Tác dụng phụ của quế đối với sức khỏe
Quế là một trong các loại gia vị rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, sử dụng quế an toàn cũng đồng nghĩa với việc không lạm dụng loại gia vị này.
Với vị cay cay, quế được sử dụng nhiều trong chế biến các món ăn vì nó giúp các món ăn trở nên đậm đà và ngon hơn. Cũng giống như các loại thực phẩm làm gia vị khác, quế có nhiều tác dụng với sức khỏe. Có thể kể đến một số tác dụng của quế đối với sức khỏe như: giảm cholesterol, giảm lượng đường trong máu nên trị được bệnh tiểu đường tuyp 2, phòng chống bệnh ung thư, sạch miệng, ngừa sâu răng, giảm nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm, giảm viêm trong cơ thể…
Tuy nhiên, có lợi cho sức khỏe không có nghĩa là bạn có thể ăn bao nhiêu quế tùy ý. Sử dụng quế an toàn cũng đồng nghĩa với việc không lạm dụng loại gia vị này, vì nếu dùng quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe.
Ảnh minh họa
Quế có chứa một lượng lớn các chất coumarin và coumarin nên khi dùng nhiều sẽ dẫn đến các tác dụng phụ như sau đây:
Kích ứng da
Không bao giờ được bôi trực tiếp tinh dầu quế trực tiếp lên da. Một lượng nhỏ tinh dầu quế pha loãng có thể được sử dụng để tắm hoặc thư giãn. Hỗn hợp này có thể chống nhiễm trùng tốt nhưng nếu sử dụng riêng tinh dầu quế thì có thể nhanh chóng gây ra tình trạng bỏng và kích ứng da khi tiếp xúc. Trong một số trường hợp có thể còn gây ra dị ứng dẫn đến lở loét da.
Kích ứng dạ dày
Những người có bệnh ở dạ dày và hệ thống tiêu hóa như viêm loét dạ dày hoặc hội chứng ruột kích thích thì nên cẩn thận khi ăn quế. Nếu bổ sung với số lượng mỗi ngày (hơn 1/2 muỗng cà phê) có thể làm cho niêm mạc dạ dày bị tổn thương và gây khó chịu trong ruột.
Video đang HOT
Tăng nhịp tim
Tiêu thụ nhiều quế có thể làm tăng nhịp tim do nó thúc đẩy lưu thông máu trong cơ thể. Điều này lại có thể gây hại cho những người mắc bệnh tim vì có thể khiến tim phải làm việc quá sức. Ở trẻ em, tăng nhịp tim cũng có thể liên quan tới ngộ độc dầu quế.
Ảnh minh họa
Loãng máu
Một trong những tác dụng của quế là chống đông máu, chính vì vậy mà ăn nhiều quế có thể gây ra tình trạng loãng máu. Tác dụng phụ này càn tăng nếu bạn đang các loại thuốc làm loãng máu.
Trong một số trường hợp, sử dụng quế với liều lượng cao được khuyến cáo là không nên, ví dụ như: trước khi phẫu thuật, trong khi hành kinh, hoặc trong bất kỳ tình huống nào bị chảy máu.
Không tốt cho thận và gan
Vì quế có chứa coumarin – một chất làm tan máu nên có thể gây ngộ độc cho thận, gan nếu được dùng với liều cao. Chính vì vậy, những người có vấn đề về thận, gan hoặc đang dùng các loại thuốc điều trị bệnh có liên quan đến đến thận, gan thì nên hạn chế sử dụng loại gia vị này.
Tác động với thuốc kháng sinh
Quế cũng là một loại kháng sinh mạnh mẽ, nhưng nếu bạn đang dùng bất kì một loại thuốc kháng sinh nào khác thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng quế. Bởi vì, nếu bạn đang uống thuốc kháng sinh mà dùng quế thì nó có thể thay đổi tác dụng của thuốc kháng sinh theo toa mà bác sĩ đã kê.
Theo VNE
6 lí do nên ăn quế
Quế từ lâu đã được sử dụng làm thuốc tự nhiên và gia vị cho món ăn. Mách bạn những lợi ích cụ thể mà quế có thể mang lại cho sức khỏe theo tổng hợp từ trang Wikipedia.
Chống đông máu
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra ảnh hưởng của quế lên tiểu huyết cầu trong máu. Quế giúp làm ngăn ngừa các cục máu đông không mong muốn bằng cách không cho axit béo gây viêm có tên là axit arachidonic giải phóng ra khỏi màng tiểu huyết cầu. Nhờ đó, quế được coi là chất chống viêm nhiễm tự nhiên tuyệt vời nhất.
Quế cũng là chất chống đông tự nhiên hiệu quả, nên bệnh nhân đang uống thuốc gây loãng máu được khuyến nghị nghiêm ngặt không nên dùng quế dưới bất cứ hình thức nào.
Chống vi khuẩn
Theo kinh nghiệm dân gian vẫn được sử dụng đến nay, hỗn hợp quế trộn với mật ong có thể làm dịu cơn đau cổ họng, hoặc chữa được chứng viêm nhiễm. Thực tế, trong quế có các thành phần chống viêm nhiễm có hiệu quả với hàng loạt các vi rút, vi khuẩn, và nấm. Tinh dầu quế có tính kháng khuẩn và đã được chứng minh có thể ngăn ngừa sự phát triển của nhiều vi khuẩn và nấm. Tính chất kháng khuẩn của quế mạnh đến nỗi loại hương liệu này đã được dùng thay thế cho chất bảo quản thực phẩm truyền thống.
Kiểm soát đường máu
Quế là chất chống oxy hóa mạnh, và cũng có tác dụng kiểm soát đường máu ở các mức độ khác nhau.
Tăng cường phản ứng của insulin ở người bị bệnh tiểu đường.
Với những người đang mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và những người có nguy cơ mắc căn bệnh này, quế giúp ổn định đường máu bằng cách kích thích insulin làm việc bình thường. Hương liệu này đã được chứng minh có thể làm giảm 30% nồng độ glucose trong máu. Chỉ cần 1g quế/ngày có thể giảm hàm lượng cholessterol xấu trong cơ thể người mắc bệnh tiểu đường.
Kích hoạt chức năng não bộ
Ngửi hương quế có thể thúc đẩy hoạt động của não bộ. Nghiên cứu đã chỉ ra, quế có thể nâng cao quá trình nhận thức của con người với những hoạt động liên quan đến trí nhớ và sự chú ý.
Tăng cường sức khỏe ruột kết và phòng chống bệnh tim.
Quế chứa hàm lượng canxi, chất xơ, và khoáng chất phong phú. Chất xơ và canxi kết hợp cùng nhau giúp bảo vệ ruột kết, giảm nguy cơ ung thư ruột kết. Đồng thời, qua quá trình này, hàm lượng cholesterol cũng được giảm, giúp ngăn ngừa bệnh tim và xơ vữa động mạch. Chất xơ trong quế cũng có hiệu quả trong việc trị liệu chứng tiêu chảy và táo bón.
Tác dụng làm ấm
Quế được sử dụng để trị liệu các chứng bệnh cảm cúm trong y học phương Tây bởi thành phần giúp làm ấm có trong hương liệu này.
Theo Thanhnien
'Thần dược' quế Dùng 1 g quế mỗi ngày sẽ giảm đường huyết, giảm nguy cơ ung thư ruột kết, bệnh tim mạch. Hương quế giúp tăng cường trí não. Quế không chỉ là gia vị nấu nướng mà còn là vị thuốc thiên nhiên hữu ích. Dưới đây là những lợi ích tuyệt vời mà quế mang lại cho sức khỏe, theo Care 2. Ngoài...