Súp lơ, chuối tiêu lợi cho đường ruột
Chiết xuất chất xơ trong súp lơ và chuối tiêu có thể phát huy trong điều trị bệnh liên quan đến vi khuẩn đường ruột, đặc biệt có thể dự phòng bệnh Crohn.
Các nhà khoa học Đại học Liverpool, Anh cho biết họ vừa chiết xuất chất xơ trong súp lơ và chuối tiêu có thể phát huy trong điều trị bệnh liên quan đến vi khuẩn đường ruột, đặc biệt có thể dự phòng bệnh Crohn. Đây là báo cáo đăng trên tạp chí Đường ruột số ra mới nhất.
Báo cáo cho biết, các loại bệnh liên quan đến đường ruột như bệnh Crohn thường xuất hiện do các vi khuẩn như vi khuẩn E.coli bám vào tế bào thành ruột và phá vỡ lớp bảo vệ thành ruột.
Các nhà khoa học đã phân tích đối với một số người thường xuyên ăn thức ăn là các loài thực vật và phát hiện, chất xơ được chiết xuất từ súp lơ và chuối tiêu có khả năng làm giảm rõ rệt số lượng vi khuẩn bám vào thành ruột. Tuy nhiên, chất xơ ở táo lại không có tác dụng như vậy.
Ngoài ra nghiên cứu còn phát hiện, Polysorbate-80 (một chất sử dụng trong công nghiệp thực phẩm) lại có tác dụng ngược lại tức là làm gia tăng khả năng vi khuẩn bám vào thành ruột và gây bệnh.
Giáo sư Luodesi – thành viên nhóm nghiên cứu cho biết, các bệnh đường ruột như bệnh Crohn thường thấy ở các nước phát triển, điều này nhiều khả năng có quan hệ tới chế độ ăn ít chất xơ thực vật của những người ở các nước phát triển cũng như tỷ lệ cao các thực phẩm gia công. Điều này đòi hỏi chúng ta cần phải chú ý cân bằng chế độ ăn uống, nên ăn nhiều rau và hoa quả có nhiều chất xơ như súp lơ và chuối tiêu.
Video đang HOT
Bệnh Crohn là một loại bệnh viêm đường ruột, người mắc bệnh này thường xuất hiện triệu chứng đau bụng, tiêu chảy và chảy máu đường ruột. Nguyên nhân gây bệnh đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ hoàn toàn, nhiều khả năng có yếu tố di truyền. Ngoài ra, cũng có yếu tố liên quan đến chế độ ăn uống.
Theo Vietnam
Top 6 loại thực phẩm ngừa ung thư
Mặc dù y học hiện đại phát triển có thể trị được một số căn bệnh ung thư nếu được phát hiện sớm nhưng tốt hơn cả là bạn hãy phòng ngừa căn bệnh này bằng ăn uống hàng ngày.
Chuối
Chuối tiêu chín có chứa chất TNF (Tumor Necrosis Factor), chất này có khả năng chống lại các tế bào bất bình thường. Khi trái chuối chín, trên vỏ chuối xuất hiện những đốm đen hoặc vết đen. Các vết này càng đen chừng nào thì khả năng gia tăng tính miễn dịch càng cao, trái chuối càng chín thì tính chất chống ung thư của càng cao.
Theo một nghiên cứu của Viện Kardinska (Thụy Điển) trên 61.000 phụ nữ, những người ăn chuối 4-6 lần/tuần sẽ giảm được nửa nguy cơ ung thư gan so với những người không ăn do chuối rất giàu chất chống ôxy hóa fenolics, giúp chống ung thư.
Chuối chống táo bón đồng nghĩa với việc kích thích nhu động ruột nên sẽ thúc đẩy nhanh sự lưu thông trong ruột già làm giảm thời gian tiếp xúc của các chất độc hại hoặc có khả năng gây ung thư với niêm mạc ruột. Chất xơ còn có thể hoà quyện, kết dính những chất độc hại này để bài tiết theo phân ra ngoài. Do đó, ăn chuối hàng ngày có thể giúp bảo vệ niêm mạc ruột phòng ngừa nhiều chứng bệnh ở ruột già. Ngoài ra, ăn chuối còn giúp trí não hoạt động nhạy bén và linh hoạt, giúp chống táo bón, tốt cho dạ dày, giúp bình ổn huyết áp, giúp giảm stress...
Nếu có thể mỗi ngày chúng ta nên ăn 1 tới 2 trái chuối để tăng sức miễn dịch của cơ thể chống lại các bệnh.
Nghệ
Nghệ vàng được đánh giá là chất hủy diệt ung thư vào loại mạnh nhất theo cơ chế hủy diệt bước các tế bào ác tính. Trong nghệ có chứa hoạt chất curcumin có đặc tính như một chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa các tế bào ung thư nhất là ung thư vú là ung thư tuyến tiền liệt. Curcumin làm vô hiệu hóa tế bào ung thư và ngăn chặn hình thành các tế bào ung thư mới mà không làm ảnh hưởng đến các tế bào lành tính bên cạnh, loại bỏ gốc tự do và các loại men gây ung thư có trong thức ăn, nước uống. Bởi thế, nó giúp cơ thể vừa phòng ngừa vừa chống ung thư một cách tích cực chứ không phải chỉ dùng khi chữa bệnh.
Cà chua
Trong cà chua có lycopene, một hoạt chất chống ôxy hóa có tác dụng tiêu diệt các tế bào có nguồn gốc ung thư. Chất này cũng được tìm thấy trong các loại quả ruột màu hồng như dưa hấu và nho hồng. Ăn sốt cà chua sẽ giúp cơ thể dễ hấp thu lycopene hơn.
Súp lơ
Súp lơ có thể ngăn ngừa được nhiều căn bệnh như: Các bệnh tim mạch, viêm loét dạ dày, tắc nghẽn phổi mạn tính... là những bệnh rất nguy hiểm và phổ biến.
Súp lơ cũng là một trong những thực phẩm phòng ung thư tốt vì rau này rất giàu glucosinolat và sulforaphane. Chất glucosinolat khi lên men sẽ chuyển thành loại isothiocyanat kích thích những enzym có khả năng trung hoà những chất gây ung thư trong thực phẩm để tiêu diệt các tế bào bất thường.
Chất sulforaphan, là một hoạt chất có khả năng hoạt hoá các gen chống oxy hoá và các enzym trong tế bào miễn dịch, giúp ngăn ngừa các gốc tự do gây hại tế bào. Nên hấp súp lơ khi ăn vì sulforaphane được giữ lại nhiều nhất khi nấu trong vòng 10 phút ở nhiệt độ 60 độ C, hoặc hấp trong vòng 4 phút đủ chín vừa.
Tỏi
Thành phần của tỏi chứa nhiều chất kháng sinh allicin giúp chống lại các virút gây bệnh. Tinh dầu từ tỏi giàu glucogen và aliin, fitonxit có công dụng diệt khuẩn, sát trùng, chống viêm nhiễm. Ngoài ra, tỏi còn chứa hàm lượng lớn vitamin A, B, C, D, PP, hiđrát cacbon, polisaccarit, inulin, fitoxterin và các khoáng chất khác cần thiết cho cơ thể như: iốt, canxi, phốt pho, magiê, các nguyên tố vi lượng. Tỏi giúp phòng chống ung thư nhờ chất allyl sulphur. Nhưng việc nấu tỏi ở nhiệt độ cao lại làm giảm khả năng này. Mặt khác, khi chế biến tỏi nên thái lát mỏng rồi để ngoài không khí 15 phút để các chất kháng sinh có trong tỏi kết hợp với oxy ngoài không khí mới tạo ra chất chống ung thư hiệu quả.
Trà xanh
Trà chứa 4 loại polyphenols chính có tên là các chất catechins, một hỗn hợp dạng flavonoids, dễ dàng được oxy hóa trong cơ thể. Khả năng antioxidant của catechins cao hơn nước nho và rượu nho nhiều nên khi vào bên trong cơ thể có tác dụng phòng ngừa ung thư rất mạnh.
Minh Trang
Theo PLXH
Đậu phụ càng vàng, càng có nhiều thạch cao Một số bạn đọc hỏi, ăn đậu phụ có cho thêm thạch cao chế biến có ảnh hưởng đến sức khoẻ không? Các chuyên gia phân tích trường hợp này thế nào? Tăng 40% kết tủa Theo PGS.TS Vũ Minh Đức, khoa Vật liệu, Đại học Xây dựng Hà Nội, quy trình làm đậu cần theo các bước như đậu tương xay nhỏ...