Sự yếu ớt của Mỹ – “thuốc kích thích” Trung Quốc bành trướng
Khi mà chính quyền Obama đang phải chật vật với việc xử lý khủng hoảngchính trị trong nước, nước Mỹ trở nên yếu kém trong mối quan hệ ngoại giao bên ngoài, đặc biệt là sự đứt gãy trong mối quan hệ chính trị ở châu Á – vùng đất một thời bình yên bởi sự đảm bảo của sức mạnh Mỹ.
Nước Mỹ – “kẻ bảo vệ” châu Á
Với sự đảm bảo “toàn phần” của Hải quân Mỹ cũng như sức mạnh hạt nhân của nước này ở châu Á, Nhật Bản đã không cần sốt sắng xây dựng sức mạnh quân sự trong hàng chục thập kỷ qua mà chủ yếu dồn toàn bộ nguồn lực vào phát triển kinh tế. Cũng với lý do đó, Hàn Quốc có thể đã từ bỏ xây dựng chương trình hạt nhân của riêng mình, vốn là để chống lại chương trình hạt nhân ở Triều Tiên.
Đối với các quốc gia khác tại châu Á, họ luôn thể hiện tính trung lập trong mối quan hệ với Mỹ và Trung Quốc. Các nước tránh sự va chạm với Trung Quốc bởi lo sợ sẽ bị kéo vào mối đe dọa lâu dài mà nước này đang áp đặt. Cũng bởi sự bảo đảm từ nhiều thập kỷ qua của Mỹ, các nước châu Á cũng đã từ bỏ chạy đua vũ trang, không có nhiều động lực cho họ trong việc ngăn chặn sự bành trướng một cách âm thầm của Trung Quốc trước đây ở Biển Đông và biển Hoa Đông.
Một mặt nào đó, sức mạnh áp đảo của Mỹ đã bù đắp cho sự thiếu hụt của một cơ chế liên minh về an ninh ở châu Á, giống như NATO. Điều này đang trở thành một vấn đề rắc rối ngày càng tăng đối với Mỹ, khi mà việc theo đuổi sự thống trị quân sự khu vực của Trung Quốc đang ngày càng đòi hỏi sự phối hợp quân sự trong khu vực phải tốt hơn giữa các đồng minh. Chỉ có sự phối hợp tốt đó mới cho phép Mỹ tạo ra hiệu quả an ninh cao hơn, thậm chí có thể giúp Mỹ xây dựng lòng tin và giải quyết được sự khác biệt trong khu vực.
Sự lơ là của Mỹ đang “bẻ gãy” an ninh châu Á
Trong một sự kiện xảy ra gần đây, người ta nhìn thấy bóng dáng rất mờ nhạt của Mỹ trong vai trò “người bảo vệ bình yên châu Á”.
Ngày 9/5, Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines đã bắn vào một tàu cá của Đài Loan trong khu vực tranh chấp tại vùng đặc quyền chồng lấn của hai bên, giết chết một ngư dân Đài Loan. Điều này đã gây ra một cuộc khủng hoảng thực sự trong mối quan hệ giữa hai đối tác – đồng minh của Mỹ. Nó đã xảy ra bởi trên thực tế, chưa có một cơ chế hợp tác nào trong khu vực để ngăn chặn những bi kịch như vậy xảy ra. Đài Loan trong một thời gian đủ lâu, đã từ chối yêu cầu hợp tác điều tra sự việc từ Manila, động thái được cho là e dè trước “chính sách một Trung Quốc”.
Sự phẫn nộ của Đài Loan được pha trộn bởi sự cô lập về ngoại giao lâu đời và lo ngại an ninh thực sự đến từ Trung Quốc. Khi thể hiện quan điểm của mình đối với sự việc, Trung Quốc thay vì khuyến khích một giải pháp nhân đạo đã tìm cách thao túng và chia rẽ quan hệ giữa 2 quốc gia.
Các phương tiện truyền thông nhà nước của Trung Quốc thể hiện sự cổ vũ đối với sự phẫn nộ của Đài Loan. Ở phía đối lập, Trung Quốc cho các tàu chiến hải quân đe dọa tàu chở hàng của Philippines đang bị mắc cạn trên Biển Đông, nơi mà Manila không thể bảo vệ tàu của mình. Động thái cho thấy Trung Quốc đang chống lại việc xây dựng “Bộ quy tắc ứng xử” cho các quốc gia có lãnh hải ở Biển Đông.
Video đang HOT
Cuộc khủng hoảng quan hệ giữa hai bên cũng cho thấy một sự rạn nứt tiềm ẩn trong mối quan hệ Đài Loan – Mỹ. Từ trước đến nay, Mỹ luôn là đối tác hợp tác quân sự thân thiết cũng như một lời hứa bảo an ngầm với Đài Loan thông qua Đạo luật quan hệ Đài Loan từ năm 1979. Hành động “bênh vực” đối với sự kiện nói trên làm gia tăng nhận thức rằng Trung Quốc đang cố bảo vệ Đài Loan, thay vì đó là hình ảnh của một nước Mỹ hùng mạnh.
Trung Quốc sẽ tiếp tục khai thác những nỗi sợ hãi và sự phân chia châu Á để đánh bóng hình ảnh một nước Mỹ yếu kém. Trung Quốc đang tìm cách khuyếch đại những cuộc đụng độ quân sự nhỏ trên biển Hoa Đông với Nhật Bản và trên Biển Đông với Việt Nam và Philippines cùng các quốc gia có liên quan khác. Bất cứ một hành động quy mô nhỏ nào cũng có thể làm giảm độ tin cậy của các cam kết liên minh Mỹ – Nhật – Philippines, đặc biệt là khi mà Washington cố gắng hạn chế các phản ứng đối với các hành động của Trung Quốc, bất chấp các hành động đó có thể đang lớn dần.
Một bước đà lớn của Trung Quốc trong quá trình kiềm chế sức mạnh Mỹ ở châu Á được thể hiện thông qua một đề xuất gần đây của các học giả và các sĩ quan quân đội Trung Quốc. Nhóm chuyên gia này cho rằng Bắc Kinh nên xem xét lại chủ quyền của Nhật Bản ở Okinawa – vị trí chính yếu của lực lượng quân sự Mỹ đóng tại Nhật Bản. Nói cách khác, Okinawa có thể sẽ trở thành một điểm yếu lớn trong quan hệ Mỹ – Nhật và là điểm bùng phát chiến tranh ở châu Á. Trung Quốc đang cho thế giới thấy rằng họ sẽ vượt qua Mỹ ở mọi điểm nóng trên thế giới, nhất là khi giới chuyên gia đánh gia tiềm năng quân sự của họ có thể vượt mặt Mỹ trong khu vực Đông Á trong những năm 2020 tới đây.
Mỹ cần “phải làm gì đó” để ngăn chặn Trung Quốc
Mặc dù chính quyền của Tổng thống Obama đã thiết lập chiến lược “tái cân bằng” ở châu Á từ năm 2011, nhưng chiến lược này đang lộ nhiều điểm yếu khó tránh khỏi. Khủng hoảng tài chính, thâm hụt ngân sách trong nước đã khiến cho các khoản đầu tư quân sự của Mỹ là không đủ. Kèm theo đó, những hạn chế trong sáng tạo ngoại giao của Mỹ đang biến cơn ác mộng Trung Quốc trở nên đáng sợ hơn: Đe dọa đến an ninh cho các đồng minh của Mỹ và thiết lập một cuộc chạy đua vũ trang, bao gồm cả vũ khí hạt nhân, căng thẳng quan hệ khu vực ngày càng trầm trọng.
Hệ thống radar phòng thủ tên lửa của Mỹ. Mỹ đang cho xây dựng một hệ thống tương tự ở biển Hoa Đông, khu vực ngoài khơi Nhật Bản.
Mỹ hiện tại liên tiếp đầu tư cho hệ thống radar và phòng thủ tên lửa ở Đông Á. Tuy nhiên, Mỹ cần phải xem xét một khu vực radar mạnh mẽ hơn và một mạng lưới vệ tinh cảm biến có thể giúp nắm bắt rõ hơn, rộng hơn các hoạt động quân sự của Trung Quốc trong khu vực, cũng như cho phép theo dõi tốt hơn và phòng ngừa các sự cố hàng hải.
Mạng lưới theo dõi này cũng cần phải được gắn liền với khả năng tấn công tên lửa tầm xa mới mà Hoa Kỳ đang cố gắng xây dựng nhằm đáp ứng ngay lập tức và chính xác đối với các hành động xâm lược hàng hải của Trung Quốc. Chiến thuật an toàn vũ khí hạt nhân nên được đưa trở lại các tàu ngầm của Mỹ để ngăn chặn hoàn toàn Triều Tiên và sự hỗ trợ trắng trợn của Trung Quốc đối với tên lửa hạt nhân mới của Bình Nhưỡng.
Đây cũng là lúc Hoa Kỳ nên thúc đẩy sự tham gia của Đài Loan trong kiến trúc an ninh của khu vực. Hành động này cho phép Đài Loan xây dựng lòng tin và hợp tác với đồng minh của Mỹ – Nhật Bản và Philippines.
Trên thực tế, các mối bận tâm về tình hình chính trị trong nước của Washington sẽ không ảnh hưởng cũng như không cần phải ngăn chặn các cuộc vận động ngoại giao thông minh, điều cho phép Mỹ ngăn chặn sự xâm lược khu vực của Trung Quốc một cách khôn khéo nhất.
Theo vietbao
Tổng thống Syria: "Từ chức là bỏ chạy"
Tổng thống Bashar al-Assad vừa lên tiếng hoan nghênh sự đồng thuận mới đạt được giữa Moscow và Washington liên quan đến việc tìm ra một giải pháp hòa bình nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị dẫn tới xung đột vũ trang kéo dài suốt 26 tháng qua ở Syria . Tuy nhiên, ông cũng bày tỏ sự hoài nghi về những ý định thực tế của phương Tây.
"Chúng tôi hoan nghênh mối liên hệ giữa Nga-Mỹ và chúng tôi hy vọng rằng sẽ có một cuộc đàm phán quốc tế nhằm giúp người dân Syria vượt qua khủng hoảng", ông Assad cho biết trong một buổi phỏng vấn với hãng thông tấn Argentina .
Tuy nhiên, trong khi hoan nghênh động thái trên, ông Assad lại bày tỏ sự nghi ngại về ý định thực sự của phương Tây, nói rằng "chúng tôi nghĩ là phần lớn các nước phương Tây đều chưa thực sự muốn một giải pháp ở Syria ".
Tổng thống Syria cũng đồng thời nhấn mạnh, chính quyền của ông ủng hộ bất cứ hành động nào có thể ngăn chặn bạo lực ở Syria và có thể dẫn tới giải pháp chính trị cho nước này.
Khủng hoảng chính trị dẫn tới xung đột vũ trang ở Syria.
Ông Assad cho rằng không một giải pháp chính trị nào có thể được triển khai nếu tình trạng bạo lực vẫn tiếp diễn, do đó yêu cầu các nước chấm dứt việc hỗ trợ cho những nhóm khủng bố trong nước mà chính quyền Syria cho rằng đã góp phần gây ra tình trạng bất ổn ở nước này.
Tổng thống Syria còn cho biết, chính phủ của ông sẵn sàng đối thoại với bất cứ bên nào tại Syria muốn hòa giải, nhưng ông cũng loại trừ khả năng đàm phán với các bên có liên hệ với Israel hoặc bị Damacus liệt vào danh sách khủng bố.
Ngoài ra, trong buổi phỏng vấn, khi được hỏi về khả năng có xem xét việc từ chức theo lời kêu gọi của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hay không, ông Assad nói: "Từ chức sẽ là bỏ chạy. Tôi không hiểu từ lúc nào ông Kerry hoặc ai khác nhận được quyền của người dân Syria cho phép nhân danh họ nói về ai sẽ phải ra đi và ai cần ở lại. Điều đó sẽ do nhân dân Syria quyết định trong cuộc tổng tuyển cử năm 2014."
Ông Assad cũng bác bỏ thông tin cho rằng Chính phủ Syria đã sử dụng các loại vũ khí hóa học chống lại thường dân.
Trước đó, Mỹ và Nga đã nhất trí khôi phục lại Tuyên bố chung Geneva đạt được hồi năm ngoái, trong đó có đề xuất về giải pháp giải quyết khủng hoảng ở Syria . Cả hai cường quốc này đều nhất trí tổ chức một hội nghị quốc tế với sự hiện diện của các đại diện thuộc cả chính quyền Syria và phe nổi dậy.
Tuy nhiên, trong khi động thái trên được cộng đồng quốc tế ca ngợi như một cơ hội sống còn để tháo gỡ bế tắc ở Syria, thì các nhà phân tích chính trị địa phương lại cho rằng, yếu tố quan trọng để hội nghị trên đạt được thành quả là tất cả các bên phải hợp tác với nhau bằng sự minh bạch và ý định tốt đẹp và tránh đưa ra điều kiện.
Mặc dù, Damascus hoan nghênh ý tưởng đối thoại nhưng yêu cầu được cung cấp thêm chi tiết trước khi quyết định có tham gia hay không.
Hôm thứ Ba (16/5), Bộ trưởng Thông tin Syria - Omran al-Zoubi cho biết, chính phủ của ông sẽ không tham gia bất cứ hội nghị nào có thể xâm phạm chủ quyền của Syria .
Về phần mình, phe nổi dậy cũng nói rằng, sự ra đi của Assad là điều kiện chính để lực lượng này ngồi lại đối thoại với chính phủ Syria .
Đánh bom xe xảy ra liên tiếp ở thủ đô Damascus
Trong một diễn biến liên quan khác, truyền thông Syria và các nhà hoạt động nhân quyền cho biết, ít nhất 8 người đã thiệt mạng và 10 người khác bị thương trong một vụ đánh bom xe xảy ra ở thủ đô nước này.
Vụ đánh bom xảy ra khi một quả bom được cài trên xe hơi phát nổ tại quận Ruken Addien ở thủ đô Damascus, Syria tối 18/5.
Truyền thông nhà nước Syria cho biết, một thiết bị gây nổ được cài trên một chiếc xe ở đông bắc quận Ruken Addien đã phát nổ, gây ra vụ sát thương trên, trong khi đó, đội phá bom đã tháo dỡ được một thiết bị nổ khác trong cùng khu vực.
Trong khi đó, một số nguồn tin khác cho biết, 4 trong số những người thiệt mạng là binh sĩ chính phủ và các quả bom được gắn dưới một chiếc xe quân đội chính phủ.
Trước đó, một quả bom gài ven đường đã phát nổ gần nhà thờ Marlias ở vùng ngoại ô Dwaila của Damascus làm 4 người thiệt mạng và nhiều người bị thương, trong đó có một trẻ em.
Các vụ tấn công bằng bom đã trở thành thường nhật ở Syria. Chính phủ nước này cáo buộc mạng lưới khủng bố al-Qaeda là thủ phạm gây ra những hỗn loạn này trên khắp cả nước.
Theo vietbao
Bùng phát bạo động tại Ai Cập Ai Cập lại rơi vào khủng hoảng chính trị, xã hội sau khi bạo động bùng nổ ở nhiều thành phố từ cuối tuần đến hôm qua. Theo AFP, đụng độ bắt đầu nổ ra ngày 25.1, ngày "kỷ niệm" 2 năm cuộc chính biến lật đổ Tổng thống Hosni Mubarak. Nhân dịp này, phe đối lập tổ chức biểu tình phản đối...