Tác dụng tuyệt vời của trà sâm
Ngoài vị ngon miệng, trà sâm còn là một vị thuốc phổ biến trong khu vực châu Á vì tác dụng của chúng rất tốt cho sức khỏe con người.
Từ ngàn năm nay, trà sâm là thức uống phổ biến trong khu vực châu Á. Đặc biệt là nhân sâm – một loại sâm chứa nhiều chất ginsenosides được coi là có khả năng chữa ung thư và bảo vệ sức khỏe.
Ngoài vị ngon miệng, trà sâm còn là một vị thuốc rất tốt cho sức khỏe con người.
Từ thời Trung Quốc cổ đại, trà sâm đã được dùng nhiều và được coi là loại thức uống quý như một dạng thuốc bổ cung cấp năng lượng cho cơ thể và tăng cường sinh lực cơ thể.
Ngoài ra, trà sâm còn có tác dụng phục hồi sức khỏe, đặc biệt cho những người bị rối loạn thần kinh, người thường xuyên mệt mỏi hay thiếu máu,…
2. Chống ung thư
Ở một khía cạnh nào đó, trà sâm được đánh giá như một biện pháp hóa học trị liệu, tức là bước đầu có thể làm giảm nguy cơ ung thư.
Một nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện Trung tâm về Ung thư tại Hàn Quốc đã chỉ ra rằng, khả năng chống ung thư của nhân sâm sẽ cao hơn và có hiệu quả hơn nếu chúng ta biết dùng đúng cách và dùng củ sâm khi vẫn còn tươi.
Video đang HOT
Cách thức chế biến có thể là: xắt lát mỏng để pha nước hoặc ủ trà.
3. Hỗ trợ khả năng tình dục
Trà sâm rất tốt cho khả năng tình dục, đặc biệt là khả năng của các quý ông.
Không những giúp các quý ông duy trì “phong độ” mà không mệt mỏi, trà sâm còn “giải quyết” cả những vấn đề có liên quan đến rối loạn cương dương.
Theo một nghiên cứu của trường Đại học Phương Tây Illinois, các thành phần ginsenoside có trong gừng sẽ tác động đến hệ thống thần kinh trung ương và các tuyến sinh dục, từ đó, khả năng “chăn gối” của các quý ông được cải thiện đáng kể.
4. Tốt cho hệ miễn dịch
Để tăng cường cho hệ miễn dịch tốt, hãy uống trà sâm. Để cơ thể tránh được nhiều bệnh và các nhiễm trùng khác, tăng cường uống trà sâm.
Trà sâm còn có tác dụng đẩy mạnh hiệu quả của các vacxin cúm, và các kháng sinh chữa viêm phổi, viêm phế quản.
Bên trong mỗi củ sâm còn là cả một kho chất chống oxy hóa, rất tốt cho tim mạch và các bệnh liên quan đến rối loạn tim mạch.
Cảnh báo khi dùng trà sâm
Với những trường hợp như cao huyết áp hoặc đang dùng các chất kích thích khác, tuyệt đối không được dùng trà sâm.
Trà sâm sẽ chỉ tốt với những người đã trưởng thành, còn trẻ em thì không nên dùng trà sâm.
Thu Hương (Theo Ehow)
Đậu phụ nấu mộc nhĩ chữa cao huyết áp
Đối với những người bị bệnh cao huyết áp, đậu phụ không chỉ là thức ăn lý tưởng mà còn là một vị thuốc để chữa bệnh...
Theo quan niệm của y học cổ truyền, đậu phụ vị ngọt, tính mát, vào ba kinh tỳ, vị và đại tràng, có công dụng ích khí khoan trung, kiện tỳ lợi thấp, sinh tân nhuận táo, thanh nhiệt giải độc và kháng nham.
Theo nghiên cứu hiện đại, đậu phụ không những giàu chất đạm với hệ số hấp thu cao mà còn chứa nhiều axit amin, các nguyên tố vi lượng và vitamin cần thiết cho cơ thể. Bởi thế, các nhà dinh dưỡng học gọi đậu phụ là "thịt thực vật".
Hơn nữa, do không chứa cholesterol, thậm chí còn có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipit máu, đậu phụ quả thực là một trong những thực phẩm lý tưởng đối với những người bị cao huyết áp nói riêng và các bệnh tim mạch nói chung.
Bài 1: Đậu phụ 100g, mộc nhĩ đen 15g, dầu thực vật, hành, gừng tươi và gia vị vừa đủ.
Đậu phụ xắt thành những khối vuông nhỏ, mộc nhĩ ngâm nước và rửa sạch. Đặt chảo lên bếp, đổ dầu thực vật vào và phi hành gừng cho thơm, tiếp đó cho đậu phụ và một lượng nước vừa đủ, đun nhỏ lửa cho cạn bớt nước rồi cho mộc nhĩ và gia vị cho vừa rồi dùng làm canh ăn.
Công dụng: ích khí hoà trung, sinh tân nhuận táo, dùng thích hợp cho những người bị cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đau thắt ngực do thiểu năng tuần hoàn động mạch vành.
Đậu phụ chữa cao huyết áp
Bài 2: Cua 500g, đậu phụ 200g, dầu thực vật, gừng tươi, xì dầu và gia vị vừa đủ.
Cua rửa sạch, bỏ mai, giã nát lọc lấy nước cốt; đậu phụ xắt thành những khối vuông nhỏ. Đặt chảo lên bếp, phi hành và gừng cho thơm rồi đổ nước cua và đậu phụ vào, đun to lửa cho sôi, chế thêm gia vị, dùng làm canh ăn.
Công dụng: thanh nhiệt hoạt huyết, dùng thích hợp cho những người béo bệu, cao huyết áp, thiểu năng mạch vành, viêm gan, thưa xương, còi xương.
Bài 3: Đậu phụ 200g, giá đậu tương 250g, cải canh 100g, dầu thực vật và gia vị vừa đủ.
Giá đỗ và cải canh rửa sạch, cắt ngắn; đậu phụ xắt thành những khối vuông nhỏ. Đặt chảo lên bếp, phi hành cho thơm rồi cho giá đỗ vào đảo nhanh tay, chế thêm một lượng nước vừa đủ rồi đun to lửa cho sôi, tiếp tục cho đậu phụ và cải canh vào, chế đủ gia vị, vặn nhỏ lửa nấu cho chín rồi dùng làm canh ăn.
Công dụng: kiện tỳ ích khí, thanh nhiệt giải độc, dùng thích hợp cho những người béo phì, cao huyết áp, rối loạn lipit máu, xơ vữa động mạch, đau thắt ngực, suy nhược cơ thể, tỳ vị hư yếu.
Bài 4: Đậu phụ 200g, nấm mỡ hoặc nấm rơm 100g, tỏi 25g, tôm nõn khô 25g, nước dùng, dầu vừng và gia vị vừa đủ.
Đậu phụ xắt miếng, nấm rửa sạch thái phiến, tỏi giã nát. Cho đậu phụ, nấm, tôm và muối vào nồi nước dùng đun sôi vớt bọt, vặn nhỏ lửa đun kỹ rồi cho tỏi và gia vị vào, dùng làm canh ăn.
Công dụng: bổ khí sinh tân, kiện tỳ ích vị, dùng thích hợp cho người bị cao huyết áp, rối loạn lipit máu và các bệnh lý ung thư
Theo ThS Xuân Mai
Bee
Uống sữa như thế nào mới tốt cho sức khỏe? Pha ly sữa không khó nhưng nhiêu khê hơn nhiều là uống ly sữa làm sao để đáng gọi là tốt cho sức khỏe và khỏi phí đồng tiền. Nếu chỉ vì hình ảnh bình chân như vại của cục đá vôi mà tưởng chất vôi đặt đâu ngồi đó thì nhầm to. Vôi sau khi được hấp thu từ thực phẩm, tuy...