Tác dụng của việc đạp xe hàng ngày đến cơ thể con người
Đạp xe là một bài tập thể chất tác động thấp mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Việc đạp xe hàng ngày giúp giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh khác nhau và cải thiện vóc dáng hiệu quả.
Duy trì lối sống lành mạnh. thường xuyên luyện tập thể dục thể thao đang là mục tiêu sống của rất nhiều người hiện nay. Trong đó, đạp xe đang được yêu thích do đây là bài tập có tác động thấp nhưng vẫn đem lại nhiều hiệu quả tuyệt vời.
Đạp xe hàng ngày có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư, tiểu đường, viêm khớp, trầm cảm. Bên cạnh đó, nó có thể hỗ trợ cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng cường lưu thông máu, giúp làm săn chắc cơ bắp và điều chỉnh cân nặng. Dưới đây là 10 tác dụng của việc đạp xe hàng ngày đối với cơ thể con người.
1. Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư
Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, đạp xe có khả năng sự hình thành và phát triển của các tế bào ác tính, các khối u, giúp phòng ngừa các bênh u bướu và ung thư. Những người thường xuyên đạp xe và chạy bộ có nguy cơ mắc bệnh ung thư thấp hơn.
Ngoài ra, việc đạp xe hàng ngày cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đại tràng, ung thư nội mạc tử cung…
2. Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Đạp xe hàng ngày cũng có khả năng kiểm soát tốt lượng đường trong cơ thể. Các chuyên gia cho rằng, đạp xe hơn 30 phút mỗi ngày sẽ giảm hơn 40% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Đặc biệt với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, đạp xe sẽ có tác dụng hơn chạy bộ do giảm áp lực trên chân hơn. Tuy nhiên, đối với những người mắc bệnh tiểu đường type 2 cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi luyện tập.
3. Cải thiện sức khỏe tim mạch
Khi đạp xe, tim sẽ đập nhanh hơn. Máu được bơm nhanh hơn sẽ giúp cải thiện chức năng của tim. làm tim đập nhanh hơn, từ đó tăng cường sức khỏe tim. Tăng cường khả năng bơm máu, máu được bơm nhanh hơn giúp cải thiện chức năng của tim. Những người đạp xe mỗi ngày cũng ít gặp nguy cơ phát triển các vấn đề về tim mạch như huyết áp cao.
4. Hỗ trợ giảm cân
Một giờ đạp xe mỗi ngày sẽ giúp đốt cháy một lượng calo đáng kể giúp hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả, giúp loại bỏ chất béo có hại khỏi cơ thể. Việc đạp xe hàng ngày cũng giúp tập luyện cơ bắp ở đùi và mông, tăng tốc độ trao đổi chất, làm giảm mỡ bụng và giúp cải thiện vóc dáng.
Video đang HOT
Đạp xe hàng ngày giúp giảm cân hiệu quả (Ảnh: Internet)
5. Làm săn chắc cơ bắp và tăng sức mạnh cơ thể
Việc đạp xe đòi hỏi sự vận động của các cơ bắp nên có thể giúp làm săn chắc và tăng cường sức mạnh của cơ thể. Cơ bắp cánh tay săn chắc do lực giữ thăng bằng ở ghi đông. Cơ bắp chân được tăng cường trong quá trình đạp pedal. Đạp xe là phương pháp đặc biệt tốt để phát triển cơ bắp cho trẻ em.
Bên cạnh đó, đạp xe cũng tăng sức mạnh toàn cơ thể và tăng mức năng lượng. Mức năng lượng nạp trong ngày tăng cao, từ đó cảm thấy ít mệt mỏi hơn và tăng sức chịu đựng của thể.
6. Cải thiện khả năng vận động của khớp và tăng cường nhu động ruột
Những người bị viêm xương khớp được khuyên nên đạp xe hàng ngày. Đạp xe giúp ngăn ngừa sự khởi phát của viêm khớp do các các khớp được giảm căng thẳng. Ngoài ra, đạp xe cũng giúp tăng nhịp thở và nhịp tim, từ đó kích thích sự co bóp của cơ ruột. Do vậy sẽ giảm cảm giác chướng bụng và giúp tăng cường nhu động ruột hiệu quả.
7. Cải thiện sức khỏe não và kiểm soát căng thẳng
Các nà khoa học đã chứng minh rằng đạp xe có thể giúp cải thiện trí nhớ, cải thiện sức khỏe não bộ. Nó giúp phát triển các tế bào mới ở vùng hải mã chịu trách nhiệm về trí nhớ. Ngoài ra, đạp xe giúp tăng cường lượng oxy và lưu lượng máu đến các tế bào não. Việc này giúp đốt cháy, tái tạo các thụ thể, ngăn ngừa bệnh Alzheimer.
Bên cạnh đó, đạp xe hàng ngày có khả năng kiểm soát căng thẳng và lo lắng hiệu quả. Nó cũng có thể là một phương pháp hỗ trợ điều trị các bệnh về tinh thần.
Bài tập thể dục nào đốt cháy nhiều calo nhất?
Nghiên cứu cho thấy việc tập luyện thể dục xen kẽ giữa cường độ cao và cường độ thấp sẽ đốt cháy nhiều calo hơn.
Việc tập luyện thể dục xen kẽ giữa cường độ cao và cường độ thấp sẽ đốt cháy nhiều calo hơn - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Các bài tập sau đây có thể đốt cháy nhiều calo, theo Medical News Today.
1. Chạy bộ
Chạy bộ duy trì ở cường độ cao, sẽ đốt cháy nhiều calo hơn so với một số bài tập khác.
Một người nặng khoảng 72 kg chạy tốc độ 10 km/giờ, có thể đốt cháy 365 calo trong 30 phút. Chạy nhanh, chạy nước rút xen kẽ với chạy bình thường sẽ đốt cháy nhiều calo hơn.
2. Nhảy dây
Nhảy dây tương tự như chạy bộ, giúp tăng cường sự cân bằng và phối hợp.
Có thể đốt cháy khoảng 290 calo trong 30 phút nhảy dây. Có thể thử thay đổi tốc độ và nhảy một chân, giảm tốc độ và tăng tốc trong suốt quá trình tập luyện, hoặc vừa nhảy vừa nghe nhạc, theo Medical News Today.
3. Bơi lội
Bơi lội cũng là loại hoạt động có cường độ cao nhưng ít gây áp lực lên các khớp. Lại dễ chịu do không bị nóng hoặc đổ mồ hôi. Bơi 30 phút có thể đốt cháy khoảng 220 calo.
4. Đạp xe
Đạp xe với tốc độ nhanh, hoặc leo dốc, sẽ tăng cường sức mạnh cho đôi chân, đốt cháy nhiều calo. Có thể đốt cháy 290 calo với tốc độ 20 - 22 km/giờ trong 30 phút.
5. Bài tập phối hợp
Nghiên cứu cho thấy việc tập luyện xen kẽ làm tăng nhu cầu ô xy của cơ thể, khiến calo bị đốt cháy nhiều hơn.
Có thể phối hợp như sau:
Chạy bình thường trong 3 phút sau đó chạy nước rút trong 30 đến 60 giây.
Đạp xe, rồi dừng lại, tập động tác đứng lên, ngồi xuống hoặc nâng tạ vài phút.
Bơi dọc chiều dài hồ bơi càng nhanh càng tốt và sau đó bơi trở lại với tốc độ thong thả. Lặp lại từ 10 đến 15 lần, theo Medical News Today.
Những yếu tố ảnh hưởng đến việc đốt cháy calo
Cân nặng
Cùng một bài tập, người nặng cân, cơ thể càng cần nhiều năng lượng. Sẽ đốt cháy nhiều calo hơn người nhẹ hơn.
Cường độ tập
Cường độ càng cao càng đốt cháy nhiều calo.
Thời gian tập
Thời gian tập càng dài càng đốt cháy nhiều calo. Chạy nước rút chỉ trong 30 giây sẽ đốt cháy ít calo hơn so với tập 30 phút ở cường độ thấp hơn.
Khối lượng cơ bắp
Cơ bắp cần nhiều năng lượng để duy trì. Muốn có nhiều cơ bắp phải đốt cháy nhiều calo hơn, theo Medical News Today.
Tập thể dục tại nhà
Có thể đầu tư máy chạy bộ hoặc xe đạp tại chỗ để tập các bài tập giúp kiểm soát nhịp tim, hỗ trợ lưu thông máu tại nhà hoặc tham gia các lớp tập thể dục trực tuyến.
Tham khảo ý kiến bác sĩ để biết về tần suất, cường độ tập luyện hoặc các hạn chế.
Chọn các bài tập phù hợp sức khỏe và tình trạng chấn thương: Nếu tổn thương đầu gối, hãy chọn một hình thức tập thể dục khác.
Bắt đầu với bài tập ngắn, cường độ thấp. Xây dựng thể lực để tiến tới các bài tập khó hơn.
Để tận dụng tối đa thói quen tập thể dục, bạn nên chọn bộ môn yêu thích, có thể duy trì 20- 30 phút trong nhiều tuần, nhiều tháng, theo Medical News Today.
3 dấu hiệu cho thấy bạn phải thay đổi cách tập luyện, tăng cường độ tập Tập luyện thể dục đều đặn có thể giúp cơ thể tràn đầy năng lượng. Nhưng nếu thực hiện cùng một dạng bài tập, cùng một cường độ từ ngày này qua ngày khác thì khó có thể nâng cao sức mạnh thể chất. Muốn tăng cường sức mạnh cơ bắp thì người tập phải tăng cường độ tập để tạo đủ kích...