Tại sao đã đổi nhiều sữa mà trẻ không tăng cân?
Con trai tôi tròn 8 tháng, nặng 7,6 kg, cao 71 cm. Tôi ít sữa, không đủ cho cháu bú. Tôi cho cháu ăn bổ sung sữa ngoài nhưng cháu ăn được rất ít.
Tôi thay đổi nhiều loại sữa cho cháu nhưng tình hình vẫn không cải thiện. Từ 5 tháng tuổi, tôi bắt đầu cho cháu ăn dặm, ngày 3 bữa bột, đầy đủ dầu, thịt, cá, trứng, rau xanh. Ngoài ra, mỗi ngày tôi còn cho cháu ăn thêm 1/2 hộp sữa chua, một hộp váng sữa và hoa quả, tối cháu bú mẹ. Hai tháng nay, cháu không lên cân, thi thoảng còn bị viêm mũi họng. Xin hỏi, cân nặng cháu như thế có bị suy dinh dưỡng không, chế độ ăn đã hợp lý chưa? (Bích Loan)
Trả lời
Chào bạn,
Bé trai 8 tháng tuổi nặng trung bình là 8,6 kg, cao 70,6 cm. Như vậy chiều cao của bé tạm ổn nhưng cân nặng bị thiếu khoảng một kg so với chuẩn. Trong năm đầu tiên, sữa vẫn là thức ăn chủ yếu của bé, chỉ ăn bổ sung khi bé đủ 6 tháng tuổi. Bạn cho bé ăn bổ sung hơi sớm, bộ máy tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện sẽ ảnh hưởng đến sự tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng. Một khi bé ăn bổ sung sớm lại ăn nhiều sẽ không chịu uống sữa vì ăn bột đã thấy no rồi.
Hiện tại bé 8 tháng tuổi bạn đã thay đổi món ăn cho bé, có đủ thịt cá, trứng, rau xanh nhưng có lẽ số lượng chưa đủ và nhiều mẹ hay “quên” không cho dầu, mỡ vào bột cho bé nên bé vẫn chưa đủ năng lượng. Do đó bé không lên cân.
Khẩu phần ăn của bé hiện tại cần 700-900 ml sữa một ngày bao gồm cả bú mẹ, sữa công thức, sữa chua… và 3 bữa bột, mỗi bát bột gồm có 20 g bột gạo (khoảng 2 thìa cà phê), 20 g thịt hoặc cá, tôm, trứng…, 5 g dầu mỡ (một thìa cà phê) và rau xanh. Ba bữa bột phải thay đổi với 3 loại thức ăn, không nên cho bé ăn một loại bột cả ngày vì bé sẽ chán ăn. Có thể cho bé ăn thêm hoa quả tươi, sữa chua sau khi ăn khoảng một tiếng.
Video đang HOT
Để tăng sữa cho bé không phải cho tăng ngay một lúc được, bạn nên tận dụng cảm giác khát để dỗ bé uống sữa. Số lượng uống mỗi bữa sẽ tăng dần ít một làm bé khó nhận rõ và tạo điều kiện cho bé thích nghi dần. Cứ sau khi uống sữa khoảng 2 tiếng thì có thể cho bé ăn bột, và sau khi ăn bột khoảng 3 tiếng bạn có thể cho bé uống tiếp sữa.
Việc bé bị viêm mũi họng cũng là một nguyên nhân làm bé ăn ít, nếu bé khỏi bệnh chắc chắn sẽ ăn ngon hơn. Do đó cần điều trị dứt điểm cho bé vì nếu không điều trị đến nơi đến chốn, bé không khỏi phải điều trị kháng sinh trong thời gian dài dễ bị loạn khuẩn ruột làm ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thu của bé.
Nếu bé vẫn không tiến triển, bạn có thể bổ sung thêm lysin, kẽm, vitamin… để hỗ trợ bé ăn được tốt hơn nhưng cần theo chỉ định của bác sĩ.
Chúc bé ăn ngoan chóng nhớn và luôn phát triển tốt.
Thạc sĩ bác sĩ Doãn Thi Tường Vi
Phòng khám dinh dưỡng, Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội
Theo VnExpress
Việt Nam có gần 250 người chết vì ung thư mỗi ngày?
Số liệu công bố tại Hội thảo khoa học "Ung bướu quốc gia" năm 2013 cho thấy, mỗi năm Việt Nam có 75.000 người chết vì ung thư. Tuy nhiên, con số này đã tăng nhanh trong thời gian qua.
Việt Nam có hơn 200 người chết vì ung thư mỗi ngày. Ảnh: Tế bào ung thư
Theo số liệu nói trên, trung bình mỗi ngày tại Việt Nam có khoảng 205 người chết vì căn bệnh ung thư. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy, con số này có dấu hiệu tăng trong năm qua.
Trong những chia sẻ của mình về căn bệnh ung thư, PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh cho rằng, các bệnh không lây nhiễm gia tăng đáng kể là do quá trình công nghiệp hóa, toàn cầu hóa, tuổi thọ ngày càng tăng cũng là một trong những nguyên nhân.
Bên cạnh đó, các yếu tố khác như nguy cơ như hút thuốc, khẩu phần ăn, rượu bia, hoạt động thể chất, stress.... cũng là những nguyên nhân gây ra ung thư.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê cũng cho rằng: "Người dân hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh được các yếu tố nguy cơ này".
Còn TS Nguyễn Đại Bình cũng chỉ ra rằng, một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ mắc và tử vong vì ung thư tại Việt Nam tăng cao là do người Việt có rất nhiều thói quen xấu có thể dẫn đến mắc các chứng bệnh về ung thư như hút thuốc lào hay ăn trầu.
"Nhiều người vẫn nghĩ ăn trầu tạo ra sức đề kháng nhưng chính thuốc sợi hoặc vôi được nhai lẫn trong trầu lại là tác nhân gây ung thư. Thêm nữa, người Việt Nam thường có tâm lý e ngại gặp bác sỹ, chỉ sợ bị "vẽ" thêm bệnh và thường tự điều trị khi sức khỏe có vấn đề", TS Nguyễn Đại Bình nói.
Theo các nhà nghiên cứu, một thực trạng đang rất phổ biến đối với những người mắc ung thư tại Việt Nam là việc chậm phát hiện và điều trị bệnh.
Một nghiên cứu được thực hiện trên 400 bệnh nhân tại Bệnh viện K đã được công bố cho thấy, 1/5 trong số các bệnh nhân ung thư chỉ tìm đến dịch vụ y tế sau 6 tháng kể từ thời điểm nhận biết dấu hiệu bệnh.
Có những người bị nhiệt miệng hay viêm miệng thường tự mua thuốc để uống thay vì nghĩ đến những căn bệnh nặng hơn. Trên thực tế, bệnh nhân có thể đã mắc ung thư vòm họng. Đây là loại ung thư dễ phát hiện sớm nhưng thường được chẩn đoán muộn.
Lý giải nguyên nhân của thực trạng trên, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, một phần người dân Việt Nam còn nhận thức mơ hồ về căn bệnh ung thư và tác hại của nó. Bên cạnh đó, việc thiếu thốn về điều kiện kinh tế, điều kiện khám chữa bệnh cũng là những hạn chế trong việc phát hiện và điều trị ung thư khiến tỷ lệ tử vong ngày càng tăng.
Một số loại bệnh ung thư phổ biến tại Viêt Nam khiến tỷ lệ tử vong cao nhất hiện nay có thể kể đến như ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư vòm họng, ung thư gan...
Thông tin về ung thư cho thấy, chỉ sau 1 năm, tỷ lệ tử vong của người dân Việt do mắc bệnh ung thư đã lên tới con số gần 250 người trong một ngày. Nếu con số này là đúng thực tế thì đời sống của người dân Việt đang bị đe dọa một cách nghiêm trọng.
Theo Bích Châu
Gia đình Online
Bệnh gì không nên ăn dưa hấu? Bệnh dạ dày, huyết áp thấp, tiểu đường... là những người được khuyến cáo không nên ăn dưa hấu. Ảnh minh họa: Internet Dưa hấu là loại trái cây được ưa chuộng vào mùa hè làm thức ăn, sinh tố... giải khát. Tuy nhiên, không phải ai ăn dưa hấu cũng tốt cho sức khỏe. Dưới đây là những người nên loại bỏ...