Tại sao bạn không nên ăn thịt gà liên tục trong dịp Tết?
Tết thường có món gà trên bàn ăn nhưng ăn gà quá nhiều lại đem lại nhiều thứ phiền phức cho cơ thể.
Mặc dù được đánh giá là có lợi cho sức khoẻ, nhưng nếu ăn thịt gà hằng ngày đem lại nhiều rủi ro cho cơ thể, mà một trong số đó khiến bạn tăng cân rất nhanh.
Bạn được khuyên nên ăn thịt trắng nhiều hơn, mà gà thuộc vào nhóm thịt trắng, hơn là thịt đỏ vì có ít chất béo bão hoà. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các nhà khoa học Anh, vì gà nuôi trong nhà máy đã biến đổi gen theo thời gian nên lượng chất béo tăng từ 5-10 lần so với thế kỷ trước. Một khẩu phần thịt gà có trọng lượng 114 gram chứa 17% tổng lượng chất béo, trong đó có 5 gram chất béo bão hoà.
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đánh giá protein là một phần quan trọng cho một chế độ ăn uống lành mạnh, và khuyến nghị một người trưởng thành ăn khoảng 50 gram protein là đủ.
Tuy nhiên thịt gà cung cấp nhiều protein, mà dễ khiến cơ thể tích trữ khá nhiều chất béo và bạn sẽ tăng cân, tăng lượng lipid trong máu tăng lên sẽ gây ra bệnh máu nhiễm mỡ và bệnh tim mạch.
Nguy cơ ngộ độc thực phẩm nếu như bạn không nấu chín khẩu phần gà. Lúc đó, bạn dễ bị nhiễm bệnh do vi khuẩn campylobacter, salmonella và clostridium perfringens gây ra. Những vi khuẩn này nổi tiếng với những tác động xấu đến cơ thể con người, vì chúng khiến căn bệnh trở nặng. Điều đặc biệt quan trọng đối với các nhóm người dễ bị tổn thương, chẳng hạn như người già, trẻ em và phụ nữ mang thai, phải tránh loại ô nhiễm này bằng mọi giá.
Đừng mắc phải sai lầm phổ biến khi rửa thịt gà sống, khiến nước gà chảy tràn ra mặt bàn, đồ dùng và thực phẩm khác.
Sử dụng thớt và dao riêng cho gà sống và rửa tay sau chế biến. Các đồ dùng, thớt và đĩa dùng đựng thịt gà sống phải được bằng nước xà phòng nóng. Ngoài ra, hãy sử dụng nhiệt kế thực phẩm để đảm bảo gà được nấu chín ở nhiệt độ an toàn.
Video đang HOT
Ăn thịt gà nhiều cũng dễ dẫn đến táo bón. Gà nhiều protein như đã biết nhưng ăn chung với ngũ cốc, đậu nguyên hạt sẽ khiến bạn táo bón vì chế độ ăn này ít chất xơ. Do đó để tránh hiện tượng này, bạn hãy ăn gà chung với nhiều rau và các món giàu chất xơ.
Khả năng bị kháng các loại thuốc kháng sinh. Một thực tế nuôi gia cầm trong trang trại, người chăn nuôi sử dụng nhiều loại kháng sinh cho gà để phòng ngừa bệnh cho chúng. Ăn thịt gà nhiều cũng có nghĩa nạp gián tiếp các loại kháng sinh có khả năng tồn dư trong thịt gà. Và nếu điều này xảy ra, cơ thể bạn sẽ khó có khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng đơn giản nhất vì thuốc kháng sinh vô tác dụng với bạn.
Vì sao thịt gà ăn cùng lá chanh? Câu trả lời của chuyên gia tiết lộ tác dụng bất ngờ
Thịt gà kết hợp với lá chanh không chỉ là món ăn quen thuộc, mà ở một khía cạnh nào đó nó còn là vị thuốc trong y học cổ truyền.
Trong đời sống ẩm thực của người Việt, thịt gà là loại thực phẩm quen thuộc mà dường như ai cũng có thể sử dụng. Thịt gà có thể chế biến được rất nhiều món ăn khác nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn là gà luộc. Đây là món ăn không chỉ thấy trong cuộc sống dân dã mà còn có trong thực đơn của các bữa tiệc sang trọng.
Tuy nhiên, nếu gà luộc mà thiếu lá chanh thái sợi nhỏ thì món ăn chưa thật sự hoàn hảo. Lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Hội Đông y Hà Nội) cho biết thịt gà kết hợp lá chanh không chỉ là sự kết hợp hoàn hảo để tăng thêm vị ngon, mà đây còn là một bài thuốc phòng bệnh.
Cũng giống như thịt gà, lá chanh rất phổ biến ở Việt Nam, tuy nhiên không ai dùng lá chanh để nấu như những loại rau khác mà đây chỉ là một loại gia vị để tăng sự hấp dẫn của món ăn, nhất là những món luộc, thính, trong đó kết hợp với thịt gà là phổ biến nhất.
Trong đông y, thịt gà hay còn gọi là kê nhục, là món ăn và nếu biết cách kết hợp với các vị thuốc đông y khác thì sẽ là bài thuốc vô cùng bổ dưỡng cho sức khỏe. Bởi thịt gà không độc, có tính ngọt, ấm, có tác dụng trung ích khí, bổ tinh tủy.
Còn lá chanh là loại gia vị có chứa tinh dầu thơm, có tác dụng sát khuẩn tốt. Trong đông y, lá chanh có tính ôn, có tác dụng hòa đàm (đờm, chỉ khái, sát khuẩn). Chính vì thế, không ít người khi đun nước lá để xông thường dùng lá chanh cho kết hợp với một số loại lá cây khác rất tốt cho sức khỏe.
Quay trở lại với sự kết hợp thịt gà và lá chanh, lương y Bùi Hồng Minh cho biết, khi ăn thịt gà với lá chanh còn có thể giúp phòng sâu răng, đau răng. Tuy nhiên, khi sử dụng không nên cho quá nhiều lá chanh vì như vậy sẽ có vị đắng, làm mất đi vị ngọt của gà, giảm chất lượng món ăn.
Lương y Bùi Hồng Minh cho biết, thịt gà và lá chanh đều là vị thuốc trong y học cổ truyền.
Theo lương y Hồng Minh, thịt gà khi không kết hợp với vị thuốc nào cũng đã tốt cho cơ thể, đặc biệt người gầy sút, suy kiệt, ...hầm gà cả con giúp bồi bổ cơ thể rất tốt.
Ngoài ra, còn có một số bài thuốc kết hợp khác như:
Gà hầm sâm hồi xuyên tiêu: Gà 1 con, nhân sâm 10g, tiểu hồi 10g, xuyên tiêu 6g. Gà làm sạch, cho các vị thuốc cùng với chút rượu, đường, dầu, mắm, gia vị vào bụng gà buộc lại, thêm nước, hầm cách thủy, ăn khi đói. Dùng cho các bệnh nhân đau bụng, đầy hơi, mệt mỏi.
Gà hầm thảo quả bột nghệ hồ tiêu vỏ quýt : Gà trống 1 con, thảo quả 2 quả, bột nghệ 3g (hoặc nghệ tươi), hồ tiêu 6g, vỏ quýt 3g, thêm hành, giấm, nước mắm và lượng nước thích hợp, nấu nhừ, ăn khi đói. Dùng cho các trường hợp suy nhược cơ thể, đầy bụng không tiêu.
Gà hầm rượu: Gà 1 con làm sạch, cho rượu vào hầm chín. Dùng cho các trường hợp thận hư, ù tai, chóng mặt.
Gà hấp hoàng kỳ: Gà mái giò 1 con, hoàng kỳ 60g. Gà làm sạch, cho vào nồi hấp cùng hoàng kỳ, thêm gừng, hành, muối, gia vị, hầm trong 3 giờ. Dùng cho các trường hợp sa dạ dày, sa thận, sa trực tràng, sa tử cung.
Lương y Bùi Hồng Minh lưu ý, khi dùng thịt gà cần tránh ăn cùng cá chép. Do cá chép có tính hàn, thịt gà tính ôn ăn vào có thể sinh mụn nhọt. Gặp trường hợp này có thể dùng nước đậu đen uống để hóa giải. Thịt gà cũng không nên ăn cùng với tỏi và hành sống dễ gây phát hoả, mụn nhọt. Người có cơ địa dị ứng, mụn nhọt cũng tránh ăn gà cả da.
Đối với lá chanh, không chỉ là gia vị để rắc lên gà luộc, thịt luộc hay các món nộm, thính... mà trong đông y còn là vị thuốc có nhiều công dụng. Theo lương y Bùi Hồng Minh, lá chanh có tác dụng rất tốt đối với các trường hợp cảm sốt, ho, nhức đầu, sưng đau... dùng lá chanh khô sắc uống như uống trà sẽ có hiệu quả. Lá chanh có tác dụng tiêu mỡ và sát khuẩn rất tốt.
Lương Y Bùi Hồng Minh cho hay, lá chanh kết hợp với lá gai, lá vối sắc uống từ 10-15 ngày sẽ rất hiệu quả để làm mát gan, thanh độc, giải nhiệt.
Cách đơn giản nhất trong đời sống hàng ngày đó là, dùng lá chanh, lá bưởi, hương nhu, cúc tần, lá tre, mỗi vị 50g, bạc hà 20g, sả 2 củ, tỏi 3 nhánh. Tất cả rửa sạch, nấu nước xông cho ra mồ hôi. Phương thuốc này giúp nhanh ra mồ hôi, giảm nhức đầu và giải cảm rất hiệu quả.
9 sai lầm khi nấu ăn có thể hại cả nhà bạn Tất cả chúng ta đều muốn giữ cho gia đình mình được an toàn, mạnh khỏe. Nhưng đôi khi một sai lầm đơn giản trong cách xử lý và chế biến thức ăn có thể dẫn đến bệnh nghiêm trọng. Vệ sinh kỹ bằng xà phòng tất cả các bề mặt tiếp xúc với thịt sống ngay sau khi rửa thịt, thịt gà...