Tác động của xung đột Ukraine và Gaza tới cán cân chính trị tại EU
Cuộc xung đột tại Ukraine và Gaza dường như đã tăng cường vị thế của các đảng bảo thủ ở châu Âu trước cuộc bầu cử nghị viện Liên minh châu Âu (EU) năm 2024, trong khi phe tự do đang mất dần kiểm soát.
Lãnh đạo đảng Tự do (PVV) tại Hà Lan, ông Geert Wilders, phát biểu trong một sự kiện ở Milan, Italy ngày 18/5/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Chiến thắng của chính trị gia cánh hữu theo chủ nghĩa dân túy Geert Wilders và đảng Tự do (PVV) trong cuộc tổng tuyển cử ở Hà Lan tuần trước được báo chí phương Tây miêu tả là một sự kiện gây sốc, bất ngờ và không khác gì “cơn ác mộng”.
Ông Wilders là người phản đối cơ chế tự do của EU, theo chủ nghĩa hoài nghi châu Âu nhiệt thành. Ông phản đối người nhập cư; cảnh báo sẽ làm mọi biện pháp để không Hồi giáo hóa Hà Lan, kêu gọi tạm dừng viện trợ cho Ukraine và phản đối chủ nghĩa bài Nga ở châu Âu.
Tuy nhiên, điều gây ấn tượng với giới quan sát là cách đây không lâu, đảng Tự do của ông Wilders chỉ giành được 10% số phiếu bầu, nhưng lần này đã giành được 37 trong số 150 ghế với mức tăng lên 25% số phiếu.
Video đang HOT
David Paul Goldman, một nhà chiến lược kinh tế người Mỹ, cho rằng cuộc tấn công bất ngờ ngày 7/10 của phong trào Hồi giáo Hamas và các cuộc biểu tình ủng hộ Palestine sau đó trên khắp Lục địa già đã góp phần mang lại chiến thắng cho ông Wilders. Chiến lược gia này gọi các cuộc biểu tình là sự khẳng định quyền lực chiến thắng của phe thiểu số tin rằng họ có thể trở thành đa số trong tương lai.
“Di cư, dù là hợp pháp hay bất hợp pháp, đều đang làm thay đổi đặc điểm của xã hội châu Âu. Về mặt số liệu chính thức, khoảng 7% dân số Pháp, Anh và Đức là người nhập cư Hồi giáo, nhưng con số thực tế còn cao hơn”, chiến lược gia Goldman lưu ý trong bài xã luận mới nhất trên tạp chí Asia Times.
Theo tác giả Goldman, quan điểm chống người nhập cư, do các đảng bảo thủ ở châu Âu thúc đẩy, đã nhận được thêm sự ủng hộ vào tháng 10 sau cuộc tấn công của Hamas. Ông nhận xét rằng phe cánh hữu châu Âu phần lớn ủng hộ Israel.
Theo một cuộc thăm dò tháng 11 của YouGov, 59% người Đức cho biết họ lo sợ xảy ra cuộc tấn công khủng bố hàng loạt ở đất nước mình. Trước đó, vào ngày 19/10, một cuộc biểu tình của người Hồi giáo đã biến thành bạo loạn ở quận Neukoelln của Berlin. Ông Goldman lưu ý tình trạng bất ổn nổ ra sau khi một kênh Telegram Hồi giáo kêu gọi những người theo dõi kênh này biến Neukoelln thành Dải Gaza.
Nhà chiến lược này chỉ ra rằng trước cuộc khủng hoảng Gaza, xung đột tại Ukraine cũng thúc đẩy xu hướng này. Các đảng bảo thủ ở châu Âu đã phát đi tín hiệu hoài nghi về việc EU chi hàng triệu USD để trang bị vũ khí cho Ukraine cũng như các biện pháp trừng phạt Nga đã phản tác dụng đối với lĩnh vực năng lượng của châu Âu.
Tại Đức – nền kinh tế G7 chính thức rơi vào suy thoái vào quý 1/2023, các đảng cánh hữu đã nhận được ủng hộ tăng đột biến kể từ khi xung đột Ukraine nổ ra. Đảng Thay thế cho nước Đức (AfD) – đảng đối lập lớn nhất quốc gia này – hiện có tỷ lệ ủng hộ là 21%, chỉ đứng sau CDU/CSU (30%) và vượt xa SPD (16%), Đảng Xanh (14%), Đảng Dân chủ Tự do (5%) và Đảng Dân chủ Tự do (5%). Về phần mình, AfD công khai phản đối các nước phương Tây viện trợ cho Ukraine. Theo Maximilian Krah – lãnh đạo AfD, cuộc chiến Ukraine lẽ ra có thể dễ dàng tránh được và đây chỉ là “tham vọng của Mỹ nhằm đẩy lùi Nga”.
Quan điểm này cũng được Thủ tướng Hungary Viktor Orban đồng tình. Nhà lãnh đạo này từ lâu đã phản đối việc quân sự hóa Ukraine và gần đây đã đe dọa sẽ ngăn chặn tất cả viện trợ của EU cho Ukraine trừ khi các nhà lãnh đạo EU xem xét lại toàn bộ chiến lược Kiev.
“Hội đồng châu Âu nên đánh giá việc thực hiện và tính hiệu quả của các chính sách hiện tại đối với Ukraine, bao gồm các chương trình hỗ trợ khác nhau”, Thủ tướng Orban viết trong một bức thư gửi người đứng đầu Hội đồng châu Âu Charles Michel vào đầu tuần này.
Một cuộc khảo sát vào tháng 9 của Viện ViaVoice (Pháp) chỉ ra rằng đảng National Rally cánh hữu của bà Marine Le Pen cũng đang vượt xa các đối thủ chính trị về mức độ tin cậy của cử tri, với 20% số người được hỏi ủng hộ phe cực bảo thủ của Pháp, 15% ủng hộ đảng tự do của Tổng thống Emmanuel Macron, trong khi liên minh cánh tả NUPES và Les Républicains bảo thủ lần lượt nhận được 14% và 13%. Bà Le Pen liên tục chỉ trích Tổng thống Macron vì quan điểm về Ukraine của ông và cảnh báo cuộc xung đột trực tiếp có thể xảy ra với Nga.
Rõ ràng, sự trỗi dậy của phe cánh hữu đang diễn ra trước cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu dự kiến được tổ chức vào ngày 6-9/6/2024. Thời gian sẽ có câu trả lời cho câu hỏi cán cân quyền lực sẽ biến thành như thế nào sau cuộc bỏ phiếu.
Thủ tướng Hungary nói Ukraine còn cách EU "nhiều năm ánh sáng"
Thủ tướng Hungary cho rằng Liên minh châu Âu (EU) cần thiết phải thay đổi, trong đó bao gồm việc "sửa chữa" những sai lầm trong đàm phán với Ukraine về việc gia nhập liên minh này.
Thủ tướng Hungary Viktor Orban. Ảnh: Reuters
Reuters ngày 19/11 đưa tin, phát biểu tại một sự kiện một ngày trước đó, Thủ tướng Hungary Viktor Orban tuyên bố nước này phản đối "mô hình châu Âu" hiện nay vốn được xây dựng ở Brussels, và rằng EU cần phải được thay đổi thay vì bị loại bỏ.
"Tôi tin tưởng sâu sắc rằng chúng ta phải nói 'không' với mô hình châu Âu hiện nay. Chúng ta phải nói 'không' bởi vì nó không bền vững, không có tương lai. Tôi tin rằng hiện tại mô hình này đang phá hủy châu Âu và đang dẫn liên minh đến tình trạng tồi tệ hơn. Chúng ta không được rời bỏ EU mà phải thay đổi", ông nhấn mạnh.
Ông Orban cũng một lần nữa nhắc lại sự phản đối của chính phủ Hungary trong vấn đề đàm phán với Ukraine về việc nước này gia nhập EU. "Sửa chữa lời hứa sai lầm (của EU) về việc bắt đầu đàm phán (với Ukraine về tư cách thành viên EU) cũng sẽ là nhiệm vụ của chúng tôi, vì Ukraine hiện đã cách xa EU nhiều năm ánh sáng", ông bày tỏ.
Trước đó, hôm 10/11, Thủ tướng Hungary cũng nói rằng các cuộc đàm phán về tư cách thành viên của Ukraine sẽ không được bắt đầu và tuyên bố đó là lập trường rõ ràng của Hungary, sau khi cho rằng việc gửi tiền và viện trợ quân sự của EU cho Ukraine đã thất bại.
Dự kiến tháng 12 tới, các nước EU sẽ quyết định về việc có cho phép Ukraine bắt đầu quá trình đàm phán gia nhập khối hay không. Vấn đề này đòi hỏi sự nhất trí của toàn bộ 27 quốc gia thành viên, bao gồm Hungary. Hungary đã bày tỏ quan điểm phản đối Ukraine gia nhập EU và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
EU lên 'kế hoạch B' phòng Hungary phủ quyết 50 tỷ Euro tài trợ Ukraine Các quan chức Liên minh châu Âu (EU) tiết lộ, khối đã tìm ra giải pháp đối phó với bất kỳ động thái phủ quyết nào của Hungary để trao cho Ukraine 50 tỷ Euro viện trợ giữa xung đột với Nga. Các lãnh đạo EU đã đề xuất mở rộng ngân sách viện trợ nhằm giúp Ukraine trả lương và đáp ứng...