Tác hại khôn lường khi dùng sữa sai cách
Uống sữa không điều độ có thể gây ra những tác hại không lường đối với sức khỏe của con người.
Chúng ta có thể uống sữa bất kỳ lúc nào chúng ta muốn. Trong sữa có rất nhiều dinh dưỡng như chứa phốt pho, sắt, kẽm, đồng, mangan và molypden… nó là nguồn tốt nhất cung cấp canxi cho cơ thể con người. Do vậy, sữa là dinh dưỡng ngày càng nhiều người chọn uống mỗi ngày. Tuy nhiên, chúng ta nên có nhận thức rằng sữa là không phải lúc nào cũng tốt.
Điều này đặc biệt đúng đối với đàn ông. Nhiều nghiên cứu khoa học cho chúng ta biết rằng những người đàn ông uống sữa thường dễ bị ung thư tuyến tiền liệt. Kết quả nghiên cứu trong 11 năm ở Boston, các bác sĩ Mỹ đã phát hiện ra rằng 1.012 người trong tổng số 20.885 đối tượng có bệnh này. Những bệnh nhân này dùng các sản phẩm từ sữa nhiều hơn so với những người khác. Các loại thực phẩm sữa họ ăn bao gồm sữa tươi, sữa chua, pho mát…
Thống kê cho thấy so với những người bình thường khỏe mạnh ăn 150 gram canxi từ thức ăn sữa bò mỗi ngày, những bệnh nhân nam ăn 600 gram, vitamin D của họ là thấp hơn mức trung bình.
Uống sữa sai cách có thể gây bệnh
Tình trạng này nguy cơ cao dẫn đến ung thư tuyến tiền liệt. Loại bỏ sự ảnh hưởng của các yếu tố như tuổi, cân nặng, hút thuốc lá và các bài tập thể dục, các nhà khoa học cho biết nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt cho những người uống hơn 800 ml sữa mỗi ngày có hơn 34% so với những người uống ít hơn 120 ml.
Video đang HOT
Một nghiên cứu tương tự ở Philadelphia, Mỹ cũng đã chỉ ra rằng thực phẩm từ sữa quá mức dẫn đến nguy cơ cao của bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
Để hạn chế nguy cơ này, trong chế độ ăn hàng ngày một số trái cây chống lại bệnh ung thư. Cụ thể, có một số loại của các hợp chất trong các loại rau và trái cây có thể ngăn ngừa ung thư. Lycopene là một trong những chất trong trái cây và rau quả có tác dụng ngăn ngừa ung thư. Có một số lượng lớn của các sắc tố này có trong trái cây màu đỏ như nho, cà chua, dưa hấu, ổi, và quả mơ, trong đócà chua có chứa nhiều nhất.
Một thí nghiệm của Mỹ điều tra 46.000 bệnh nhân nam trong 6 năm. Kết quả cho thấy rằng 773 trường hợp ung thư. Sau đó, nguy cơ bị ung thư của những người ăn cà chua hai lần hoặc bốn lần một tuần thấp hơn là 26%.
Chất lycopene có tác dụng ngăn ngừa ung thư mạnh nhất có trong cà rốt. Nó có thể bảo vệ DNA, hạn chế sự gia tăng của các tế bào ung thư và điều chỉnh cân bằng hormone. Do đó, đàn ông nên nhận thức rằng sữa không phải được coi là nước giải khát. Hơn nữa, chế độ ăn uống phải được cân bằng.
Trẻ uống nhiều sữa có thể bị táo bón, thiếu máu
Theo các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, do nhiều bậc cha mẹ luôn coi sữa là một loại thực phẩm chức năng hoàn hảo. Ngoài việc có chứa lượng canxi, protein dồi dào, trong sữa còn rất giàu chất sắt, cho nên dẫn tới quan niệm: nếu đã cho bé uống đủ sữa mỗi ngày là có thể đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của bé.
Trẻ uống nhiều sữa có thể bị táo bón, thiếu máu
Tuy nhiên, thực tế lại sữa không hoàn toàn đúng như vậy, trong sữa có chứa một lượng rất ít và hầu như là không có chứa sắt. Do đó, nếu bé không chịu ăn, các mẹ chỉ bổ sung sữa cho trẻ thì dễ dẫn đến tình trạng thiếu sắt và thiếu máu.
Ngoài ra, khi uống quá nhiều sữa, trẻ còn dễ mắc phải chứng táo bón, hơn thế nữa trẻ sẽ có nguy cơ phải đối mặt với việc dư thừa hàm lượng calo. Đây cũng là lý do khiến cho trẻ bị béo phì, thừa cân, chán ăn hay lười ăn vì luôn có cảm giác no bụng bởi sữa.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, việc chỉ tập trung cho trẻ uống sữa không là chưa đủ. Cần cho trẻ ăn đa dạng các thực phẩm tự nhiên thông qua việc chế biến bột, cháo, cơm của trẻ, như vậy mới có thể cung cấp đầy đủ các thành phần dinh dưỡng, đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ.
Theo VnMedia
Xuất hiện nhiều vi khuẩn kháng thuốc
Nhiễm khuẩn trong bệnh viện được ví von là "sát thủ" gây bệnh vô hình. Có 50 loại nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp luôn rình rập người bệnh.
Nhóm các bác sĩ ở BV Nhân dân Gia Định đã nghiên cứu tất cả các bệnh phẩm được lấy từ các nhiễm trùng được xác định ở bệnh viện này, cho thấy có 300 chủng vi khuẩn thường gây nhiễm khuẩn bệnh viện.
Theo TS-BS Lê Thị Anh Thư- Chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn TPHCM hiện có khoảng 50 loại nhiễm khuẩn bệnh viện thường xuyên gây ra bệnh nguy hiểm.
"Tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm trùng vết mổ do nhiễm khuẩn bệnh viện đáng báo động trong các cơ sở y tế hiện nay. Riêng tại TPHCM, khảo sát vào tại 23 BV cho thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn là 5,56%"- bác sĩ Thư nói.
Đáng lo ngại đã xuất hiện nhiều hơn các loại vi khuẩn kháng thuốc và những loại được sử dụng như vũ khí sinh học nguy hiểm mới xuất hiện tại cộng đồng và bệnh viện như tác nhân gây bệnh than, dịch hạch, đậu mùa, helicobac terpylori, HIV, rotavirus, hepatitis C virus.
Nguy hiểm hơn, các vi sinh vật do vi khuẩn tạo ra có khả năng tạo ra những chất sinh học có khả năng đề kháng cao và cao gấp 1.000 lần so với những sinh vật không đề kháng.
Bác sĩ Minh Tuyết cho biết ngày càng xuất hiện nhiều các loại vi khuẩn đề kháng được với nhiều kháng sinh đang sử dụng.
"Nhiều loại vi khuẩn đề kháng với tất cả kháng sinh họ penicillins, cephalosporins. Qua kết quả nghiên cứu của chúng tôi thì đa số các chủng vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đề kháng với rất nhiều loại kháng sinh thông thường. Đơn cử như S. aureus đề kháng hơn 60% với nhiều kháng sinh"- bác sĩ Minh Tuyết cho biết.
Trong khi đó, các chủng virus Acinetobacter spp có tỉ lệ đề kháng với kháng sinh nhóm carbapenems với 100% với kháng sinh Imipenem.
Gánh nặng cho người bệnh
Không chỉ kéo dài thời gian nằm viện và tiêu tốn chi phí của người bệnh, bác sĩ Phan Văn Báu- Phó giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết, người bệnh càng lên bệnh viện tuyến trên thì nguy cơ nhiễm khuẩn càng lớn do các cơ sở này thực hiện nhiều thủ thuật, phẫu thuật và quá tải bệnh nhân.
"Hệ lụy từ nhiễm khuẩn bệnh viện khiến người bệnh tăng biến chứng và tử vong, kéo dài thời gian nằm viện thêm 7 - 15 ngày, tăng tỷ lệ kháng thuốc, chi phí điều trị thường cao gấp hai-bốn lần so với những trường hợp bình thường"- bác sĩ Báu thông tin.
Theo nghiên cứu của bác sĩ Thư cho thấy nhiễm khuẩn bệnh viện làm tăng thời gian điều trị thêm từ 9-24 ngày và tăng từ 2-30 triệu đồng.
Theo kết quả điều tra về thực trạng công tác kiểm soát nhiễm tại 522 bệnh viện ở các tuyến trong năm 2012 cho 40% bệnh viện chưa có mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn; 5% bệnh viện chưa thành lập khoa hoặc tổ kiểm soát nhiễm khuẩn và 22% khoa kiểm soát nhiễm khuẩn chưa có trưởng khoa.
Hệ lụy từ nhiễm khuẩn bệnh viện khiến người bệnh tăng biến chứng và tử vong
Bác sĩ Nguyễn Sử Minh Tuyết- Khoa Vi sinh BV nhân dân Gia Định cho biết trong nhóm vi khuẩn có nguy cơ gây nhiễm cao thì khuẩn Escherichia coli chiếm gần 30%, Klebsiella spp chiếm 26% và E.coli chiếm gần 30%...và hầu hết các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn này đa kháng kháng sinh với tỉ lệ đề kháng rất cao.
Trong khi đó, thống kê của Bộ Y tế cũng cho thấy các loại khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện như E. coli chiếm 8%, Enterobacterspp chiếm 20%. Tuy nhiên, khảo sát ở BV Bệnh Nhiệt Đới TPHCM trên các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện cho thấy có đến 38% E. coli và 36% Klebsiella spp.
Theo Gia Phú (Tiền Phong)
Những loài cây hấp thu khí độc trong nhà Thiết mộc lan và Ngũ gia bì là những loài cây đẹp và hấp thu được chất độc, vừa được các nhà khoa học Đại học Lâm nghiệp nghiên cứu chứng minh tác dụng và khuyên trồng trong nhà. Theo tiến sĩ Phùng Văn Khoa, Phó Chủ nhiệm Khoa sau đại học, trường Đại học Lâm nghiệp, Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội,...