giấc giữa đêm so với những người trong độ tuổi trẻ.
Sự trao đổi chất chậm
Càng lớn tuổi, quá trình trao đổi chất trong cơ thể sẽ diễn ra chậm hơn, thời gian ngủ cũng giảm so với người trẻ tuổi.
Đối với người cao tuổi, thời gian ngủ tốt nhất là từ 10h tối đến 6h sáng hôm sau. Thực tế người cao tuổi cần ngủ khoảng 6 đến 7 tiếng mỗi ngày. Ngủ quá lâu hoặc quá ngắn sẽ gây hại cho sức khỏe và tăng khả năng mắc bệnh Alzheimer.
Ảnh minh họa.
Sự thoái hóa của hệ thống não
Khi có tuổi, các tế bào não của não bộ cũng sẽ thoái hóa. Các nhà khoa học đã phát hiện ra chất hoóc-môn Melatonin được tiết ra từ tuyến tùng trong não chính là cơ sở của giấc ngủ. Melatonin được kích thích khi có bóng đêm và bị ức chế khi có ánh sáng.
Video đang HOT
Bình thường, lượng melatonin bắt đầu được sản sinh quanh thời điểm mặt trời lặn, tăng mạnh từ 2 – 4 giờ sáng (khi ngủ say nhất) rồi giảm dần khi ánh sáng ban ngày xuất hiện.
Melatonin chính là nhạc trưởng thiết lập nhịp điệu của cơ thể, thiết lập đồng hồ sinh học trong não và điều hòa giấc ngủ tự nhiên của con người. Nhờ có Melatonin mà con người có giấc ngủ sảng khoái, êm đềm không bị mệt mỏi khi thức giấc.
Khi con người càng về già những tế bào phụ trách giấc ngủ chuyên biệt ngày một mất đi khiến cho chúng ta không thể ngủ sâu được nữa.
Ảnh minh họa.
Tác động của bệnh
Theo tuổi tác, các cơ quan của người già sẽ thoái hóa từ từ, sức đề kháng cũng giảm sút, dễ mắc các bệnh như gout, thoái hóa đốt sống cổ, tim mạch và mạch máu não. Sự khó chịu về thể chất do chứng đau nửa đầu gây ra có thể gây rối loạn giấc ngủ ở tuổi già.
Các yếu tố khác
Thời gian ngủ trưa dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ vào ban đêm. Vì thế không nên ngủ trưa quá 1 tiếng.
Lo lắng, suy nghĩ xa xôi quá nhiều sẽ khiến người già khó ngủ.
Môi trường sống xung quanh quá ồn ào.
4 thói quen cải thiện giấc ngủ người cao tuổi
Đối với người cao tuổi nên duy trì thói quen ngủ và dậy đúng giờ mỗi ngày để hình thành thói quen ngủ tốt.
Tạo môi trường ngủ tốt cho bản thân, có thể thay một bộ chăn ga gối đệm êm ái, che đèn sáng trước khi đi ngủ. Đặt điện thoại xuống, đọc sách, nghe nhạc hoặc tắm nước nóng.
Không nên ăn no trước khi đi ngủ, không để quá đói, ngoài ra không nên uống một số đồ uống có vị nồng như cà phê.
Để cải thiện giấc ngủ, bạn có thể tập thể dục vừa phải vài giờ trước khi đi ngủ, chẳng hạn như đi bộ nửa giờ hoặc tập yoga. Không tập thể dục trước khi ngủ 2 tiếng.
"Bà bầu" cần làm gì để cải thiện giấc ngủ?
Khi mang thai, đa số các mẹ đều bị rối loạn về giấc ngủ, trong đó, có tình trạng mất ngủ về đêm. Điều này sẽ ảnh hướng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Bác sĩ Khoa Sản, Bệnh viện Lê Lợi khám thai cho sản phụ.
Chị Đào Thị Trang, 35 tuổi, đường 30/4 (TP.Vũng Tàu) đang mang thai đứa con thứ hai được 23 tuần. Nhưng mấy tuần qua chị bị mất ngủ vào ban đêm. Mỗi ngày chỉ ngủ được khoảng 4 tiếng đồng hồ, khoảng từ 21 giờ đến 1 giờ sáng hôm sau và sau đó thức tới sáng. Ngủ ít như vậy nhưng ban ngày chị Trang cũng không buồn ngủ. Cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, căng thẳng nên ảnh hưởng đến chất lượng công việc và cuộc sống.
Được nhiều người quen giới thiệu, chị Trang đã dùng trà tim sen nhưng tình trạng mất ngủ vẫn không được cải thiện. Chị rất lo lắng cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. "Mấy tháng đầu mang thai tôi vẫn ngủ ngon giấc, nhưng thời gian gần đây tôi bỗng nhiên bị mất ngủ triền miên, trong khi tâm trạng tôi lúc nào cũng thoải mái, vui vẻ, không có chuyện gì phải lo âu. Vì vậy, tôi cảm thấy lạ và hết sức lo lắng cho sức khỏe của mình", chị Trang nói.
Tình trạng mất ngủ vào ban đêm như chị Trang không phải là hiếm. Bác sĩ Nguyễn Thị Lâm Hà, Phó Trưởng Khoa sản, Bệnh viện Bà Rịa cho biết, mẹ bầu mất ngủ 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ là hiện tượng bình thường, thuộc về sinh lý, không đáng lo ngại.
Trường hợp mất ngủ vượt không phải hai mốc thời gian vừa nói và kéo dài thì rất đáng lo. Bởi lúc này mẹ bầu có thể mắc các bệnh lý liên quan đến não bộ, hệ thần kinh, cơ quan nội tiết... Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn về thể chất và tinh thần của bé, nhất là quá trình phát triển hệ thần kinh. Khi gặp vấn đề này, mẹ bầu nên đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám cẩn thận và có hướng điều trị phù hợp.
Để cải thiện tình trạng mất ngủ về đêm mẹ bầu nên ăn nhẹ các món ăn dễ tiêu hóa, tránh các món chiên xào nhiều dầu mỡ vào buổi tối; nên ăn tối trước 19 giờ và không nên ăn khuya. Mẹ bầu cần có không gian phòng ngủ thoáng đoãng, mát mẻ, giảm ánh sáng, tắt các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, ti vi... nên uống đủ nước, hít thở sâu, tập yoga thư giãn nhẹ nhàng trước ngủ. Bên cạnh đó, cố gắng tạo tâm lý thoải mái, vui vẻ, không suy nghĩ nhiều.
"Mẹ bầu mất ngủ với biểu hiện về mặt sinh lý thì chỉ cần thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống và có thể bổ sung một số thuốc có tác dụng hỗ trợ giảm ốm nghén cho phụ nữ mang thai dễ ngủ. Nhưng mất ngủ do bệnh lý thì phải đi khám kỹ lưỡng, để được chữa trị kịp thời", bác sĩ Lâm Hà khuyên.
Làm gì để thoát khỏi bóng đè? Tôi rất hay bị bóng đè khi ngủ và giật mình nửa đêm. Tôi đã thay đổi phòng ngủ, tập thể dục, ăn uống tốt nhưng vẫn bị bóng đè. Xin hỏi cách thoát khỏi bóng đè để ngủ ngon hơn? tungnguyen@yahoo.com Ảnh minh họa Bóng đè là một từ dân gian nói về hiện tượng rối loạn giấc ngủ. Những người gặp...