Suýt mất mạng vì mang khối u khổng lồ 30 năm không điều trị
Vì chủ quan cho rằng u lành, nên ông N.N.T (Tiền Hải, Thái Bình) không điều trị. Sau 30 năm, khối u to choán gần hết nửa vùng cổ mặt, hoại tử.
Đặc biệt, khối u đã có ổ ung thư hoá.
Theo lời kể của bệnh nhân N.N.T, ông có u ở dưới hàm trái trên 30 năm, phát triển to dần. Đi khám được chẩn đoán u lành và do tuổi cao nên ông không điều trị. Một năm gần đây, khối u bắt đầu tăng kích thước nhanh nhưng ông vẫn không đi khám, tới khi vỡ ông mới tới Bệnh viện Ung bướu Hà Nội.
Ông N mang khối u khổng lồ suốt 30 năm.
Tại Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội, kết quả chụp cộng hưởng từ cho thấy, khối u đã xâm nhiễm ra da gây hoại tử chảy máu, chảy dịch liên tục. Ngoài ra còn có một số hạch rải rác vùng cổ trái.
TS.BS Đàm Trọng Nghĩa, Trưởng khoa Ngoại Đầu cổ của bệnh viện cho biết, khối u của bệnh nhân xuất phát từ tuyến mang tai, xâm lấn nhiều cơ quan bó mạch cảnh, dây thần kinh số 7, thần kinh tai lớn, có những mạch máu tăng sinh lớn to bằng ngón tay gây chảy máu trong quá trình cắt u.
Video đang HOT
Các bác sĩ phẫu thuật lấy khối u nặng gần 1 kg và khâu tạo hình cho bệnh nhân. Điều bất ngờ, kết quả xét nghiệm sau mổ thì khối u có ổ ung thư hóa bên trong nên bệnh nhân sẽ phải tiếp tục điều trị tránh tái phát.
TS.BS. Đàm Trọng Nghĩa chia sẻ, dù rất mừng vì ca phẫu thuật đã thành công nhưng cũng cảm thấy tiếc nuối vì giá như người bệnh có ý thức đến khám và điều trị sớm hơn sẽ không phải chịu đựng những đau đớn, mặc cảm về cả thể chất và tinh thần.
Bác sĩ cũng khuyến cáo người bệnh nên đi khám sức khỏe định kì. Không nên chủ quan với những khối u lành tính vì nếu không điều trị, khối u phát triển cũng có thể gây nguy hiểm, ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh.
Cảnh báo vi sinh vật 'cư trú' trong khoang miệng gây ung thư
Theo Bệnh viện K, những năm gần đây số ca ung thư lưỡi đến khám, điều trị ngày càng gia tăng, nhiều ca đến muộn do người mắc nhầm tưởng đó chỉ là nhiệt miệng thông thường.
Bệnh viện K (Bộ Y tế), cho biết giai đoạn đầu của ung thư lưỡi các triệu chứng thường không rõ ràng nên rất dễ bị bỏ qua. Thường người bệnh có cảm giác như có dị vật hoặc xương cá cắm vào lưỡi, rất khó chịu nhưng qua đi nhanh.
Một bệnh nhân nam được phát hiện ung thư lưỡi giai đoạn muộn tại Bệnh viện Ung bướu Hà Nội sau khoảng 2 tháng xuất hiện vết "nhiệt miệng". Ảnh TƯ LIỆU SỞ Y TẾ HÀ NỘI
Ngoài ra ở lưỡi có một điểm nổi phồng với sự thay đổi về màu sắc, niêm mạc trắng, xơ hóa hoặc tổn thương là vết loét nhỏ. Thậm chí có thể sờ thấy tổn thương chắc, rắn, không mềm mại như bình thường.
Giai đoạn toàn phát bệnh được phát hiện do đau khi ăn uống, đau kéo dài gây khó khăn khi nói, nuốt. Người bệnh có thể sốt do nhiễm khuẩn, không ăn được nên cơ thể suy sụp rất nhanh. Ngoài ra còn cảm thấy đau tăng lên khi nói, nhai và nhất là khi ăn thức ăn cay, nóng, đôi khi đau lan lên tai; tăng tiết nước bọt; chảy máu vùng miệng kèm theo hơi thở mùi khó chịu do tổn thương hoại tử gây ra.
Một số trường hợp gây khít hàm, cố định lưỡi khiến bệnh nhân nói và nuốt khó khăn. Ở giai đoạn này xuất hiện ổ loét ở lưỡi, trên ổ loét phủ giả mạc dễ chảy máu, loét phát triển nhanh, lan rộng làm lưỡi bị hạn chế vận động, không di động được.
Ở giai đoạn tiến triển, vết loét sâu lan rộng xuống bề mặt hoặc vào mặt dưới lưỡi, gây đau đớn, gây bội nhiễm, có mùi hôi, rất dễ chảy máu, thậm chí có thể gây chảy máu trầm trọng.
Lúc này, khi bệnh nhân đến khám, bác sĩ thường phải khám cho bệnh nhân ở trạng thái đã gây tê để hạn chế phản ứng của người bệnh do đau đớn. Việc thăm khám rất quan trọng để đánh giá độ thâm nhiễm xuống phía dưới, độ xâm lấn vào các mô tiếp cận: sàn miệng, trụ amidan, amidan, rãnh lưỡi,... và đo kích thước khối u.
Nguyên nhân ung thư lưỡi
Theo Bệnh viên K, hầu hết các trường hợp người bệnh mắc ung thư lưỡi không tìm được nguyên nhân chính xác gây bệnh nhưng có một số yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh. Trong đó, nếu hút thuốc và uống rượu thì nguy cơ mắc ung thư đầu mặt cổ tăng lên 10 - 15 lần.
Tình trạng vệ sinh răng miệng miệng kém, hàm răng giả không tốt, răng mẻ kích thích lâu ngày đưa đến dị sản và ung thư. Hoặc chế độ dinh dưỡng thiếu vitamin A, E, D, sắt, hoa quả cũng là yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư khoang miệng.
Ngoài ra, nhiễm vi sinh vật như nhiễm vi rút HPV, đặc biệt là type 2, 11, 16 đã được chứng minh là thấy nhiều trong những bệnh nhân bị ung thư khoang miệng.
Người có các vết trợt loét lâu liền trong khoang miệng nên đi khám để được điều trị đúng. Ảnh BỆNH VIỆN K
Thực trạng đáng lo ngại là đa số bệnh nhân ung thư lưỡi đến khám và phát hiện khi các tổn thương đã lan rộng, phải phẫu thuật triệt căn (cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ lưỡi, tùy vị trí và kích thước khối u).
Ở giai đoạn sớm ung thư lưỡi có thể điều trị triệt căn bằng phẫu thuật. Ở giai đoạn muộn hơn cần phải kết hợp điều trị phẫu thuật, xạ trị và hóa trị nhằm kéo dài thời gian sống và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh. Trong một số trường hợp ở giai đoạn muộn khi có chảy máu nhiều tại u phải phẫu thuật thắt động mạch cảnh ngoài để cầm máu.
Cậu bé 2 tuổi có khối u khổng lồ trong khoang bụng, đây là căn bệnh cực nguy hiểm ở trẻ Xiaole (2 tuổi, Trung Quốc) trong khi đang chơi game với bố, bố cậu nhận thấy bụng của Xiaole sưng lên và có cảm giác như một khối cứng. Lo lắng rằng đó là bệnh về đường tiêu hóa, bố Xiaole đã đưa con đến bệnh viện nhưng kết quả xét nghiệm không khả quan. Báo cáo cho thấy Xiaole có một khối...