Tại sao ăn khoai lang nên giữ nguyên vỏ?
Nhiều người thường bỏ vỏ khoai lang khi ăn mà không biết vỏ khoai lang rất giàu chất xơ, chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng như kali, mangan và vitamin A, C và E… mang lại nhiều lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc.
Vỏ khoai lang rất giàu dinh dưỡng. Ảnh: The Kitchn
Một củ khoai lang cỡ trung bình (146 gram) còn nguyên vỏ cung cấp 130 calo, 30 gram carb; 3 gam chất đạm, 5 gam chất xơ, 154% giá trị hàng ngày (DV) provitamin A, 31% DV vitamin C và 15% DV kali.
Ít ai biết rằng, hàm lượng chất xơ trong khoai lang chủ yếu tập trung ở vỏ. Chất xơ tan trong nước giúp tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có lợi trong ruột và duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Nó cũng có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Vỏ khoai lang còn chứa nhiều chất chống oxy hóa như quercetin và anthocyanin. Những chất này có khả năng ngăn chặn tổn thương gây ra bởi các gốc tự do, giúp kiểm soát quá trình oxy hóa trong cơ thể. Sự tích tụ của tổn thương oxy hóa có thể dẫn đến quá trình lão hóa, và chất chống oxy hóa giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lão hóa như Alzheimer và Parkinson.
Nghiên cứu tại Đại học Kyoto, Nhật Bản, chỉ ra rằng vỏ khoai lang có khả năng giảm cảm giác đói và tạo sự no lâu hơn. Điều này giúp kiểm soát cân nặng và giảm nguy cơ mắc bệnh béo phì. Việc duy trì cân nặng lành mạnh là một yếu tố quan trọng để bảo vệ tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến cân nặng.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, nghiên cứu tại Đại học Purdue ở Mỹ đã chỉ ra rằng vỏ khoai lang chứa các hợp chất có khả năng làm giảm mức cholesterol trong máu. Điều này có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch nguy hiểm như đau thắt ngực và đột quỵ.
Chất anthocyanin trong vỏ khoai lang được cho là có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư. Nghiên cứu trên động vật đã ghi nhận rằng việc tiêu thụ vỏ khoai lang có thể giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Tuy nhiên bạn cần lưu ý, vỏ khoai lang có một lượng lớn alkaloid, nếu ăn quá nhiều có thể kích ứng đường tiêu hóa, gây khó chịu. Nếu bạn thấy trên vỏ có những đốm nâu hay nâu sẫm nghĩa là khoai đã bị nhiễm vi khuẩn đốm đen, có thể làm hại gan và gây ngộ độc nặng. Vì vậy ăn khoai lang nên giữ nguyên vỏ chỉ khi khoai còn tươi mới, không nhiễm bẩn.
Ăn khoai lang vào bữa sáng có tốt không?
Khoai lang không chỉ ngon miệng mà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng. Đặc biệt, việc ăn khoai lang vào bữa sáng có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mà bạn có thể chưa biết.
Bữa sáng với khoai lang không chỉ ngon miệng mà còn rất tốt cho sức khoẻ. Ảnh: internet
Dưới đây là những lợi ích nếu thường xuyên ăn khoai lang vào bữa sáng:
Cải thiện tình trạng táo bón: khoai lang với chất xơ hòa tan giúp giảm tình trạng táo bón, cải thiện nhu động ruột và thúc đẩy quá trình tiêu hóa.
Nguồn vitamin C dồi dào: vitamin C là yếu tố quan trọng giúp duy trì làn da tươi trẻ, đàn hồi và hỗ trợ quá trình tiêu hoá. Khoai lang cung cấp nguồn vitamin C dồi dào, giúp tăng cường sức khỏe của da, xương, răng, và giảm căng thẳng.
Giảm cân hiệu quả: khoai lang với hàm lượng tinh bột thấp và không chứa chất béo giúp kiểm soát quá trình chuyển hóa thức ăn thành mỡ. Ăn khoai lang có thể làm bạn cảm thấy no lâu hơn và hỗ trợ quá trình giảm cân.
Làm sạch mạch máu, hạ mỡ máu: chất xơ trong khoai lang có thể giúp làm sạch mạch máu, thúc đẩy quá trình chuyển hóa lipid, và hỗ trợ hạ mỡ máu. Những chất dinh dưỡng như carotene, axit folic, và vitamin từ khoai lang cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình này.
Cải thiện sức đề kháng: khoai lang là nguồn dưỡng chất cao, giúp cung cấp năng lượng và tăng cường sức khỏe nói chung. Việc này có thể giúp cơ thể chống lại các bệnh tật và cải thiện sức đề kháng.
Giảm mỏi mắt: Dành nhiều thời gian trước máy tính có thể gây mỏi mắt. Khoai lang, với carotene, vitamin A và các dưỡng chất khác, có thể giúp bảo vệ sức khỏe của mắt và giảm mệt mỏi.
Bảo vệ dạ dày: khoai lang rấu giàu cellulose, có thể giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa đường tiêu hóa, giảm áp lực lên dạ dày và giảm khó chịu đường tiêu hóa.
Những điều cần lưu ý khi ăn khoai lang
Tuy khoai lang mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng cần tuân thủ một số nguyên tắc:
Kết hợp với cơm, thức nă: không nên thay thế hoàn toàn cơm bằng khoai lang. Kết hợp với cơm và các thực phẩm khác để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.
Thời điểm ăn: thích hợp nhất là ăn khoai lang vào buổi sáng hoặc trưa để tận dụng tốt nhất các dưỡng chất.
Những người nên hạn chế ăn khoai lang
Người mắc bệnh thận: chất kali trong khoai lang có thể gây hại cho người mắc bệnh thận.
Người đang đói hoặc đau dạ dày: khoai lang có thể kích thích tiết axit dạ dày, làm tăng khả năng đau và viêm loét.
Loại quả mọc đầy bờ ao, người Việt thờ ơ, thế giới săn lùng vì ngăn ung thư Ít ai biết rằng loại quả mọc nhiều ở các bờ ao ở vùng quê Việt Nam lại nhiều tác dụng đối với sức khoẻ. Sung là loại quả có nhiều ở các vùng quê Việt Nam. Sung là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, phòng ngừa và chống lại một số loại ung thư. Dưới...