Tai họa do côn trùng
Khởi đầu chỉ là một nốt nhỏ, ngứa, nhưng nếu xử trí không đúng thì có thể trở thành cửa ngõ cho vi khuẩn xâm nhập gây bội nhiễm, viêm cơ thậm chí đe dọa tử vong do gây nhiễm trùng huyết.
Vết chích nhỏ, ổ mủ lớn
Nhập viện trong tình trạng bắp đùi bên phải sưng to, tấy đỏ lan rộng, toàn thân sốt nóng, chị T. (37 tuổi, ở Hà Nội) gần như không đi được. Theo chị T. thuật lại, nguyên nhân gây nhiễm trùng nặng khởi đầu chỉ là một vết ngứa do côn trùng. “Buổi tối ba ngày trước nhập viện, lúc ở nhà tôi bị ngứa phía sau bắp đùi và gãi. Tại chỗ ngứa có một nốt rất nhỏ, bằng đầu bút bi, hơi mọng nước. Sáng hôm sau, tôi vẫn bị ngứa nhưng nốt nhỏ đó đã chuyển màu trắng mưng mủ vàng. Thấy vậy tôi lấy tay nặn ra. Một ngày sau đó vết ngứa đã sưng tấy, xung quanh là quầng đỏ lan rộng”. Vết sưng nhanh chóng loang ra một bên bắp đùi. Cảm giác đau nhức, nóng không thể cử động được một bên chân.
Bác sĩ Nguyễn Đàm Chính, công tác tại Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai, lưu ý: “Vết gãi ngứa làm xây xước tổn thương bề mặt da khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, tạo nên ổ mủ, gây bội nhiễm nặng nề”. Với bệnh nhân T., từ nốt nhỏ do côn trùng đốt ban đầu, khi nhập viện vết ngứa đã trở thành ổ viêm lan rộng (viêm mô tế bào), phải nhập viện điều trị. “Thậm chí đã có những trường hợp ban đầu là côn trùng đốt sau đó bội nhiễm, vi khuẩn chui vào máu gây nhiễm khuẩn huyết, nguy hiểm cho tính mạng và điều trị khó khăn hơn nhiều”, bác sĩ Chính cho biết.
Trường hợp bội nhiễm do côn trùng đốt – Ảnh: Ngọc Thắng
Video đang HOT
Cần điều trị đúng cách
Bệnh viện Da liễu Hà Nội tiếp nhận nhiều trường hợp viêm da do tiếp xúc do côn trùng. Có trường hợp bệnh nhân nam đến khám với vết sưng tấy, nhiễm trùng da phía bên trong của cánh tay. “Tôi bị nốt ngứa trong khi đi du lịch cùng gia đình. Lúc đầu chỉ là cảm giác ngứa nên gãi và có hiện tượng hơi sưng đỏ. Sau đó 2 ngày không những không bớt ngứa mà còn sưng tấy hơn. Tôi có ra hiệu thuốc, được hướng dẫn bôi thuốc mỡ, nhưng vết gãi nhanh chóng sưng to, có ổ mủ, người gây gây sốt nên đến bệnh viện khám”, bệnh nhân thuật lại.
Theo TS-BS Nguyễn Minh Quang, Phó giám đốc Bệnh viện Da liễu Hà Nội, viêm da tiếp xúc do côn trùng là bệnh thường gặp, đặc biệt vào dịp xuân – hè. Khi bị côn trùng đốt, cần rửa vết ngứa bằng nước sạch để giảm nồng độ độc tố, giảm nồng độ chất tiết của côn trùng. Tránh gãi vì việc này càng làm cho chất tiết lan rộng, tổn thương thêm bề mặt da tăng nguy cơ bội nhiễm. Vết gãi không được giữ vệ sinh là điều kiện rất thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, gây bội nhiễm.
Các bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc do côn trùng hoặc bị côn trùng đốt cần đến gặp bác sĩ khám. Tổn thương sẽ có nhiều dạng khác nhau và phải được thăm khám kỹ lưỡng. Không nên bôi thuốc theo lời bày vẽ của người khác, không tự ý dùng thuốc khi chưa được bác sĩ thăm khám. Ví dụ, một nốt phỏng nước hoặc vết loét mà được bôi thuốc mỡ thì dễ dẫn đến bám dính, tróc vảy vết thương và lan rộng vết loét.
Trong trường hợp vết côn trùng đốt gây ổ mủ, gây sốt, cần được điều trị kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
Liên Châu
Theo TNO
Nguy hiểm thực phẩm nhiễm khuẩn đỏ
Gần đây, thực phẩm thịt, trứng luộc chín bị nhiễm khuẩn có màu sắc lạ chưa từng phát hiện trước đây. Viện kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm Quốc gia khuyến cáo, vi khuẩn có thể gây viêm phổi, nhiễm trùng huyết, viêm màng não...
Ông Nguyễn Văn Hùng, Chi Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm Thủy sản tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị vừa nhận được kết quả kiểm nghiệm trứng luộc chín có màu đỏ tươi gây xôn xao dư luận vừa qua là do nhiễm khuẩn Serra marcescen, một loại khuẩn từng tìm thấy trong thịt nhiễm đỏ trước đó.
Theo ông Hùng, trước đó, tại TP Vinh (Nghệ An) một gia đình luộc trứng chín, ăn không hết để cất vào tủ lạnh. Hôm sau, khi lấy trứng ra, người dân phát hiện quả trứng có màu đỏ tươi, giống như máu. Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm Thủy sản Nghệ An lập tức lấy mẫu gửi Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia để xác minh.
Trứng luộc vẫn đỏ tươi màu máu được xác định nhiễm khuẩn đỏ
Không riêng tại Nghệ An, trước đó Trung tâm y tế huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) cũng nhận được mẫu trứng bị nhiễm đỏ do người dân phát hiện gửi lên. Sau đó, tại Hà Nội, anh Tuấn ở 165 Dương Quảng Hàm, quận Cầu Giấy cũng phát hiện một trong năm quả trứng nhà anh mua về luộc chín cũng có tình trạng tương tự.
Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia đã tiến hành cấy, phân tích mẫu và phát hiện thực phẩm trứng nhiễm đỏ do nhiễm khuẩn. Vi khuẩn Serra marcescen là một trực khuẩn khá phổ biến trong môi trường đất, nước, rác thải và phân của người bệnh. Khi xâm nhập cơ thể, vi khuẩn này có thể gây nên bệnh viêm phổi, nhiễm trùng huyết, viêm màng não, áp xe, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng vết thương...
Tiến sỹ Lê Hồng Hảo, Phó viện trưởng Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia, khuyến cáo người dân khi gặp thực phẩm bị nhiễm nấm có màu đỏ không nên sử dụng vì dễ bị ngộ độc, gây nguy hiểm cho tính mạng. Bà Hảo cho biết thêm, đây là loại vi khuẩn từ trước đến nay chưa từng gặp ở trong thực phẩm. Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn ở các loại thực phẩm trứng, thịt chưa được xác định cụ thể, tuy nhiên bà Hảo cũng cho rằng, nguyên nhân có thể do thời tiết năm nay quá độc, nhiều biến động thất thường là môi trường cho các loại nấm, vi khuẩn phát triển.
Trước đó, tại Hà Tĩnh, một số người dân sau luộc thịt chín không ăn hết, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh thịt cũng có hiện tượng nhiễm khuẩn có màu đỏ tươi.
Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) Trần Quang Trung khuyến cáo người dân, đề phòng ngộ độc thực phẩm đặc biệt trong điều kiện thời tiết nắng nóng. Ông Trung cho rằng, nên bảo quản thực phẩm đúng quy trình, đồng thời tuân thủ việc ăn chín, uống sôi đề phòng vi khuẩn xâm nhập thức ăn.
Theo TPO
Tử vong do bệnh sởi chủ yếu vì lây chéo, bội nhiễm Theo cập nhật của Bộ Y tế, đến ngày 18-4, cả nước đã có 116 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi, trong đó 25 ca được xác định tử vong do sởi. Đặc biệt khi hầu hết ca tử vong nằm ở Bệnh viện Nhi Trung ương. Giải đáp vấn đề này, TS Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh...