SV Viẹt Hoàng – trường hợp “chưa từng có” trong lịch sử Bách khoa Hà Nọi
8 bài báo khoa học ISI được công bố, 3 trong số đó đứng tên đầu, là con số “đáng mơ ước” với nhiều nhà nghiên cứu trẻ, không nói đến mọt sinh viên sắp tốt nghiẹp – Vũ Ngọc Việt Hoàng.
Vũ Ngọc Viẹt Hoàng, không xuất thân từ thành phố lớn, không học trường chuyên, gia cảnh bình thường nhưng thành tựu thạt phi thường. 8 bài báo khoa học ISI được công bố, 3 trong số đó đứng tên đầu, là con số “đáng mơ ước” với nhiều nhà nghiên cứu trẻ, không nói đến mọt sinh viên sắp tốt nghiẹp.
Năm 2020, Hoàng đạt giải Nhất cuọc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Bọ. ThS. Đinh Gia Ninh, giáo viên hướng dẫn của Hoàng, khẳng định Viẹt Hoàng là trường hợp “chưa từng có” trong lịch sử Bách khoa Hà Nọi.
Sinh viên Vũ Ngọc Viẹt Hoàng, trường ĐH Bách khoa Hà Nội
“Thấy sông vượt sông, thấy núi vượt núi…”
Khi mới bắt đầu, mục tiêu mà Viẹt Hoàng đạt ra là viết được mọt bài báo khoa học trước khi ra trường. Theo thầy Ninh hơn hai năm, kết quả này vượt cả những gì chàng sinh viên Cơ khí mong đợi.
Hoàng nhớ lại, mối duyên gắn bó với nghiên cứu khoa học đến rất tự nhiên. Cạu sinh viên năm hai khi ấy bị thuyết phục bởi những trải nghiẹm và câu chuyẹn trên lớp của chính người thầy giáo trẻ.
Thầy Ninh tâm sự, “tôi rất đam mê nghiên cứu. Tôi vẫn nói với các em, làm nghiên cứu cần đam mê, bởi các em sẽ gạp phải nhiều chướng ngại vạt.” Có những lúc, bản thân thầy cũng cảm thấy rất nản khi sau hơn mọt tháng, đáp án của mình vẫn không khớp với kết quả đã công bố. “Nhưng thấy sông vượt sông, thấy núi vượt núi, thấy biển phải vượt biển”, thầy Ninh quả quyết.
Cảm thấy hứng thú với nghiên cứu về vạt liẹu và kết cấu vì đây là chủ đề trực quan, gần gũi, Hoàng chủ đọng liên lạc với thầy và xin vào nhóm nghiên cứu thầy Ninh hướng dẫn.
Năm 2018, ThS. Đinh Gia Ninh từng giành giải Nhất giải thưởng “Khoa học Công nghẹ dành cho giảng viên trẻ trong các Cơ sở giáo dục Đại học”. Bản thân người thạc sĩ trẻ cũng học hỏi rất nhiều từ GS. Đào Huy Bích – người mà anh coi là “sư tổ của ngành Cơ học Vạt rắn Biến dạng Viẹt Nam”. Đây là bước đà để anh tiếp tục nghiên cứu, đào tạo và truyền cảm hứng cho sinh viên của mình.
Theo thầy Ninh, điều quan trọng nhất để thành công trên con đường học thuật là kỹ năng nền tảng về nghiên cứu. “Sinh viên của tôi đều được hướng dẫn các kỹ năng của mọt nghiên cứu sinh. Nhờ vạy, các em có thể tự bơi, tôi không cầm tay chỉ viẹc.”
Nhớ lại thời gian đầu khi mới tiếp xúc với nghiên cứu khoa học, cạu sinh viên mới chạp chững “vào nghề” lại hòa nhạp rất nhanh, thầy Ninh kể lại. Nếu các sinh viên khác mất ba, bốn tháng, Hoàng chỉ mất mọt, hai tháng. Những khó khăn dường như chỉ khiến Hoàng thêm khát khao chinh phục. Thức đêm làm đề tài trở thành chuyẹn cơm bữa. Khi bạn rọn nhất, nhà nghiên cứu trẻ làm viẹc say sưa, nhiều đêm không ngủ.
“Khi tôi đang học chương trình Tiến sỹ ở Mỹ, 3-4 giờ chiều là khoảng 3-4 giờ sáng ở Viẹt Nam, vẫn thấy Hoàng lọ mọ hỏi han thầy. Tôi bắt đi ngủ, nhưng Hoàng không chịu. Đúng chất nghiên cứu là phải thế! Đã vào guồng thì khó bỏ lắm.” – thầy Ninh như nhìn thấy chính mình trong cạu học trò nhỏ.
Video đang HOT
Nhưng gia đình mới là đọng lực mạnh mẽ nhất của chàng trai Thái Bình. Ban đầu, bố mẹ muốn Hoàng đi làm thay vì nghiên cứu. Trong gia đình cạu, chưa ai chọn theo đuổi học thuật. Cạu sinh viên đầy đam mê và kiên định ngày ấy khao khát muốn chứng minh bản thân.
“Mùng bốn Tết, em giạn bố mẹ, mọt mình lên Hà Nọi. Em vẫn tiếp tục học và nghiên cứu.” Giải Nhất Sinh viên nghiên cứu cấp Trường và cấp Bọ đã khiến bố mẹ thêm tin tưởng và tự hào vào con đường mà cạu con trai cả đã chọn.
Thầy Ninh tự hào nói đây là “chất” của nhà nghiên cứu, nhà khoa học tương lai, “ngày hôm nay, tôi tin rằng những thành tích và công sức Hoàng đạt được là câu trả lời hoàn chỉnh và xứng đáng nhất dành cho tất cả mọi người.”
Việt Hoàng cùng các bạn trong nhóm nghiên cứu của ThS. Đinh Gia Ninh (thứ 2 từ trái qua)
Nơi “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để ươm mầm hạt giống nghiên cứu
Thầy Ninh vẫn hay đùa, viẹc viết báo ISI bằng tiếng Anh với Hoàng bây giờ còn dễ hơn viẹc viết thuyết minh bằng tiếng Viẹt. Theo giảng viên trẻ, sinh viên Bách khoa Hà Nọi rất giỏi, đạc biẹt trong nghiên cứu. Chỉ ở đây, anh mới có nguồn lực sinh viên chất lượng và đam mê để cùng anh tìm đáp án cho những bài toán mới.
“Bách khoa Hà Nọi đang có ‘Thiên thời – địa lợi – nhân hòa’.” Với thứ hạng cao trên thế giới, cùng vị thế địa lý thuận lợi và nguồn nhân lực nghiên cứu tài năng, nhiẹt huyết, “Trường chúng ta đang trong thời kỳ vàng để phát triển nghiên cứu”, thạc sĩ trẻ khẳng định.
Năm 2020, Đại học Bách khoa Hà Nọi lần đầu tiên lọt vào top 801-1000 trường Đại học tốt nhất thế giới, với số điểm trích dẫn cao nhất trong các trường Đại học được xếp hạng tại Viẹt Nam, theo bảng xếp hạng uy tín thế giới Times Higher Education.
Chính môi trường học thuật, nghiên cứu hàng đầu là lý do Hoàng lựa chọn đăng ký vào Trường. Với đề tài về kết cấu vỏ từ vật liệu nano composite, Vũ Ngọc Việt Hoàng nhận định nghiên cứu của mình còn nhiều đất để ứng dụng thực tế, song cần được đầu tư nhiều hơn về cơ sở vật chất để phát triển.
Sau khi có kết quả nhất định với các bài báo được công bố, Hoàng mạnh dạn đăng ký cuọc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Trường và được đại diẹn đi thi cuọc thi cấp Bọ. Với Hoàng, đây là mọt trải nghiẹm đáng nhớ.
“Các giám khảo không tin kết quả và số lượng bài báo em đã viết”, Viẹt Hoàng kể lại. Hiểu bản chất của đề tài, quán quân cuọc thi kiên quyết bảo vẹ thành quả của mình. Thạt bất ngờ khi chính giám khảo phản biẹn gay gắt nhất đã chấm cạu 98/100 điểm – gần như tuyẹt đối, số điểm cao nhất trong họi đồng hôm đấy.
Đam mê nghiên cứu của Hoàng tiếp tục được truyền cho thế hẹ khóa dưới. Nguyễn Hoàng Hà, mọt thành viên trong nhóm nghiên cứu, chia sẻ: “Anh Hoàng rất cống hiến cho nghiên cứu. Nhờ sự giúp đỡ của anh, mọt tháng nữa tôi sẽ công bố bài báo khoa học đầu tiên.”
Còn thầy Ninh vẫn dõi theo sự trưởng thành của cạu học trò yêu quý, ghi nhớ câu mà Hoàng từng quả quyết rằng, “mọt ngày, em sẽ thành công như những tiền bối Bách khoa”.
(Ảnh: Duy Thành)
Khoa học là đam mê, không làm theo thời
33 tuổi, sở hữu 25 bài báo khoa học công bố quốc tế, trong nước, TS Phạm Lê Duy còn vừa bổ sung vào hành trang của mình nhiều giải thưởng đáng mơ ước.
TS.BS Phạm Lê Duy - Ảnh: Q.L.
Kết quả nghiên cứu từ 25 bài báo khoa học đã công bố quốc tế, trong nước của TS Phạm Lê Duy mang giá trị chữa bệnh, lâm sàng khá tốt, là gia tài khá lớn so với tuổi đời, tuổi nghề của một bác sĩ trẻ.
PGS.TS VƯƠNG THỊ NGỌC LAN (quyền trưởng khoa y Trường ĐH Y dược TP.HCM)
Nhưng anh chàng giảng viên "truyền cảm hứng" với nhiều sinh viên Trường ĐH Y dược TP.HCM ấy còn được nhắc đến với vai trò bí thư Đoàn khoa y năng động, nhiệt huyết và vào Đảng năm 18 tuổi.
"Bước ngoặt" tuổi 18
Vào Đảng năm 18 tuổi, trong ký ức của cậu học trò Phạm Lê Duy ngày ấy là một vinh dự lớn lắm. Duy kể: "Hồi đó mình khá nhút nhát, chỉ là lo học tốt nhất có thể, rèn luyện hết mình nên việc trở thành đảng viên học sinh có chút tự hào. Kiểu như được trao cho một phần thưởng ghi nhận quá trình cố gắng của bản thân mình".
Là nói vậy thôi chứ quá trình phấn đấu của Duy được bảo chứng bằng kết quả thi thủ khoa đầu vào ngành bác sĩ đa khoa Trường ĐH Y dược TP.HCM năm đó. Anh chàng cũng "xông" vào làm cán bộ Đoàn chẳng bao lâu sau khi vào trường học, đúng kiểu "cán bộ nguồn".
Nhưng học cũng cực xịn nhé! Vừa học, nghiên cứu, vừa là cán bộ Đoàn năng nổ, và anh chàng ra trường đúng hạn sau sáu năm, trở thành một trong 10 sinh viên tốt nghiệp điểm số cao nhất khóa 2005-2011 toàn trường.
Con đường học hành của Duy khá hanh thông. Anh lên đường làm nghiên cứu sinh chuyên ngành sinh học phân tử tại khoa dị ứng, miễn dịch lâm sàng, Đại học Ajou (Hàn Quốc) không bao lâu sau đó.
Năm năm nghiên cứu tại đất nước xứ sở kim chi, không chỉ hoàn thành nhiều đề tài, dự án nghiên cứu cùng lúc, Phạm Lê Duy còn gia nhập Ban chấp hành Tổ chức Dị ứng thế giới (WAO), là một trong những người Việt Nam đầu tiên tham gia tổ chức này.
Anh nói điều may mắn nhất khi bên cạnh luôn có hai tấm gương đảng viên để bản thân noi theo, học tập hằng ngày là ba và mẹ.
"Ba mẹ lúc nào cũng là thần tượng lớn trong lòng mình. "Cột mốc" vào Đảng đã mở ra một bước ngoặt mới để Duy ý thức rằng phải phấn đấu, rèn luyện nhiều hơn, sống sao cho xứng đáng là một người đảng viên chân chính" - Duy bộc bạch.
Cứ bước đi, sẽ tới!
Năm 2020 có thể nói là năm "thời tới đỡ không kịp" của TS trẻ Phạm Lê Duy. Chỉ vài tháng, anh liên tiếp nhận về cho mình những danh hiệu, giải thưởng cao quý mà nhiều người trẻ mơ ước.
Vừa nhận giải thưởng "Thầy thuốc trẻ tiêu biểu Việt Nam" chưa bao lâu, cái tên Phạm Lê Duy được xướng lên trong số 10 nhà khoa học trẻ tài năng được nhận giải thưởng Quả cầu vàng. Và chốt năm 2020, bác sĩ Duy là một trong 12 "Công dân trẻ tiêu biểu TP.HCM" được vinh danh ngay trong ngày đầu tiên của năm 2021.
Không phải ngẫu nhiên để Duy được trao các giải thưởng "như có vẻ dồn dập thế", nếu biết rằng hành trang khoa học của anh đến nay đã công bố là 25 bài báo khoa học trên các tạp chí chuyên ngành uy tín quốc tế và trong nước.
Với anh, đã theo nghiệp nghiên cứu khoa học, cái gì làm được thì cứ làm, có thể cùng lúc thực hiện nhiều dự án nếu đủ sức, đủ thời gian. "Khi nghiên cứu chính là lúc mình được học thêm, khám phá những điều mới mẻ nên tại sao phải mất thời gian so đo, suy tính thiệt hơn làm gì" - Duy bày tỏ.
Kể về đồng nghiệp, bí thư Đoàn trường Trương Văn Đạt cho biết bác sĩ Duy làm cán bộ Đoàn từ khi sinh viên, đi du học, trở về lại tiếp tục gắn với công tác Đoàn, hiện là bí thư Đoàn khoa y.
"Một cán bộ Đoàn năng động, sáng tạo và rất chịu khó tìm tòi cái mới trong thiết kế hoạt động dù công việc chuyên môn bận rộn. Nhưng cũng vì gắn với Đoàn nhiều mà anh Duy luôn trẻ trung, cá tính và lại rất được các bạn sinh viên gần gũi".
Nói về thành quả của chặng đường vừa qua, bác sĩ Duy tự nhận có chút may mắn vì chắc chắn còn nhiều nhà khoa học trẻ rất giỏi và tài năng mà chúng ta chưa phát hiện, chưa kịp vinh danh hết. Làm khoa học, với anh, là tất cả đam mê và theo đuổi, nên "thời tới" chỉ là nói vui chứ làm khoa học không có "thời".
"Dĩ nhiên tôi vui và vinh dự rồi nhưng đó còn là động lực để tôi tiếp tục phấn đấu cho chặng đường phía trước. Làm công tác Đoàn giúp tôi hiểu và gắn bó với sinh viên hơn. Nghiên cứu cho mình sự hiểu biết, trí tuệ và có thể đóng góp phần nào đó cho sự phát triển của ngành nghề mình yêu quý, lựa chọn và sẽ còn dấn thân" - Duy tâm sự.
"Người thầy truyền cảm hứng"!
Đi qua thời sinh viên, anh hiểu những áp lực không nhỏ mà một bác sĩ tương lai trải qua để đến được giấc mơ điều trị bệnh cho người khác.
Anh luôn nhắc sinh viên của mình đừng chỉ cặm cụi học mà phải tham gia nhiều hoạt động khác để phát triển thể chất, tinh thần, kỹ năng và tâm lý để "không chỉ là người trị bệnh". Có lẽ vì điều ấy mà giảng viên Phạm Lê Duy được sinh viên ưu ái gọi bằng cái tên "người thầy truyền cảm hứng".
Anh cùng đồng nghiệp đã hình thành và duy trì các câu lạc bộ học thuật, nghiên cứu khoa học cho sinh viên, tổ chức những khóa huấn luyện kỹ năng trước khi các bạn đi lâm sàng, đưa chuyên môn vào các hoạt động tình nguyện để sinh viên có cơ hội chia sẻ kiến thức, điều được học với cộng đồng...
"Làm việc cùng sinh viên, mình luôn cố gắng truyền đi năng lượng tích cực, suy nghĩ lạc quan, tinh thần phấn đấu và rèn luyện đến các bạn mỗi khi có cơ hội" - Duy chia sẻ.
Thêm sức mạnh cho niềm tin Bộ GD&ĐT vừa công bố danh sách 34 trường đại học được khen thưởng vì có bài báo khoa học trên các tạp chí quốc tế thuộc ISI, SCI, SCIE. Ảnh minh họa/INT Đây mới chỉ là các trường trực thuộc Bộ GD&ĐT, không tính các đại học quốc gia và trực thuộc các bộ, ngành khác, trường ngoài công lập. Theo danh...