Tablet giá gần 6 triệu đồng có chế độ trẻ em
Tab M10 FHD Plus của Lenovo có tính năng quản lý trẻ em, kết nối 4G và thiết kế cổ điển.
Tab M10 FHD Plus là sản phẩm giá cao nhất trong dòng tablet phổ thông của Lenovo, ra mắt tại Việt Nam cuối năm ngoái. Sản phẩm có giá 5,7 triệu đồng, cùng phân khúc với một số mẫu Galaxy Tab A của Samsung, Matepad của Huawei.
Phụ kiện theo máy ở mức cơ bản, gồm sạc 10W, cáp USB-C và que chọc sim. Sản phẩm hỗ trợ khe cắm nano sim, có khả năng kết nối 4G.
Là sản phẩm mới, tuy nhiên, Lenovo vẫn áp dụng thiết kế quen thuộc trên các máy tính bảng tầm trung trước đây của hãng. Mặt lưng của Tab M10 FHD Plus sử dụng nhôm và nhựa, với nhiều mảnh ghép lại với nhau, thay vì nguyên khối như nhiều mẫu máy tính bảng mới. Máy cho cảm giác cầm chắc chắn, êm tay với các góc cạnh đều được bo tròn.
Phía sau có duy nhất một camera độ phân giải 8 megapixel. Máy không có cảm biến vân tay, mà dùng bảo mật bằng khuôn mặt.
Mặt trước chứa một đèn LED nhỏ báo trạng thái, camera selfie 5 megapixel, có thể phục vụ việc học và họp trực tuyến. Tab M10 FHD Plus sử dụng màn hình IPS, độ phân giải FullHD. Màn hình hiển thị chân thực, độ sáng tối đa 330 nits nên có thể sử dụng cả trong nhà và ngoài trời. Tuy nhiên, tấm nền màn hình được đặt dưới lớp kính dày, dễ bị bóng, ảnh hưởng đến việc hiển thị khi nhìn ở góc nghiêng lớn.
Video đang HOT
Tab M10 FHD Plus cũng được tối ưu để phần viền màn hình mỏng hơn các thế hệ máy tính bảng Lenovo trước đây, cũng như so với các đối thủ cùng tầm giá. Dù màn hình kích thước 10,3 inch, tổng thể máy không quá cồng kềnh.
Hai cạnh bên chứa hệ thống loa kép dài, có thể tinh chỉnh các hiệu ứng âm thanh với ứng dụng Dolby Sound có sẵn. Sản phẩm được trang bị cổng USB-C và vẫn giữ nguyên cổng 3,5 mm, tuy nhiên, không có tai nghe đi kèm.
Máy có sẵn chế độ dùng cho trẻ em, với các phần mềm do người quản trị thiết lập. Khi đã vào chế độ này, trẻ em sẽ không thể sử dụng các tính năng khác của máy nếu không có mật khẩu.
Chế độ này có sẵn các tính năng cảnh báo khi trẻ ngồi ở tư thế không tốt, hoặc dùng máy khi rung lắc. Người lớn cũng có thể thiết lập giới hạn thời gian sử dụng máy nếu cần. Một số ứng dụng cho trẻ em được cài sẵn, như chụp ảnh, tô màu, học âm nhạc, tuy nhiên, chỉ có giao diện tiếng Anh.
Các hoạt động trên máy được quản lý thông qua công cụ Digital Wellbeing có sẵn trong phần cài đặt. Các thông tin như thời gian sử dụng, số lượt mở khóa, số thông báo… cũng được ghi lại. Ngoài ra, người lớn có thể giám sát từ xa bằng giải pháp Family Link của Google, giúp hạn chế trẻ em dùng máy quá lâu hoặc truy cập các thông tin không được phép.
Cấu hình với vi xử lý Helio P22T, RAM 4GB đủ cho hầu hết nhu cầu sử dụng cơ bản. Người dùng có thể lướt web, xem phim, học bằng Zoom, hoặc để trẻ em chơi các tựa game có sẵn trên máy. Bộ nhớ 64GB không phải là nhiều, nhưng có thể bổ sung thông qua khe cắm thẻ nhớ.
Một điểm đặc biệt khác của Tab M10 FHD Plus nằm ở cạnh dưới của máy. Nhờ hai khe và chân tiếp xúc, người dùng có thể gắn máy tính bảng này lên dock, để sử dụng như một chiếc Google Home Hub trong nhà thông minh. Tuy nhiên, dock này không được bán kèm máy tại Việt Nam. Ngoài ra, người dùng cũng có thể kết nối chiếc Tab này với chuột và bàn phím để sử dụng như máy tính, thông qua cổng USB hoặc Bluetooth.
Tab M10 FHD Plus có pin 5.000 mAh, cho thời lượng sử dụng 5-7 tiếng lướt web hoặc xem phim liên tục. Tuy nhiên, thời gian sạc của máy tương đối lâu, khoảng trên 3 tiếng với bộ sạc đi kèm.
Phân khúc máy tính bảng giá dưới 6 triệu đồng tại Việt Nam hiện không nhiều. Người dùng chỉ có một số lựa chọn từ Lenovo, Huawei, hoặc một số dòng máy cũ của Apple, Samsung.
So với các đối thủ, Lenovo Tab M10 FHD Plus có lợi thế màn hình lớn, pin dung lượng cao, kết nối 4G, tính năng quản lý trẻ em cùng khả năng kết nối với dock sạc. Tuy nhiên, thiết kế không mới, pin sạc lâu, là điều người dùng nên cân nhắc.
Sử dụng điện thoại thông minh quá nhiều khiến nhu cầu uống thuốc ngủ tăng cao
Trẻ em dùng quá nhiều điện thoại thông minh khiến chất lượng giấc ngủ giảm sút, nhu cầu uống thuốc ngủ tăng vọt, phụ huynh cần lưu ý khi cho trẻ em tiếp xúc với thiết bị điện tử.
Điện thoại thông minh trong cuộc sống hiện đại trở thành vật bất ly thân của hầu hết mọi người. Dù là một đồ dùng rất nhiều tiện ích, hỗ trợ cho người dùng nhưng việc sử dụng quá nhiều cũng được biết đến là tác động xấu đến người dùng điện thoại.
Một trong những tác động xấu đó là thúc đẩy nhu cầu kỷ lục về sử dụng thuốc ngủ ở trẻ em. Các bác sĩ cho biết họ đã kê ra gần nửa triệu đơn thuốc vào năm ngoái cho những thanh niên không thể "tắt máy điện thoại".
Trẻ em dùng quá nhiều điện thoại thông minh khiến ngủ không ngon giấc, phụ huynh cần lưu ý khi cho trẻ em tiếp xúc với thiết bị điện tử. (Ảnh minh họa)
Việc kê đơn thuốc ngủ cho người dưới 16 tuổi đã tăng vọt từ 339.848 trong năm 2016 lên tới 487.054 vào năm ngoái - tăng 43%, theo số liệu chính thức được công bố bởi Cơ quan Dịch vụ Kinh doanh NHS.
Cơ quan này cũng cho biết, trẻ em ở độ tuổi 10 là đối tượng được cho uống thuốc ngủ nhiều nhất vào năm ngoái, với 53.573 đơn - khoảng hơn 1000 đơn thuốc mỗi tuần.
Hướng dẫn của NHS khuyến nghị rằng bác sĩ đa khoa thường không nên kê đơn thuốc ngủ cho trẻ em trừ khi đó là thuốc ngắn hạn và nên tìm kiếm các lựa chọn thay thế cho thuốc viên. Tuy nhiên hầu hết các loại thuốc ngủ cho trẻ em là phiên bản có hiệu quả thấp hơn.
Vicki Dawson, giám đốc điều hành của Tổ chức từ thiện về Giấc ngủ của trẻ em, cho biết: "Khi trẻ ngủ không ngon giấc, điều đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát triển thể chất và tinh thần, cũng như phát huy hết tiềm năng của chúng và cả gia đình.
Có nhiều lý do khiến ngày càng nhiều trẻ em và thanh niên ngủ không ngon giấc, có thể kể tới thời gian sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều, giờ đi ngủ hàng ngày không nhất quán và thói quen ngủ không đủ giấc".
Một phát ngôn viên của Đại học Hoàng gia về Nhi khoa và Sức khỏe Trẻ em cho biết: "Trước khi tiến hành kê đơn thuốc ngủ cho trẻ em, tốt nhất nên xem xét các phương pháp tiếp cận hành vi đối với các vấn đề về giấc ngủ của trẻ".
Cô bé bị 'mắc kẹt' trong cơ thể của chính mình do căn bệnh hiểm nghèo Một cô bé đến từ thành phố Liverpool của Anh đã bị "mắc kẹt" trong cơ thể của chính mình do một căn bệnh hiểm nghèo. Theo tờ LiverpoolEcho của Anh, Abigail Johnston (9 tuổi) nhập viện ngày 20/9. Theo cha mẹ cô bé, trước đó, cô bé trông hoàn toàn khỏe mạnh và không phàn nàn về việc cảm thấy không khỏe....