Tác hại của việc gội đầu quá nhiều
Giới chuyên ra cho rằng nếu bạn lựa chọn gội đầu mỗi ngày, bạn cũng nên chuẩn bị đối mặt với những tác dụng phụ của nó.
Gội đầu hàng ngày làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên tóc, khiến tóc khô, dễ gãy, gây kích ứng da đầu. (Ảnh: ITN)
Giống như mọi nhu cầu khác của cơ thể, dư thừa bất cứ thứ gì đều có hại cho sức khỏe.
Gội đầu hàng ngày không chỉ làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên tóc, khiến tóc khô, dễ gãy, gây kích ứng da đầu, Tiến sĩ Murad Alam, phó khoa da liễu tại Trường Y Feinberg thuộc Đại học Northwestern cho biết, gội đầu quá nhiều còn có thể tác động đến tuổi thọ mái tóc của bạn.
Thực tế, dầu gội có tác dụng làm sạch da đầu và tóc của bạn bằng cách loại bỏ các chất gây ô nhiễm môi trường như bụi bẩn và phấn hoa, đồng thời loại bỏ gàu, mồ hôi và các dư chất từ sản phẩm chăm sóc tóc.
Nhưng đồng thời, gội đầu thường xuyên cũng hòa tan bã nhờn – một chất sáp được tạo ra bởi các tuyến bã nhờn gần nang lông của bạn.
Tiến sĩ Rosemarie Ingleton, trợ lý giáo sư lâm sàng về da liễu tại Bệnh viện Mount Sinai ở Thành phố New York cho biết, bã nhờn giúp da đầu của bạn không bị quá khô và bảo vệ da khỏi bị nhiễm trùng.
Gội đầu quá nhiều thậm chí có thể tạo thành các nút trên tóc, khiến tóc khó gỡ rối và gây rụng tóc khi bạn chải tóc sau này.
Theo chuyên gia, gàu thường xuất hiện khi da đầu khô và bắt đầu bong tróc. Gội đầu có thể làm giảm gàu nhưng không nên gội đầu quá nhiều khiến da đầu mất đi độ ẩm tự nhiên. Trên thực tế, tình trạng gàu nặng cũng có thể khiến tóc bạn yếu đi hoặc mỏng đi.
Khi nào nên gội đầu hàng ngày?
Video đang HOT
Không phải tất cả các kết cấu tóc đều có thể chịu được thói quen gội hàng ngày. (Ảnh: ITN)
Alam cho biết, sử dụng dầu gội hàng ngày có thể là lựa chọn phù hợp cho những người có da đầu nhờn hơn, nơi bã nhờn tích tụ, khiến tóc bết, nhờn và có mùi khó chịu.
“Những người có mái tóc mềm, sợi tóc mỏng cũng có thể thấy tóc trở nên nhờn nhanh hơn vì có ít tóc hấp thụ dầu hơn. Đối với họ, việc gội đầu hàng ngày là rất cần thiết.
“Đôi khi bạn cần phải gội đầu hàng ngày nếu bạn thường xuyên sử dụng các sản phẩm như gel hoặc keo xịt tóc, những sản phẩm này có thể tích tụ trên da đầu và gây kích ứng – hoặc thậm chí cản trở sự phát triển của tóc bằng cách làm tắc nghẽn các nang tóc”, Alam cho biết thêm.
Khi nào nên tránh gội đầu hàng ngày?
Gội đầu quá nhiều còn có thể tác động đến tuổi thọ mái tóc của bạn. (Ảnh: ITN)
Ingleton cho biết, không phải tất cả các kết cấu tóc đều có thể chịu được thói quen gội hàng ngày, bao gồm cả tóc bông xù. Tóc dễ bị khô, trở nên giòn hoặc gãy nếu gội hàng ngày hoặc thậm chí vài ngày một lần. Học viện Da liễu Hoa Kỳ khuyên bạn nên gội đầu cách ngày.
Đối với những người sử dụng phương pháp điều trị tóc bằng hóa chất như thuốc nhuộm tóc và thuốc duỗi tóc có thể khiến thân tóc dễ bị hư tổn hơn, Ingleton khuyên nên gội đầu hai đến ba lần một tuần.
Alam cho biết, một số loại thuốc như statin, thuốc kháng histamine và thuốc lợi tiểu cũng có thể làm tăng tình trạng khô da và da đầu. Nếu bạn dùng những loại thuốc này, hãy gội đầu bằng dầu gội nhẹ có chứa chất dưỡng ẩm để tránh khô và kích ứng.
“Cũng có thể hữu ích khi sử dụng dầu gội với nước ấm thay vì nước nóng, vì việc tạo bọt bằng nước nóng có thể loại bỏ quá nhiều dầu trên da đầu”, Ingleton nói.
Alam cảnh báo: “Có lẽ ai cũng thích cảm giác da đầu sạch sẽ và không có dầu, nhưng hãy nhớ rằng da đầu là một bộ phận sống của cơ thể bạn chứ không phải là… chén đĩa để có thể tẩy rửa hàng ngày”.
Tuổi tác cũng có thể quyết định tần suất gội đầu của bạn. “Quá trình sản xuất bã nhờn thường chậm trong thời thơ ấu, tăng mạnh ở tuổi dậy thì, ổn định ở tuổi trưởng thành và chậm lại sau tuổi 70. Vì vậy, nếu bạn lớn tuổi hơn, da đầu của bạn có thể khô hơn và không cần phải gội đầu hàng ngày”, Alam nói.
Có nên gội đầu mỗi ngày sau khi tập thể dục?
Nếu bạn thường xuyên tập thể dục và đổ mồ hôi quá nhiều, muối từ mồ hôi có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông và nang lông của bạn.
Trong trường hợp này, chuyên gia cho rằng bạn có thể cần phải gội đầu thường xuyên để làm sạch muối và bã nhờn, nếu không, bạn sẽ có nguy cơ bị viêm nang lông và nổi mụn trên da đầu. Điều này càng trở nên trầm trọng hơn nếu bạn sở hữu mái tóc dầu. Tuy nhiên, lưu ý rằng bạn có thể cần gội đầu hàng ngày, nhưng không phải lúc nào bạn cũng cần sử dụng dầu gội.
Tóc bết da dầu làm thế nào khắc phục?
Ngoài những vấn đề thường gặp như rụng tóc, gàu, rất nhiều người gặp phải tình trạng tóc bết dầu.
Tóc bết dầu không chỉ gây khó chịu, mà còn để lại ấn tượng xấu với mọi người. Vậy tóc dầu có đặc điểm gì và làm thế nào để cải thiện?
1. Nguyên nhân gây tóc bết dầu
Trong điều kiện bình thường, da đầu sẽ tiết ra một lượng bã nhờn nhất định để cung cấp đủ độ ẩm gíup da đầu và tóc luôn khỏe mạnh.
Trên thực tế, chất nhờn này được cho là cơ chế bảo vệ vùng nhạy cảm của chân tóc, nhưng khi lượng bã nhờn tiết ra quá mức sẽ khiến da đầu và tóc bết dầu. Lượng bã nhờn tiết ra thay đổi tùy theo từng người, nhưng vệ sinh không đúng cách và các yếu tố khác có thể là nguyên nhân.
Tóc bết dầu không chỉ gây khó chịu, mà còn để lại ấn tượng xấu.
Những nguyên nhân phổ biến khiến bã nhờn tiết ra quá nhiều bao gồm:
- Thay đổi nội tiết tố: Lượng dầu tiết ra từ tuyến bã nhờn bị ảnh hưởng bởi hormone giới tính ở mỗi cá nhân. Chúng ảnh hưởng đến mỗi người theo những cách khác nhau và sự biến động về nồng độ testosterone, estrogen hoặc progesterone có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự tiết bã nhờn. Ngoài ra, một số tình trạng bệnh lý, như hội chứng buồng trứng đa nang và suy giáp, cũng có thể gây ra tình trạng tóc bết dầu.
- Gội đầu quá nhiều: Có vẻ khó tin nhưng đây lại là nguyên nhân phổ biến nhất khiến tóc nhanh bết dầu. Gội đầu quá thường xuyên, có thể làm mất đi lớp dầu tự nhiên khiến da đầu sản xuất nhiều dầu hơn để bù đắp. Để loại bỏ lượng dầu bổ sung này, bạn sẽ gội nhiều hơn và một chu kỳ luẩn quẩn sẽ lặp lại. Nhưng ngược lại, gội đầu ít cũng là một vấn đề. Nếu không làm sạch da đầu, có thể dẫn đến sự tích tụ dầu trên tóc và da đầu. Nên gội đầu 2-3 lần/tuần với loại dầu gội phù hợp.
- Lạm dụng sản phẩm tạo kiểu tóc: Sử dụng quá nhiều sản phẩm tạo kiểu tóc có thể làm nặng tóc, gây ra lượng dầu dư thừa và tích tụ, khiến chân tóc bị nhờn. Dầu dưỡng tóc và dầu xả cũng chỉ nên sử dụng vừa phải, tập trung vào phần từ giữa đến ngọn tóc.
- Thường xuyên chạm tay vào tóc: Việc chạm vào tóc thường là một thói quen vô thức. Tuy nhiên, khi chúng ta chạm vào tóc, sẽ chuyển chất bẩn và dầu từ da sang tóc, khiến tóc nhờn nhanh hơn.
- Nhiệt độ và độ ẩm: Môi trường cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc sản xuất dầu. Khí hậu nóng hoặc ẩm, đều có thể khiến da đầu đổ mồ hôi. Mồ hôi có thể trộn với bã nhờn trên da đầu và khiến tóc dầu hơn. Ngay cả việc tiếp xúc thường xuyên với các dụng cụ tạo kiểu tóc bằng nhiệt cũng có thể khiến da đầu tiết ra nhiều bã nhờn hơn để bảo vệ tóc khỏi bị tổn thương do nhiệt và khô.
Cần chú ý làm sạch da đầu đúng cách để giảm tình trạng tóc bết dầu.
2. Giải pháp để giảm tóc bết dầu
- Sử dụng dầu gội kiểm soát bã nhờn hoặc dầu gội có chứa thành phần kháng khuẩn: Cần chú ý làm sạch da đầu đúng cách. Trước khi gội nên chải tóc để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất bám trên tóc, sau đó dùng dầu gội làm sạch sâu để loại bỏ dầu. Người tóc bết dầu nên chọn loại dầu gội kiểm soát dầu như dầu gội có chứa bạc hà và các thành phần kháng khuẩn khác. Loại dầu gội này có thể điều tiết hiệu quả sự tiết dầu và giúp làm sạch da đầu.
Sau khi gội, cần lau khô tóc. Nếu đi ngủ khi tóc còn ẩm, vi khuẩn có thể dễ dàng sinh sôi và trong trường hợp nghiêm trọng có thể gây viêm da đầu. Quấn đầu bằng một chiếc khăn và ấn nhẹ để loại bỏ hết độ ẩm, sau đó vỗ nhẹ cho khô.
- Massage da đầu thúc đẩy tuần hoàn máu: Chăm sóc tóc và ngăn ngừa tóc bết dầu bằng cách massage thúc đẩy tuần hoàn máu. Massage da đầu bằng cách ấn nhẹ các đầu ngón tay. Đầu tiên, đi lên từ lông mày và xoa bóp vùng bắt đầu của đường chân tóc. Xoa theo cả hai hướng, xoa theo vòng tròn 10 lần theo một hướng, sau đó 10 lần theo hướng ngược lại. Massage vùng thái dương theo cách tương tự như trên.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống: Tiêu thụ quá nhiều chất béo và đường sẽ khiến tóc nhờn, thậm chí dẫn đến rụng tóc do tiết bã nhờn. Ngoài ra, ăn đồ cay sẽ kích thích tiết dầu. Vì vậy, cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống, tốt nhất nên ăn ít đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, cố gắng ăn nhiều rau củ quả, uống nhiều nước hơn.
- Giảm tiếp xúc với tia cực tím: Nếu da đầu tiếp xúc với tia cực tím trong thời gian dài, lượng collagen trong da sẽ dần mất đi, giống như các bộ phận khác trên da, da đầu cũng sẽ bị khô và lão hóa nhanh hơn.
- Giảm căng thẳng: Khi tinh thần mệt mỏi và căng thẳng tích tụ, thúc đẩy tình trạng viêm da đầu và quá trình tái tạo da chậm lại. Vì vậy, luôn giữ tinh thần thoải mái, kiểm soát tốt căng thẳng và ngủ đủ giấc cũng sẽ hạn chế tóc bết dầu.
Thêm muối vào dầu gội trước khi gội đầu để giải quyết một trong những vấn đề lớn nhất về tóc Mái tóc phản ánh vẻ đẹp của chúng ta và vì lý do đó, hầu hết chúng ta chi rất nhiều tiền cho việc bảo dưỡng tóc, mua những loại dầu gội đắt tiền và nhiều sản phẩm dành cho tóc khác nhau để mang lại mái tóc khỏe và bóng mượt. Tuy nhiên, không cần thiết phải bỏ ra số tiền như...