Suýt chết vì tranh thủ ăn bát cháo trước khi mổ đẻ
Nhịn ăn uống trước mổ là quy định bắt buộc với người bệnh, bệnh nhân không được ăn uống trong một khoảng thời gian trước khi tiến hành gây mê- phẫu thuật nhằm giúp ngăn ngừa tổn thương phổi do hít sặc.
Suýt chết vì bát cháo
Bác sĩ Trần Vũ Quang – Bệnh viện phụ sản Trung ương, tâm sự anh từng chứng kiến một sản phụ khi bác sĩ lên lịch mổ cho bệnh nhân và dặn không được ăn trong vòng 8 tiếng trước khi mổ sinh, chỉ nên uống nước.
Tuy nhiên, bệnh nhân chọn mổ lúc 8h sáng và 5h sáng vào viện tranh thủ ăn bát cháo loãng. Khi các bác sĩ gây mê thì bệnh nhân ho, sặc và bị tràn dịch vào phổi. Ca cấp cứu “toát mồ hôi hột” vì bệnh nhân sặc thức ăn vào phổi.
Trong sản khoa cũng có nhiều bà bầu đẻ cấp cứu vì vậy với những bệnh nhân này các bác sĩ phải xử lý rất kỹ, sản phụ phải thông báo với bác sĩ mình đã ăn gì để phòng tai biến khi gây tê, gây mê.
Theo BS. Phan Văn Dũng – Khoa Gây mê Hồi sức Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, tổn thương phổi do hít sặc là một biến chứng rất nghiêm trọng do người bệnh hít vào phổi dịch và thức ăn từ dạ dày trào lên sau khi dẫn mê, trong quá trình mổ hoặc giai đoạn hồi tỉnh. Dạ dày đầy là một trong những yếu tố nguy cơ liên quan đến tổn thương phổi do hít sặc. Ngoài ra, còn nhiều yếu tố nguy cơ khác nữa nhất là khi người bệnh bị giảm hoặc mất khả năng bảo vệ đường thở trong giai đoạn chu phẫu.
Phải nhịn ăn khi mổ.
Năm 2011, Hội Gây Mê Hoa Kỳ đã đưa ra hướng dẫn thực hiện việc nhịn ăn uống trước mổ và sử dụng các thuốc để giảm nguy cơ tổn thương phổi do hít sặc. Hướng dẫn này tập trung vào những người bệnh được chuẩn bị thực hiện mổ. Trong các trường hợp mổ cấp cứu thì không đặt nặng vấn đề nhịn ăn uống trước gây mê-phẫu thuật vì tính chất khẩn cấp của bệnh và đương nhiên phải chấp nhận nguy cơ của các biến chứng liên quan.
Một số tình trạng cụ thể của người bệnh cũng có thể lý giải cho việc thay đổi uyển chuyển các khuyến cáo này. Hướng dẫn này giúp nâng cao hiệu quả chất lượng gây mê và giảm các biến chứng liên quan đến tổn thương phổi do hít sặc chu phẫu.
Ăn như nào?
Video đang HOT
Bác sĩ Dũng cho biết hiện nay có các khuyến cáo trong hướng dẫn cho thấy có sự khác biệt giữa thức ăn và thức uống vì thời gian đi qua dạ dày của các chất này thay đổi khác nhau.
Nhịn ăn uống hoàn toàn 2 tiếng trước khi gây mê làm thủ phẫu thuật chương trình cho cả trẻ em lẫn người lớn. Các thức uống không chứa cồn (nước lọc, nước trà, nước đường, cà phê đen, nước ép trái cây, nước ngọt không có ga) nên dùng trước 2 tiếng với số lượng 100 mL – 200 mL đối với người lớn và 2 mL/kg đối với trẻ em.
Với nhóm thức ăn nhẹ (bánh mì nướng, súp, cháo loãng) nên dùng trước 6 tiếng.
Các thực phẩm béo hoặc chiên xào qua dạ dày chậm hơn nên cần thời gian nhịn ăn uống 8 tiếng. Đối với trẻ nhỏ, nên nhịn uống các loại sữa tươi, sữa đặc, sữa công thức trước 6 tiếng và sữa mẹ trước 4 tiếng.
Hiện nay việc áp dụng hướng dẫn nhịn ăn uống trước mổ được thực hiện đồng bộ qua các quy định chuẩn bị tiền phẫu trong hồ sơ bệnh án điện tử. Các nhóm chuyên viên liên ngành phải quan tâm các thực hành và thay đổi quy trình nếu cần thiết nhằm đảm bảo việc chăm sóc người bệnh dựa trên đảm bảo kết quả chất lượng tối ưu cho người bệnh.
Lưu ý trước ca phẫu thuật đối với bệnh nhân
Tẩy trang và chùi sạch sơn móng tay, móng chân trước khi phẫu thuật
Chải và cột gọn tóc
Tháo kính áp tròng
Tháo răng giả tháo lắp
Tháo tất cả đồ trang sức, bao gồm các loại khuyên đeo trên người
Mặc quần áo do bệnh viện cung cấp, không mang vớ và mặc đồ lót. Mang giày dép thoải mái, không mang giày cao gót, xăng đan hay dép xỏ ngón.
Đi tiểu trước khi vào phòng mổ
Bệnh nhân nhỏ tuổi cần có bố mẹ hoặc người giám hộ đi kèm
Trước khi phẫu thuật, nếu người bệnh có các triệu chứng bất thường như: cảm lạnh, đau họng, ho, đau bụng cồn cào, tiêu chảy hoặc sốt, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ phẫu thuật, bác sĩ gây mê hoặc điều dưỡng tại khoa để kịp thời thăm khám tình trạng người bệnh. Bác sĩ có thể quyết định hoãn thực hiện phẫu thuật cho đến khi tình trạng người bệnh ổn định.
Vô sinh, hiếm muộn vì khối u xơ không ngờ tới
U xơ cơ tử cung cần được theo dõi và điều trị vì nó có thể dẫn tới những biến chứng và là một trong những nguyên nhân gây vô sinh, hiếm muộn. Đây là cảnh báo của GS, TS Nguyễn Viết Tiến, nguyên Thứ trưởng Y tế, nguyên Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương.
Nhiều người vẫn nghĩ rằng, u xơ cơ tử cung là bệnh lành tính và chủ quan. Nhưng thực tế, đây là nguyên nhân gây ra nhiều ca vô sinh, hiếm muộn ở nữ giới.
Bệnh nhân V.A (42 tuổi, Hà Nội) bị u xơ cơ tử cung cách đây mấy năm. Gần đây, chị thấy có hiện tượng bàng quang đau tức khó chịu, đi đái dắt, tiểu nhiều lần... Sau khi đi thăm khám ở nhiều nơi, các bác sĩ kết luận chị bị đa nhân xơ tử cung.
Các bác sĩ ở các bệnh viện chị đã tới chỉ định chỉ có cách cắt bỏ tử cung, còn nếu áp dụng bóc tách u xơ cơ tử cung để giữ tử cung thì cơ sở y tế này từ chối thực hiện. Hai vợ chồng chị V.A rất hoang mang bởi chị đã 42 tuổi, lấy chồng nhiều năm và chưa có con.
Vẫn khao khát thực hiện ước muốn có con, chị V.A tìm tới BV Phụ sản Thiện An mong muốn giữ lại tử cung để sinh con. GS, TS Nguyễn Viết Tiến, nguyên Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương hiện là chuyên gia của Bệnh viện Phụ sản Thiện An, người trực tiếp điều trị và phẫu thuật cho bệnh nhân V.A cho biết, ca bệnh của bệnh nhân V.A là một trường hợp rất khó khăn.
"Nếu dùng thuốc kích thích buồng trứng thì các nhân xơ có thể to lên, nhưng nếu tiến hành phẫu thuật mà bác sĩ chưa đủ kinh nghiệm thì có thể không giữ được tử cung, phải cắt bỏ tử cung của bệnh nhân. Như vậy, mong muốn có con của bệnh nhân không bao giờ trở thành hiện thực. Hoặc nếu phẫu thuật được cho bệnh nhân nhưng tử cung sau phẫu thuật có thể bị biến dạng gây khó khăn hoặc không thể mang thai cho bệnh nhân sau này", GS Tiến cho hay.
Các bác sĩ đã tiến hành nội soi cắt bỏ các u xơ. Qua nội soi ổ bụng tiếp tục phát hiện có bốn u xơ cơ tử cung nữa. Sau khi bóc tách hết các u xơ, tử cung trở về trạng thái như ban đầu, rất đẹp và chị đang chờ thời gian hồi phục để tiếp tục hành trình tìm kiếm con.
GS, TS Nguyễn Viết Tiến phẫu thuật can thiệp cho bệnh nhân.
Trường hợp khác, bệnh nhân K.T (Lào Cai) lấy chồng 10 năm nhưng chưa có con. Hai vợ chồng đã nhiều lần đi thăm khám tại các bệnh viện lớn để tìm ra nguyên nhân thai bị lưu. Quá trình thăm khám, các bác sĩ xác định chị K.T có nhân xơ trong tử cung ảnh hưởng tới quá trình thụ thai khiến năm năm qua, chị đã bốn lần thai lưu.
Cuối 2019, sau khi chi K.T làm thụ tinh trong ống nghiệm và mang thai ngoài tử cung nên phải mổ can thiệp. Sau khi kiểm tra, phát hiện chị K.T có khối u rất lớn trong tử cung, các bác sĩ chỉ định mổ và cắt toàn bộ tử cung. Chị K.T cảm thấy rất hoang mang, đau buồn vì lấy chồng 10 năm mà chưa có con, cắt toàn bộ tử cung đồng nghĩa với việc, chị sẽ không thể làm mẹ.
Trực tiếp tiếp nhận bệnh nhân khi tới thăm khám tại BV Phụ sản Thiện An, GS, TS Nguyễn Viết Tiến cho biết, chị K.T có khối lạc nội mạc tử cung nằm ở thành sau cơ tử cung và đưa ra chỉ định phẫu thuật khối u xơ tử cung bằng phương pháp mổ mở.
GS, TS Nguyễn Viết Tiến cho biết, ca mổ cho bệnh nhân K.T đã thành công, khối u được lấy ra khỏi tử cung của chị KT nặng khoảng 100 gam. Tử cung của chị KT trở lại hình dạng ban đầu. Sáu tháng sau sẽ kiểm tra và thực hiện biện pháp sinh con trong ống nghiệm cho chị K.T. "Hy vọng với kết quả mổ phẫu thuật tốt như vậy, trong lần mang thai tới, chị K.T sẽ không còn gặp phải tình trạng thai lưu như trước đây", GS Nguyễn Viết Tiến nói.
GS Nguyễn Viết Tiến đã can thiệp cho nhiều trường hợp vô sinh, hiếm muộn thành công.
Đã chữa cho rất nhiều bệnh nhân có tới 9-10 nhân xơ tử cung, GS Tiến cho biết, sau khi bóc tách u xơ cơ tử cung khoảng sáu tháng sau, bệnh nhân mới được mang thai. Bởi tử cung sau khi phẫu thuật phải có thời gian phục hồi . Nếu mang thai sớm ngay sau khi phẫu thuật, khi thai nhi lớn lên có thể làm vỡ tử cung, nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
GS, TS Nguyễn Viết Tiến đưa ra khuyến cáo, nếu có u xơ cơ tử cung, chị em không nên chủ quan mà cần thăm khám định kỳ để có hướng điều trị kịp thời. Cần tránh tình trạng khối u phát triển lớn dẫn tới nhiều biến chứng cho bệnh nhân. Với những người hiếm muộn, khi bị u xơ cơ tử cung càng không nên chủ quan bởi đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới hiếm muộn.
Mẹ bầu có 4 đặc điểm này, có tỷ lệ sinh thường cao, bớt nỗi lo dao kéo So với mổ lấy thai, sinh thường có nhiều ưu điểm như thời gian phục hồi ngắn, không cần gây mê hay gây tê sau sinh. So với mổ lấy thai, sinh thường mang nhiều ưu điểm như thời gian phục hồi ngắn, không cần gây mê hay gây tê sau sinh. Nhiều mẹ bầu sẽ chọn sinh thường thay vì mổ lấy...