Sức mua thực phẩm tươi sống, rau củ quả… giảm vì COVID-19
Một số nhóm hàng khác như thực phẩm tươi sống, rau củ quả,…có dấu hiệu chững lại khiến sản lượng hàng bán ra của DN ngành thực phẩm sụt giảm.
Mới đây Hội Lương thực thực phẩm TP.HCM đã báo cáo Sở công thương về năng lực sản xuất các mặt hàng thiết yếu phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19.
Ngoài thông tin về tình hình sản xuất, cung ứng các mặt hàng thiết yếu của các doanh nghiệp (DN) trong ngành, bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội LTTP TP.HCM còn cho biết: Tất cả các DN vẫn giữ nguyên lực lượng, chăm lo tốt sức khỏe, đảm bảo an toàn cho người lao động. Đồng thời, tăng công suất sản xuất, sản lượng dự trữ để không những đảm bảo cung ứng đầy đủ mà còn tăng dự trữ cho thị trường trong dịch COVID-19.
Tuy nhiên theo bà Chi, các DN trong ngành vẫn đang gặp một số khó khăn. Cụ thể, trước tác động chung lên toàn ngành kinh tế của dịch COVID-19, hiện nay ngoài các mặt hàng thiết yếu đang có nhu cầu tiêu dùng cao, DN phải tăng sản lượng sản xuất. Một số nhóm hàng khác như thực phẩm tươi sống, rau củ quả,…có dấu hiệu chững lại khiến sản lượng hàng bán ra của DN ngành thực phẩm sụt giảm.
Nguyên nhân là nguồn cầu rất lớn tại các nhà hàng, khách sạn, trường học tạm nghỉ cũng như nhiều điểm bán hàng tạm ngưng hoạt động. Ngoài ra, khó khăn khi xuất khẩu sang các thị trường lớn như Trung Quốc, Mỹ,…cũng một phần làm cho nhóm hàng này sụt giảm sản lượng.
Rau củ quả tại các siêu thị luôn thu hút người dân chọn mua
Một khó khăn nữa là giá nguyên vật liệu trong nước còn cao đã ảnh hưởng khả năng dự trữ nguyên liệu, thành phẩm. Đơn cử như giá heo hơi tác động đến thực phẩm chế biến như giò các loại phải sử dụng nguyên liệu nạc nóng. Lượng sản xuất, dự trữ phụ thuộc vào nguồn heo hơi cung cấp mổ hàng ngày.
Video đang HOT
Đối với nguồn nguyên liệu, phụ gia thực phẩm nhập khẩu giá đầu vào chênh lệch do biến động tỷ giá cũng khiến DN rất khó khăn.
“Thường gặp nhất là tình trạng giá nguồn nguyên liệu, phụ gia nhập khẩu tăng tại nơi xuất xứ hàng hóa trước đây buộc DN phải lựa chọn nhập với giá cao hơn hoặc phải thay đổi xuất xứ hàng hóa”, bà Chi cho hay.
Theo bà Chi, hiện DN cũng gặp áp lực tài chính rất lớn. Dù doanh số giảm nhưng DN vẫn phải trả các chi phí cố định để duy trì hoạt động, trả lương và các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… cho người lao động để ổn định cuộc sống.
Chưa kể, chi phí tăng cường các biện pháp ứng phó phòng dịch COVID-19 như khẩu trang, cồn, xà phòng, hóa chất sát khuẩn nhà máy, xe vận chuyển hàng, an toàn cho người lao động tăng gấp 30 lần so với ngày thường.
Người tiêu dùng đang đứng chọn mua thực phẩm chế biến tại siêu thị
“Thời gian qua, Chính phủ đã ghi nhận những đề xuất từ phía DN và đã đưa ra các chính sách hỗ trợ cho DN giãn thuế, đồng thời chỉ đạo ngân hàng giãn nợ, giảm lãi suất. Chúng tôi đề xuất thành phố thực hiện nhanh các chính sách hỗ trợ trên cho DN, giúp DN bổ sung nguồn vốn nhằm tăng sản xuất, dự trữ đảm bảo nhu cầu tiêu dùng tại thành phố”, bà Chi nhấn mạnh.
Tú Uyên
Bán thịt lợn bận rộn nhất mùa dịch, trời chưa tối mà đã cạn hàng
Thịt lợn luôn là mặt hàng thực phẩm dễ tiêu thụ nhất. Do đó, khi số ca mắc Covid-19 có xu hướng tăng, người dân mua nhiều thịt hơn cho mỗi lần đi chợ để hạn chế việc ra ngoài.
Đang được công ty cho làm việc tại nhà, chị Phạm Linh Chi (Hoàng Mai, Hà Nội) thường đi chợ 1 lần cho 3 ngày để hạn chế ra đường. Mỗi lần đi chợ, chị Linh thường mua 2 - 3 kg thịt, xương, cá, rau củ quả,...để nấu ăn cho cả gia đình.
"Gần đây, tôi thường mua hẳn 2 kg thịt lợn rồi chia thành các túi nhỏ để sẵn trong tủ lạnh. Xương sườn cũng chặt nhỏ để dễ sơ chế cho các bữa ăn", chị Chi nói.
Đi chợ 1 lần cho nhiều ngày để tránh tiếp xúc nơi đông người
Tuy nhiên, do nhu cầu của người dân tăng lên, khách đến mua thường mua vài kg và sơ chế theo ý muốn nên chị Chi phải xếp hàng 30 phút mới có thể mua được thịt.
Theo các tiểu thương kinh doanh mặt hàng thịt lợn, từ sau Tết, mặt hàng này bán khá chậm. Vì giá thịt lợn vẫn ở mức cao. Nhưng sau khi Hà Nội có bệnh nhân nhiễm Covid-19 đầu tiên, sức tiêu thụ bắt đầu tăng.
Đang là tiểu thương bán thịt lợn tại Hà Nội, anh Linh cho biết, vài ngày gần đây người dân tranh thủ đi mua thịt lợn nhiều hơn hẳn. Các loại thịt dễ chế biến như nạc vai, ba chỉ, xương sườn luôn hết trước.
Người dân chuyển sang mua theo cân thay vì theo lạng như trước
"Thậm chí, 2 ngày gần đây, tôi dọn hàng từ 3 giờ chiều nhưng chỉ đến hơn 4 giờ là các mặt hàng trên đã bán hết. Khách không mua theo lạng mà chuyển sang mua theo cân", anh Linh chia sẻ.
Cả 2 vợ chồng anh Linh mỗi người bán tại một điểm, nhưng sau Tết thì mỗi ngày chỉ bán được khoảng 1,2 tạ thịt và các phần liên quan. Nhưng vài ngày gần đây, vợ chồng anh phải tăng lên 2 tạ mới phục vụ đủ nhu cầu của khách.
Hiện nay, theo anh Linh, giá thịt lợn đã giảm còn 130 - 150 nghìn đồng/kg và không thiếu nguồn cung. "Nếu có dịch cũng không lo thiếu thịt ăn, nhưng tâm lý người dân không muốn đi chợ nhiều nên mới tăng lượng mua", anh Linh nói.
Hạn chế ra ngoài thời điểm này là biện pháp tốt để bảo vệ sức khoẻ cho chính bản thân và gia đình. Do đó, đi chợ 1 lần cho nhiều ngày là cách tốt để không tiếp xúc nhiều nơi đông người. Tuy nhiên, người dân cũng không cần lo lắng và mua quá nhiều thực phẩm do không thiếu nguồn cung.
Theo dân trí
Hơn 100 siêu thị Co.opmart và Co.opXtra khuyến mãi lớn Từ ngày 13 đến 26-2, hệ thống hơn 100 siêu thị Co.opmart và Co.opXtra tiếp tục tung ra nhiều chương trình khuyến mãi giảm giá hấp dẫn, tập trung vào các sản phẩm thiết yếu như thực phẩm, hóa mỹ phẩm và đồ dùng. Với mặt hàng thực phẩm tươi sống, siêu thị tăng cường giảm giá từ 15%-20% cho các loại rau...