SV vào mùa làm thêm
Cứ vào dịp hè, nhu cầu về việc làm thời vụ trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Tranh thủ khoảng thời gian nghỉ tương đối dài này, nhiều bạn trẻ đổ xô đi tìm việc để có thêm thu nhập. Dịp hè năm nay số lượng đầu việc ít hơn, mức lương không hơn năm ngoái.
Cơ hội làm việc lâu dài
Tìm một công việc thuận tiện về mặt thời gian, thu nhập chấp nhận được là suy nghĩ chung của sinh viên khi tìm việc làm nhưng khi đối diện trước nhiều thông tin tuyển dụng, không ít bạn lại băn khoăn nên. Cơ hội việc làm nhiều nhưng để xác định rõ ràng một công việc mình thích lại không hề dễ dàng đối với những sinh viên chưa có kinh nghiệm tìm việc.
Lần đầu tiên đến Trung tâm hỗ trợ sinh viên TPHCM (trực thuộc Thành đoàn TPHCM), Ngọc Thê (sinh viên Trường Cao đẳng VHNT) tỏ ra rất lúng túng trong việc lựa chọn công việc phù hợp để làm trong một tháng nghỉ hè. Theo Ngọc Thê, mức lương không quan trọng bằng công việc mình thích và không bị gò bó về thời gian. Khác với Thê, Trâm Anh (sinh viên trường ĐH Sài Gòn), do đã có kinh nghiệm nên không mất nhiều thời gian để tìm được công việc phục vụ tại một nhà hàng nước ngoài. “Với công việc này em không những có thêm thu nhập mà còn được trau dồi vốn ngoại ngữ của mình. Bên cạnh đó, đi làm thêm cũng là cơ hội để mình rèn luyện kỹ năng giao tiếp và trải nghiệm cuộc sống” – Trâm Anh bộc bạch.
Sinh viên đang tìm việc tại Trung tâm Hỗ trợ sinh viên TPHCM.
Với Thùy Dương, sinh viên Trường ĐH KHXH – NV, ban đầu chọn việc bán thời gian tại công ty truyền thông GMC với vai trò biên tập nội dung kịch bản. Sau một tháng làm việc, Thùy Dương được thử thách qua nhiều công việc khác nhau nên được công ty ký hợp đồng chính thức làm việc lâu dài. “Nên tự mình chủ động tìm kiếm, liên hệ với các nhà tuyển dụng hơn là trông chờ việc làm ở các thông báo tuyển dụng. Điều này giúp đánh giá năng lực một cách khách quan nhất mình buộc phải phát huy bản thân một cách tối đa bởi để có cơ hội việc làm” – Thùy Dương còn chia sẻ kinh nghiệm.
Video đang HOT
Đa dạng đầu mối tìm việc
Chỉ vài thao tác với các công cụ tìm kiếm online, sinh viên có thể chọn tìm việc làm phù hợp cho mình. Hiện nay có khá nhiều website tìm việc trực tuyến cung cấp việc làm thời vụ như www.timviecnhanh.com, 24h.com.vn, kiemviec.com, tuyendung.com… Tất cả những trang web này đều có phân loại các công việc theo ca, theo giờ và có công cụ lọc khá hiệu quả theo từng nhu cầu, thậm chí ứng viên có thể nộp đơn trực tuyến tới nhà tuyển dụng.
Đa số nhà tuyển dụng trực tuyến đều niêm yết sẵn mức lương của mình 1,2 – 3 triệu đồng/tháng tùy theo tính chất và thời gian làm việc. Những công việc như phát tờ rơi, giao hàng, dạy kèm, phụ giúp buôn bán được nhiều sinh viên chọn. Đối với những công việc như tổ chức sự kiện, dẫn chương trình hay biên dịch sách thu nhập cao hơn nhưng yêu cầu của nhà tuyển dụng khắt khe hơn.
Tại các trung tâm GTVL trên địa bàn cũng đang triển khai chương trình việc làm thời vụ dịp hè cho sinh viên. Anh Nguyễn Trọng Hoàng, Trưởng phòng Hỗ trợ đời sống sinh viên (Trung tâm Hỗ trợ sinh viên TPHCM), cho biết, năm nay trung tâm đã sớm triển khai kế hoạch giới thiệu việc làm hè cho sinh viên. Kế hoạch năm nay đề ra là giới thiệu 4.000 đầu việc cho sinh viên. Trung tâm đã gửi thư ngỏ đến khoảng 500 doanh nghiệp, đơn vị có nhu cầu tuyển lao động thời vụ. “Các công việc phổ biến là bán hàng siêu thị, phát tờ rơi, nhân viên tạp vụ, thời vụ tại các trung tâm thương mại… với mức thù lao 80.000 – 120.000 đồng/ca/8 giờ hoặc dao động 1,6 – 2 triệu đồng/tháng trở lên và bao cơm.
Năm nay số lượng đầu việc đến thời điểm này ít hơn năm ngoái, mức lương lại không tăng bao nhiêu. Trong khi lượng sinh viên đến tìm việc mỗi ngày mỗi đông. Nhiều sinh viên coi việc làm thêm là kỳ thực tập để các bạn chứng tỏ mình trước các nhà tuyển dụng, vì vậy sẽ tạo cho họ rất nhiều cơ hội làm việc sau khi ra trường” – anh Hoàng phân tích.
Theo Trung Lân – N.Hiến
SGGP
Trưởng thành với "quản lý sự nghiệp"
Nhằm giúp nâng cao nhận thức của sinh viên về năng lực bản thân để chuẩn bị cho việc tốt nghiệp và tìm kiếm việc làm phù hợp, chương trình Bridge2B -Đào đạo chuyển tiếp hợp tác giữa ĐH Greenwich, vương quốc Anh và Trường ĐH FPT đã đưa môn học "Quản lý sự nghiệp" vào giảng dạy.
Vốn là chương trình đào tạo tập trung vào kiến thức năm cuối đại học cho sinh viên đã có tốt nghiệp Cao đẳng và Advanced/higher Diploma, sinh viên năm cuối Đại học chuyên ngành Quản trị Kinh doanh hoặc các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật khác, môn học Quản lý sự nghiệp đã giúp trang bị cho sinh viên ý thức về trách nhiệm, quyền lợi tại nơi làm việc, đồng thời tăng cơ hội việc làm của sinh viên bằng cách phát triển kỹ năng giao tiếp và truyền thông.
Sinh viên chương trình Bridge2B đang làm bài tập nhóm tại quán café.
Thầy Hoàng Đức Hải, Giảng viên môn học cho hay: "Quản lý sự nghiệp là một chủ đề rất sát sườn đến tương lai gần của sinh viên. Nội dung của môn học vừa mang lại cho các em những hình dung thực tế trong công việc bên ngoài giảng đường, nhưng vẫn đảm bảo các yêu cầu tối thiểu về phát triển bản thân".
Do vậy, thầy Hải cùng các cộng sự trong bộ môn luôn giúp sinh viên hiểu rõ về môi trường làm việc tại doanh nghiệp. Từ đó, các em có thể xác định rõ mục tiêu cá nhân, xử lý và làm quen với áp lực công việc thông qua các đầu việc hàng ngày, hàng tuần.
Việc hình thành thói quen làm việc nhóm, giải quyết các mâu thuẫn cá nhân để đạt mục tiêu chung cũng là một nội dung quan trọng mà môn học Quản lý sự nghiệp mang đến cho các bạn sinh viên của Brige2B.
Đặng Thị Thùy Dương - sinh viên khóa I, chương trình Bridge2B, chia sẻ: "Môn học quản lý sự nghiệp khá thiết thực, giúp mình định hướng về mục đích học tập và mục tiêu phấn đấu trong công việc và sự nghiệp. Đặc biệt, các bài test dí dỏm tìm hiểu tính cách và thế giới quan cá nhân luôn làm chúng mình thấy hứng thú hơn".
Cùng với các môn học được thiết kế hợp lý, quản lý sự nghiệp giúp sinh viên tìm hiểu thị trường lao động và môi trường làm việc trong nước thông qua tự khảo sát thực tế. Qua đó, các em sẽ tự định hướng và tìm cách hoàn thiện bài tập được giao với sự sáng tạo riêng. Vì vậy, quản lý sự nghiệp được thiết kế giảng dạy ngay từ khóa học đầu tiên, của kì thứ nhất trong chương trình Bridge2B.
Thầy Hải cho hay, mỗi bài giảng thầy đều tập trung vào giải thích, hướng dẫn và chia sẻ thảo luận để các bạn sinh viên hình dung được lộ trình công việc cho tương lai sau này. Bên cạnh đó, cũng có những công việc mang tính thử thách để giúp các em có thêm áp lực và tìm cách giải quyết. Đây chính là công việc xuyên suốt cả môn học.
Để môn học không bị nhàm chán, ý tưởng học offline tại quán café được đội ngũ giáo viên của chương trình Brigd2B tận dụng triệt để.
Buổi café offline của sinh viên chương trình Bridge2B.
"Không khí thoải mái sẽ giúp các em dễ tiếp thu hơn là một không gian gò bó với 4 bức tường bao quanh. Mỗi tuần với 3 tiếng học trên lớp sẽ khó có thể truyền tải hết kiến thức cho các em nên việc tổ chức các buổi nói chuyện sẽ tạo điều kiện cho các bạn sinh viên phát huy năng lực cá nhân cũng như giúp quan hệ thầy trò gần gũi hơn", thầy Hải chia sẻ.
"Với nhiều bạn sinh viên, phong cách học mới ban đầu khá bỡ ngỡ khi các bạn thiếu những kỹ năng làm việc theo nhóm, giao tiếp, quản lý bản thân... Tuy nhiên với các buổi offline, chúng mình thấy thoải mái hơn vì nó không phải là...lớp học, do đó, dám nói và tranh luận với thầy, điều mà chúng mình ít thể hiện trên lớp", bạn Thùy Dương tâm sự.
Theo dân trí
Nam sinh KHXH&NV giành quán quân cuộc thi 'nói tiếng Việt' Cuộc thi "Mật mã ngôn từ" đã khép lại với chiến thắng dành cho bạn Nguyễn Minh Chính (ĐH KHXH&VN, TP.HCM) sau hơn một tháng tranh tài đầy căng thẳng. Mật mã ngôn từ là cuộc thi nói lần đầu tiên được tổ chức dành cho đối tượng là các bạn sinh viên TP.HCM với mục đích tạo một sân chơi để các...