Sụp mi mắt, do đâu?
Hỏi: Tôi 46 tuổi, sức khoẻ bình thường. Gần đây tôi thấy mi mắt hai bên bị sụp nhìn rất già và ảnh hưởng đến việc quan sát. Tôi đọc báo thì thấy đây là biểu hiện của sụp mi mắt. Xin bác sỹ tư vấn giúp tôi nguyên nhân và cách điều trị căn bệnh này.
Ảnh minh họa
Trả lời: Sụp mi mắt là sự sa của mi trên xuống thấp hơn vị trí bình thường ở tư thế mắt nhìn thẳng. Mi có thể bị sụp với các mức độ khác nhau và có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Sụp mi làm ảnh hưởng không nhỏ đến thị lực của người bệnh.
Nguyên nhân gây sụp mi mắt: Do tổn thương cơ nâng mi ( teo cơ mi); Do bất thường chỗ bám của cơ nâng mi, tổn thương một phần thần kinh chi phối cơ nâng mi; Do liệt dây thần kinh số 3, thường kết hợp với lác ngoài và giãn đồng tử; Do nhược cơ; Sụp mi cơ học xảy ra khi mi trở nên nặng hơn bình thường như u, phù, viêm hoặc khi có sẹo kết mạc co kéo làm hạn chế vận động của mi; Do thừa da mi ở người già.
Điều trị sụp mi sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra sụp mi. Điều trị nội khoa: trong sụp mi do bệnh nhược cơ người ta dùng các thuốc ức chế men cholinesterase, corticosteroide liều cao… để làm tăng hoạt tính co của cơ nâng mi trên. Điều trị ngoại khoa: phẫu thuật cắt hay xạ trị tuyến ức được coi là phương pháp hữu hiệu để điều trị bệnh nhược cơ, một nguyên nhân đã được biết đến từ lâu gây ra sụp mi.
Phẫu thuật mắt: nhằm điều trị sụp mi khi các nguyên nhân gây sụp mi do bệnh lý toàn thân không thể khắc phục được. Người ta sẽ dùng một số phẫu thuật nhằm tăng hoạt lực của cơ nâng mi trên để giải quyết tình trạng sụp mi: cắt ngắn cơ, gấp cơ… Nếu bị sụp mi, bạn nên đi khám để nhận được tư vấn điều trị.
Video đang HOT
Bé 4 tháng tuổi ở Đồng Nai bị liệt dây thần kinh số 7 vì ra vào phòng điều hoà đột ngột và những lưu ý cha mẹ cần nhớ
Bố mẹ cần trang bị đầy đủ kiến thức để đảm bảo an toàn cho con khi ngủ trong phòng điều hoà, đặc biệt là khi mùa hè sắp đến.
Chị O. ở Biên Hoà, Đồng Nai cho biết, con gái chị được 4 tháng tuổi, bé nằm phòng điều hoà từ nhỏ vì thời tiết nơi chị sống rất nóng. Bình thường, chị để nhiệt độ khoảng 26 - 27 độ C. Tuy nhiên hôm đó, ông xã của chị nằm ở phòng trên, buổi trưa căn phòng này rất nóng nên bật điều hoà 22 độ C. Chị O. bế con từ dưới nhà lên phòng nằm ngủ, đến chiều lại cho bé xuống chơi.
Lúc này bé vẫn bình thường, không quấy khóc nhưng đến tối thì chị phát hiện điều bất thường từ con như: Lúc ngủ mắt không nhắm chặt; khi khóc, cười thì một bên mặt bị đơ... Nên vợ chồng chị đưa con vào Bệnh viện Nhi đồng để thăm khám.
Con gái chị O. đang điều trị bằng phương pháp châm cứu và vật lý trị liệu.
Tại đây, bác sĩ kết luận con gái chị O. bị liệt dây thần kinh số 7 và đưa ra những nguyên nhân khiến bé trẻ dễ mắc bệnh này như: Virus ẩm mốc từ máy điều hoà, do nhiễm lạnh, trúng gió hoặc ra vào phòng điều hoà đột ngột.
Bé gái nằm viện theo dõi một ngày, sau đó được cho về nhà điều trị. Hàng ngày, chị O. đưa con đến phòng khám đông y ở gần nhà để châm cứu và vật lý trị liệu. May mắn là hiện tại bé đã phục hồi rất tốt, có thể ăn uống bình thường, chơi ngoan.
Liệt dây thần kinh số 7 là gì?
ThS BS. Dương Văn Tâm, Trưởng Khoa Điều trị Liệt vận động - Ngôn ngữ trẻ em (Bệnh viện Châm cứu Trung ương) cho biết, khoa thường xuyên tiếp nhận trẻ bị liệt dây thần kinh số 7 do bị nhiễm phong hàn (gió lạnh).
Tình trạng này thường gặp nhiều khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột, đại hàn hoặc có nhiều trường hợp do nằm điều hoà lạnh, quạt thổi trực tiếp vào người, bước vào phòng điều hoà nhiệt độ thấp, tắm muộn về đêm...
Nguyên nhân là do, dây thần kinh số 7 là một dây hỗn hợp có nhiều chức năng về vận động, cảm giác, vị giác. Đoạn dây này nằm trong ống xương đá, vốn dĩ đã bị lạnh (do không có cơ che phủ dây thần kinh), do đó khi gặp lạnh đột ngột, không khí lạnh buốt từ bên ngoài xâm nhập khiến cho đoạn dây này bị nhiễm lạnh.
Khi đó, mạch máu sẽ bị co thắt lại, dẫn đến thiếu máu nuôi dưỡng và sưởi ấm làm cho dây thần kinh sẽ bị phù lên, bị chèn ép và dẫn đến liệt.
Những lưu ý khi bố mẹ cho trẻ nằm phòng điều hoà
BS CKII Nguyễn Kim Hùng (Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, Phú Thọ) khuyến cáo, để phòng tránh trẻ bị liệt dây thần kinh số 7 do nhiễm lạnh, bố mẹ cần đảm bảo:
- Cơ thể con luôn được giữ ấm, không để bị lạnh.
- Với những gia đình dùng điều hòa, chú ý không nên để nhiệt độ phòng quá thấp. Nên để từ 26-28 độ C và lưu ý nhiệt độ trong phòng không được chênh quá lớn so với nhiệt độ bên ngoài.
- Khi bật điều hoà ban đêm, nên hẹn giờ điều hòa hoặc tắt khi nhiệt độ phòng đã mát.
- Nên tránh hướng điều hòa thổi thẳng vào mặt, đầu trẻ vì như vậy, trẻ dễ bị ngạt mũi, khó thở và dễ mắc các bệnh về hô hấp, viêm họng, thậm chí bị liệt dây thần kinh.
- Luôn đắp một chiếc chăn mỏng trên bụng trẻ để giữ ấm lỗ chân lông, tránh bị cảm lạnh, đau bụng...
Theo Trí Thức Trẻ
Xử lý và phòng ngừa cholesterol tích tụ quanh mắt Cholesterol có thể tích tụ quanh mắt để hình thành các u vàng được gọi là xanthelasmata. Mặc dù chúng lành tính, nhưng gây ảnh hưởng nhiều về mặt thẩm mỹ và đôi khi những u vàng quanh mắt còn là cảnh báo cho tình trạng sức khỏe nghiêm trọng khác. U vàng quanh mắt xuất hiện có thể không rõ nguyên nhân....