Tại sao các đại dịch của thế giới lại đến từ động vật?
Sự sống sót tiến hóa của mầm bệnh phụ thuộc vào việc lây nhiễm sang vật chủ mới.
Trong khi hệ thống miễn dịch của vật chủ mới cố gắng tiêu diệt mầm bệnh thì mầm bệnh cũng sẽ ‘tìm cách’ tiến hóa để tồn tại bằng cách sang tiếp một loài mới nữa.
Hành khách đeo khẩu trang ngừa corona tại một sân bay ở Hong Kong – Ảnh: GETTY
Trong 50 năm qua, loài người trải qua một loạt các bệnh truyền nhiễm có sức lây lan nhanh. Cuộc khủng hoảng căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS những năm 1980 bắt nguồn từ loài vượn lớn; virus Zika bắt nguồn từ loài muỗi; dơi ăn trái truyền dịch Ebola; heo truyền cúm A/H1N1 và hiện nay, dơi được cho là nguồn cơn của dịch virus corona.
Nhưng vì sao các đại dịch lại thường bắt nguồn từ động vật?
Theo đài BBC, con người luôn luôn có nguy cơ mắc bệnh từ động vật, bởi vì hầu hết các động vật đều mang một loạt mầm bệnh trong cơ thể. Sự sống sót tiến hóa của mầm bệnh phụ thuộc vào việc lây nhiễm sang vật chủ mới.
Trong khi hệ thống miễn dịch của vật chủ mới cố gắng tiêu diệt mầm bệnh thì mầm bệnh cũng sẽ “tìm cách” tiến hóa để tồn tại bằng cách sang một loài mới.
Có nghĩa là cả mầm bệnh và vật chủ giống như bị nhốt trong một trò chơi tiến hóa vĩnh cửu là cố gắng tìm ra những cách mới để tiêu diệt lẫn nhau.
Video đang HOT
Ngày càng nhiều động vật hoang dã sống trong các thành phố lớn – Ảnh: GETTY
Trong khi đó, sự phát triển kinh tế thế giới, biến đổi khí hậu đang loại bỏ và làm thay đổi môi trường sống của động vật, thay đổi cách chúng sống, nơi chúng sống và loài nào ăn loài nào.
Cách sống của con người cũng đã thay đổi, với 55% dân số toàn cầu hiện đang sống ở các thành phố, con số này 50 năm trước là 35%. Những thành phố lớn hơn này cung cấp những ngôi nhà mới cho động vật hoang dã: chuột, gấu trúc, sóc, cáo, chim, chó rừng, khỉ…
Chúng có thể sống trong không gian xanh như công viên, vườn nhà và để lại những chất thải ở khắp nơi, khiến cho không gian đô thị xuất hiện thêm rất nhiều bệnh mới.
Sự biến đổi của môi trường, khí hậu hiện nay đang đẩy nhanh quá trình này. Nhu cầu du lịch quốc tế gia tăng khiến tốc độ lây lan của dịch bệnh mới trở nên nhanh và ở quy mô rộng hơn.
Dịch virus corona hiện nay có tốc độ lan nhanh chóng mặt cũng vì những nguyên nhân này. Chỉ trong vòng 1 tháng kể từ sau khi Trung Quốc báo cáo về trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên, đến nay đã có hơn 9.600 ca nhiễm trên toàn cầu, hơn 200 người trong số đó đã tử vong. Con số lây nhiễm dự kiến sẽ còn tăng thêm trong thời gian tới.
Những ai có nguy cơ nhiễm dịch bệnh cao nhất?
Đó là nhóm đối tượng sống ở thành phố nhưng làm việc trong ngành chế biến thực phẩm, dọn dẹp vệ sinh, chăm sóc động vật, do có nhiều cơ hội tiếp xúc nguồn và người mang mầm bệnh.
Nhóm đối tượng này cũng có thể có hệ thống miễn dịch yếu hơn do dinh dưỡng kém, thường xuyên tiếp xúc với không khí chất lượng thấp hoặc điều kiện không vệ sinh. Và nếu bị nhiễm bệnh, họ thường ít chú ý và không đủ điều kiện đến cơ sở y tế.
Dịch bệnh mới lây lan nhanh chóng ở các thành phố lớn vì dân cư đông đúc; hàng nghìn người có thể hít thở cùng bầu không khí và chạm vào cùng một bề mặt.
Một trong các nguyên nhân đáng chú ý khác là trong một số nền văn hóa, người dân sử dụng động vật hoang dã để làm thức ăn, khiến virus gây bệnh dễ lây truyền từ động vật sang người.
Đại dịch là một phần của tương lai của chúng ta
Các chuyên gia nhận định rằng, con người phải chấp nhận sự xuất hiện của dịch bệnh như là một phần của tương lai của chúng ta. Việc “chủ động thừa nhận” đặt chúng ta vào thế mạnh hơn để chống lại các đại dịch mới.
Cách đây một thế kỷ, đại dịch cúm Tây Ban Nha đã lây nhiễm khoảng nửa tỉ người và giết chết 50 – 100 triệu người trên toàn thế giới. Sau đó, các tiến bộ khoa học và sự rót vốn đầu tư cho nghiên cứu y tế toàn cầu đã giúp loài người ít nhiều có thể đương đầu với những căn bệnh như thế trong tương lai.
Tuy nhiên, rủi ro là điều không thể báo trước. Bất cứ thời điểm nào trong tương lai, con người cũng sẽ trải qua những dịch bệnh lớn.
MINH HẢI
Theo tuoitre.vn
Cục Y tế dự phòng đề nghị tăng cường kiểm dịch tại các cửa khẩu
Trước tình hình dịch bệnh truyền nhiễm tiếp tục diễn biến phức tạp, Cục Y tế dự phòng đề nghị tăng cường thực hiện việc kiểm dịch y tế đối với người, phương tiện nhập cảnh, quá cảnh và hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam từ các quốc gia, vùng lãnh thổ đang có dịch bệnh.
Kiểm tra thân nhiệt hành khách ở cửa khẩu Nội Bài. (Ảnh: TTXVN)
Nhằm chủ động phát hiện sớm, ngăn chặn trường hợp nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm qua các cửa khẩu, Cục Y tế dự phòng đã có công văn gửi Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố có hoạt động kiểm dịch y tế đề nghị tăng cường công tác kiểm dịch y tế phòng, chống dịch bệnh lan truyền qua cửa khẩu.
Đây cũng là hoạt động thực hiện theo Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 19/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Canh Tý và Công văn số 1696/TTg-KGVX ngày 17/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phòng, chống dịch bệnh mùa Đông Xuân. Đặc biệt trong dịp đầu Năm mới 2020, hoạt động giao lưu, đi lại, thương mại giữa các nước ngày càng gia tăng, nhiều nguy cơ các dịch bệnh xâm nhập vào Việt Nam qua các cửa khẩu.
Cục Y tế đề nghị tăng cường thực hiện việc kiểm dịch y tế đối với người, phương tiện nhập cảnh, quá cảnh và hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam từ các quốc gia, vùng lãnh thổ đang có dịch bệnh truyền nhiễm... Khi phát hiện nguy cơ sẽ cách ly và xử lý kịp thời và có báo cáo cho các cơ quan quản lý để phối hợp chỉ đạo giải quyết.
Dịch Ebola ở Cộng hòa Dân chủ Congo đang có diễn biến phức tạp. (Nguồn: NPR)
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hiện, tình hình dịch bệnh trên thế giới diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, trong đó ghi nhận các bệnh nguy hiểm mới nổi như dịch Ebola tại Cộng hòa Congo; dịch MERS-CoV tại một số quốc gia khu vực Trung Đông; bệnh bại liệt tại Philippines, Myanmar, Trung Quốc; sốt vàng tại một số quốc gia khu vực Nam Mỹ và châu Phi; dịch tả tại Sudan, một số trường hợp viêm phổi cấp nghi do virus chưa xác định tác nhân gây bệnh tại Trung Quốc...
Theo thoidai
Những tin tức nổi bật nhất về y tế trong một thập kỷ qua Những năm 2010 sẽ đi vào lịch sử như một thập kỷ của nhiều câu chuyện đáng chú ý liên quan đến sức khỏe, nhiều trong số đó không phải là tin tốt - Ebola, sởi, kháng kháng sinh. Nhưng không phải tất cả đều xấu, nhiều tin tốt cũng đã đến, và một số trong đó sẽ có tầm ảnh hưởng lâu...