“Sức mạnh” của khổ qua
Gần đây, rất nhiều người tập thói quen uống trà khổ qua ( mướp đắng), nước nấu khổ qua.
Khổ qua được cho là giúp giảm huyết áp, hạ mức đường huyết và có tác dụng ngăn ngừa các chứng bệnh khác, vậy cơ sở khoa học của nó là gì?
Trong thành phần dinh dưỡng của khổ qua có nhiều vitamin C với hàm lượng khoảng 120 mg, cao hơn nhiều so với dâu tây (80 mg) và chanh (90 mg). Về chất khoáng, khổ qua chứa kali có tác dụng làm giảm huyết áp, beta-carotene giúp sáng mắt, phòng ngừa ung thư.
Nghiên cứu cũng cho thấy nguyên nhân khổ qua làm hạ mức đường huyết là do trong hạt của nó chứa protein có chức năng tương tự như insulin. Chúng ta đều biết insulin có tác dụng làm cho glucose trong máu chuyển thành năng lượng, từ đó giúp điều chỉnh đường huyết trong cơ thể, làm cho đường huyết bảo đảm ở trạng thái bình thường.
Tương tự, chất chiết xuất từ quả và hạt khổ qua cũng thúc đẩy phân giải phần đường, có tác dụng chuyển hóa phần đường dư thừa thành năng lượng, cải thiện tình trạng cân bằng chất béo trong cơ thể. Ngoài ra, nó cũng có thể ngăn ngừa nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường là béo phì hoặc táo bón. Do vậy, người có mức đường huyết hơi cao nên dùng nước khổ qua hằng ngày.
Khổ qua vì chứa thành phần vị đắng đặc thù có tác dụng ức chế quá trình hưng phấn của trung tâm điều nhiệt trong cơ thể nên đạt tác dụng giải nhiệt. Khổ qua sau khi chín có màu vàng đỏ như đào, vị đắng nhẹ, là chất tốt bình can lợi đởm (tốt cho gan mật), thanh giải huyết nhiệt (làm mát máu). Phàm là người bệnh viêm gan vàng da nên ăn thường xuyên, cũng có thể dùng chữa bệnh trĩ do nóng ruột gây ra. Khổ qua còn giúp chữa nhiều bệnh như đau dạ dày do nhiệt, kiết lỵ, thấp nhiệt, nôn ói, tiêu chảy…
Người Nhật đã khám phá ra rằng thức ăn vị đắng chứa nhiều axít amino, cụ thể là trong hơn 30 loại axít amino thì hơn 20 loại có chứa vị đắng. Một số thức ăn có vị đắng là nguồn chính của vitamin B17 vốn có sức “sát thương” mạnh đối với tế bào ung thư, đó là lý do người bệnh ung thư có thể dùng nhiều khổ qua.
Tại các nước Đông Nam Á, lá khổ qua được dùng nấu nước chữa bệnh ngoài da trong khi hạt khổ qua chữa phát sốt rất hiệu quả. Ngoài ra, khổ qua còn có tác dụng kích thích sự thèm ăn, chống say nắng, điều chỉnh chức năng đường ruột. Với chứng bệnh uống nhiều nước vẫn thấy khát, đông y gọi là “bệnh tiêu khát”, có thể dùng khổ qua. Do nội tạng trong cơ thể tích nhiệt sẽ gây tiêu hao phần nước, theo đó sẽ có cảm giác miệng khát, tương tự một trong những triệu chứng của bệnh đái tháo đường, có thể dùng khổ qua để cải thiện. Từ xưa, khổ qua được dùng như một vị thuốc và trong những y văn cổ như “Bản thảo cương mục” từng nhắc đến khổ qua. Nhà dược lý học Lý Thời Trân đã khái quát sức mạnh của khổ qua trong câu nói: “Khổ qua vị đắng, tính mát, không độc, có công hiệu trừ tà nhiệt, thanh tâm sáng mắt…”.
Theo Nld
Chữa mất ngủ hiệu quả với mướp đắng
Giấc ngủ thiếu hụt có ảnh hưởng đến tâm trạng, khả năng kiểm soát trí nhớ và học tập, bên cạnh đó còn ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn, khả năng trao đổi chất, thèm ăn, huyết áp...
Video đang HOT
Mất ngủ gây nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn
Giấc ngủ là một chức năng sinh học quan trọng ảnh hưởng đến một loạt các quá trình sinh lý. Giấc ngủ thiếu hụt có thể ảnh hưởng đến tâm trạng, khả năng kiểm soát trí nhớ và học tập, bên cạnh đó còn ảnh hưởng đến khả năng trao đổi chất, thèm ăn, huyết áp, mức độ viêm trong cơ thể và ngay cả các phản ứng miễn dịch. Do vậy, chúng ta cần phải tìm cách giảm mệt mỏi và mất ngủ hiệu quả nhất.
Nguyên nhân gây mất ngủ:
- Một số bệnh nhân bị mất ngủ do quá căng thẳng về vấn đề tiền bạc, công việc, sức khỏe, gia đình có chuyện buồn, tiếng ồn, ánh sáng.
- Vấn đề tâm thần dẫn tới mất ngủ
Về cơ bản các vấn đề về sức khỏe tâm thần đều ảnh hưởng tới giấc ngủ. Các vấn đề về sức khỏe tâm thần thường gặp như:
Rối loạn tậm trạng do trầm cảm hoặc rối loạn lưỡng cực
- Rối loạn lo âu: sợ hãi, căng thẳng sau chấn thương.
- Giấc ngủ bị rối loạn do cơ thể gặp phải những vấn đề sức khỏe như:
Bệnh tim
Bệnh hô hấp: phỗi tắc nghẽn, hen suyễn.
Bệnh thần kinh: parkinson, alzheimer
- Vấn đề hormon: tuyến giáp hoạt động quá mức.
Vấn đề về sinh dục tiết niệu: chứng tiểu đêm, tiểu không tự chủ, tiền liệt tuyến mở rộng.
Bệnh khớp: chân tay buồn, nhức mỏi,...
Để tránh tình trạng sức khỏe cơ thể cũng như quá trình hoạt động, làm việc của chúng ta bị ảnh hưởng bởi mất ngủ, bạn hãy áp dụng phương pháp trị mất ngủ bằng mướp đắng.
Mướp đắng
Nguyên liệu chế biến nhiều món ăn ngon, vừa là thần dược.
Mướp đắng còn gọi là khổ qua, lương qua, mướp mủ...
Thành phần dinh dưỡng của trái khổ qua tính theo g%: protid 0,9, glucid 3, cellulose 1,1 và theo mg%: calcium 18, phosphor 29, sắt 0,6, caroten 40, vitamin B1 0,07 và vitamin C 22.
Trong trái khổ qua có một glycosid đắng gọi là momordicin và các vitamin B1, C, các acid amin như adenin, betain... Hạt chứa một chất dầu và một chất đắng. Nổi trội là các loại vitamin A, B1, B2, C, sắt, canxi, kali...
Theo Đông y, mướp đắng có vị đắng, tính lạnh, không độc. Nó có tác dụng giải cảm nắng, chống khát, thanh nhiệt, giải độc, giúp mát gan, sáng mắt.
Mướp đắng có chứa nhiều nước, protein, lipid, carbohydrat, vitamin A, B1, B2, C và các khoáng chất nên nó được xem là vị thuốc kỳ diệu đối với sức khỏe con người.
Mướp đắng có công dụng trong việc trị bệnh mất ngủ
Nguyên liệu
- Mướp đắng
- Cật heo
- Hành tím
- Dầu mè
- Hạt điều
- Gia vị
Cách làm
Thái mướp đắng vừa ăn, lấy cật heo khía nhỏ ướp với hành tím, gia vị, dầu mè sau đó cho vào xào chín cật heo rồi cho mướp đắng thái miếng nhỏ vào tiếp tục xào cho chín. Ăn cùng với một ít hạt điều rang giã dập.
Phương pháp đơn giản mà hiệu quả để cải thiện cũng như chữa bệnh mất ngủ của bạn, cũng không tốn nhiều thời gian, vì thế bạn hãy áp dụng phương thức này để không còn bị lo lắng bởi chứng mất ngủ nữa nhé!
Theo Phunutoday
Ăn mướp đắng sai cách sẽ gây hại cho sức khỏe Mướp đắng (khổ qua) có vị hơi đắng nhưng có thể chế biến thành nhiều món ăn rất ngon, mát nên được chị em nội trợ rất tin dùng hàng ngày. Tuy nhiên khổ qua là thực phẩm có tác dụng giảm huyết áp chính vì thế bạn không nên ăn quá nhiều sẽ dẫn đến huyết áp thấp gây đau đầu, chóng...