Sử Việt vào phim Việt
Phim lịch sử không chỉ sở hữu giá trị nghệ thuật mà còn mang lại giá trị lịch sử, xã hội, thời đại rất lớn. Thế nhưng, dòng phim này không được khai thác nhiều tại Việt Nam. Nếu có, dấu ấn để lại trong lòng khán giả cũng rất mờ nhạt. Vì sao lại vậy?
Làm phim lịch sử – một bài toán khó từ khâu sản xuất
Thể loại lịch sử là một trong những mảnh đất màu mỡ trong lĩnh vực điện ảnh. Đặc biệt, với những đất nước ở khu vực châu Á với nền lịch sử lâu đời, nhiều thăng trầm biến động, phim lịch sử có vô số tiềm năng để khai thác.
Tận dụng lợi thế đó, Trung Quốc và Hàn Quốc sản xuất không ít tác phẩm lịch sử – cổ trang, không chỉ thành công tại quê nhà mà còn vang danh quốc tế. Tiêu biểu phải kể đến “ House of Flying Daggers” (Thập diện mai phục), “ Red Cliff” (Đại chiến xích bích) của Trung Quốc, hay “ Roaring Currents” (Đại thủy chiến), “ Assassination” (Ám sát) của Hồng Kông.
Phải nói rằng, sử Việt ta không hề thiếu câu chuyện, đề tài hấp dẫn để đưa lên màn bạc, không hề thua kém các nước khác về mặt chất liệu. Chúng ta có nhiều khoảnh khắc hào hùng, cũng không thiếu những bi thương, tất cả đều là nền tảng rất tốt để có thể khai thác nhằm tạo nên những bộ phim sử thi chất lượng.
Thế nhưng thực tế cho thấy, từ 2010 đến nay, số phim thuộc thể loại lịch sử của Việt Nam còn rất ít và không nhận được nhiều phản ứng tích cực. Phải chăng đề tài lịch sử đã bị lạnh nhạt?
Phim “Ode to my Father” xoay quanh câu chuyện một người đàn ông thất lạc gia đình vì đất nước chia cắt.
Khách quan thừa nhận, làm phim lịch sử là một bài toán khó. Cái khó đầu tiên là cái khó kinh phí. Ở Việt Nam không có phim trường chuyên nghiệp nên đầu tư bối cảnh, phục trang, đạo cụ rất tốn kém. Đạo diễn – nhà sản xuất Ngô Thanh Vân từng than thở rằng: “Nếu chỉ có 20 tỷ đồng làm phim cổ trang sẽ rất khó. Chúng tôi muốn có nhiều thứ, cố gắng hết sức nhưng vẫn là điều không tưởng trong bối cảnh điện ảnh Việt”.
Không những vậy, về kỹ thuật, để phục dựng trang phục, đồ nghề, lối sống hay rộng hơn là một xã hội xưa quả không dễ. Cũng vì vậy mà các tác phẩm lịch sử đều có mức đầu tư cao ngất ngưởng: phim “Thiên mệnh anh hùng” 25 tỷ, phim “Mỹ nhân kế” 17 tỷ, riêng kinh phí trang phục của phim “Phượng khấu” ban đầu ước tính đã chạm mức 12,9 tỷ đồng.
Video đang HOT
Vấn đề nằm ở chỗ, nếu không đầu tư, phim lịch sử – cổ trang sẽ thiếu chất “sử” của một thời quá khứ. Nhưng để bỏ ra một số tiền lớn trong khi hứa hẹn thu về thì chưa thấy đâu nên không phải nhà đầu tư nào cũng dám “chơi lớn”.
Phim do Nhà nước đặt hàng sản xuất thường thoải mái hơn trong nguồn vốn. Từ năm 2013, bộ phim “Những người viết huyền thoại” đã được đầu tư đến 10 tỷ đồng, phim “Sống cùng lịch sử” có kinh phí 21 tỷ hay tới cả phim “Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long” có kinh phí khủng 100 tỷ đồng.
Thế nhưng bài toán mà những nhà làm phim này gặp phải là sự ngần ngại của khán giả Việt trước các tác phẩm lịch sử do Nhà nước đầu tư. Nó nặng tuyên truyền mà thiếu hấp dẫn, không được như kỳ vọng về nghệ thuật. Chưa kể, khâu quảng bá luôn bị đánh giá thấp và thiếu đầu tư.
Thời trước, phim “Sống cùng lịch sử”, bộ phim có tổng ban đầu chỉ được dành 50 triệu đồng cho các hoạt động quảng bá đã từng khiến người ta chú ý. Có lẽ nguyên do đằng sau là việc nhà sản xuất – Cục Điện ảnh, cũng như ekip sản xuất các tác phẩm này không cần lo lắng chuyện đứa con tinh thần của họ chịu thua lỗ. Vì kinh phí là do Nhà nước chịu. Số mệnh phim ra rạp ra sao, chính nhà làm phim còn thờ ơ. Sau này, dù các tác phẩm đặt hàng đã được chú ý về phương diện truyền thông hơn nhưng vẫn chưa thể so với các phim khác trên thị trường.
Nhà làm phim quen một lối mòn
Đến giờ nhiều người, trong đó có các nhà làm phim, vẫn nghĩ thô sơ rằng phim lịch sử phải là các tác phẩm tái hiện lại cả một cuộc chiến, một triều đại. Thế nhưng, lịch sử còn nhiều hơn cả vậy và cũng không thể chỉ phản ảnh bằng những thước phim như vậy.
Ở điện ảnh Hàn Quốc, có phim “The King and the Clown” (Nhà vua và chàng hề) lấy bối cảnh lịch sử nhưng tập trung khai thác một chuyện tình đồng tính đau thương. Phim “Ode to my Father” (Lời hứa với cha) là quá trình trưởng thành của một người đàn ông bị chia cắt gia đình vì chiến tranh, phim “Taxi Driver” (Tài xế taxi) lại phản ánh lịch sử qua góc nhìn báo chí.
Có vô số khía cạnh nhân văn để khai thác quá khứ, làm sống dậy một phần quá khứ bên cạnh việc tái dựng cả một cuộc chiến cần hàng trăm nghìn người và bao kĩ xảo điện ảnh. Thế nhưng nhiều người làm phim không nghĩ đến rồi chần chừ bỏ qua thể loại lịch sử.
Ngay cả phim tái hiện các cuộc chiến lịch sử của điện ảnh Việt cũng nghèo nàn ý tưởng. Năm 2020, phim “Truyền thuyết về quán Tiên” ra rạp với nội dung mới lạ, đầu tư hình ảnh, âm nhạc, quảng bá chỉn chu. Thế nhưng tác phẩm này vẫn đi vào lối mòn với lời thoại nặng văn viết, thiếu tự nhiên, nặng nề cùng nhiều phân cảnh gượng gạo với mục đích tuyên truyền thấy rõ.
Dẫu biết tuyên truyền lòng yêu nước, các bài học nhân văn là mục đích hàng đầu của phim lịch sử, đặc biệt là các phim do Nhà nước đặt hàng, thế nhưng phải làm mới cái đã cũ thì mới mong thu hút được người xem. Đó là lí do vì sao khán giả không mặn mà lắm với phim lịch sử dù nó đã từng có một thời quá khứ huy hoàng.
Cánh cửa đóng bởi khán giả
Một vấn đề khác mà nhiều nhà làm phim thường than thở chính là việc phim Việt phải cạnh tranh với định kiến đã ăn sâu vào tư duy của khán giả. Phim lịch sử Việt sinh sau đẻ muộn, trong khi đó khán giả Việt thì đã có cơ hội tiếp cận với những siêu phẩm đến từ những “cây đa”, “cây đề” Trung Quốc hay Hàn Quốc.
Trạng Tí chưa ra rạp đã bị khán giả tẩy chay.
Phải nói, ngay cả điện ảnh Hàn Quốc hay Trung Quốc cũng có phim hay phim dở, phim nghệ thuật, phim thương mại. Thế nhưng các phim về được đến phòng vé Việt đa phần đều là các phim được đầu tư khủng, bối cảnh, trang phục bắt mắt, kĩ xảo hoành tráng, diễn viên xuất sắc. Từ đó, tạo nên một mức quy chuẩn trong tư duy khán giả.
Còn phim Việt lúc bấy giờ vẫn chập chững những bước đầu tiên, kĩ xảo, bối cảnh, trang phục gặp nhiều hạn chế. Trước cái ngưỡng khán giả đặt ra, phim Việt khó lòng chạm đến chứ chưa kể là vượt qua nổi.
Một vấn đề khác dễ dàng thấy được thời gian gần đây chính là việc cải biên lịch sử. Để đem những trang sử, câu chuyện trong quá khứ lên màn ảnh, nhà làm phim cần chỉnh sửa nội dung không ít. Có người muốn thỏa sức sáng tạo nên không tiếc công cải biên, thậm chí là chỉ lấy hình tượng nhân vật còn nội dung thì hoàn toàn khác.
Từ đó ta có phim như “Phượng khấu”, “Kiều” hay “Lão Hạc”, những tác phẩm bị khán giả chỉ trích ít nhiều vì sai lệch lịch sử, nội dung thiếu chặt chẽ và đặc biệt là “không tôn trọng tác phẩm gốc”. Có thể nói, những chỉ trích trên không hoàn toàn sai, vì các phim “Phượng khấu”, “Kiều” và “Lão Hạc” quả thực có nhiều lỗ hổng trong nội dung.
Nhưng với phim “Trạng Tí” – bộ phim được chuyển thể dựa trên bộ truyện cùng tên, dù chưa ra rạp nhưng đã bị kêu gọi tẩy chay vì nhiều lý do, trong đó có việc phim không hề bám sát với nguyên tác và một số nguyên nhân khác nữa.
Có thể thấy, việc theo đuổi dòng phim lịch sử- cổ trang tại Việt Nam còn nhiều khó khăn. Thế nhưng giá trị của phim lịch sử là không thể chối cãi, buộc chúng ta phải không ngừng cải thiện cả khả năng làm phim của giới sáng tạo lẫn “phim trí” của người xem. Để giữa những biến đổi của phim Việt, những tác phẩm đầy giá trị này vẫn còn đất để dung thân.
Ngô Thanh Vân: "Các bạn chưa biết phim thế nào đã phán như đúng rồi"
Ngô Thanh Vân tiếp tục có phát ngôn gây tranh cãi về việc những khán giả chỉ trích phim "Trạng Tí" của mình.
Mặc dù Trạng Tí Phiêu Lưu Ký đã quyết định tạm ngưng chiếu trước tình hình dịch diễn biến phức tạp, nhưng bộ phim vẫn là chủ đề được bàn tán vô cùng sôi nổi. Đặc biệt nhất là những phát ngôn của Ngô Thanh Vân, cộng đồng mạng tiếp tục tranh cãi về chia sẻ mới nhất của "đả nữ".
Ngô Thanh Vân cùng Phan Gia Nhật Linh - đạo diễn của "Trạng Tí". - (Ảnh: Facebook nhân vật)
Cụ thể, trong một bài phỏng vấn mới nhất, Ngô Thanh Vân khi được đặt câu hỏi về việc có phải đang cảm thấy bất lực khi mình nói nhưng không ai hiểu đúng và điều đó làm ảnh hưởng đến Trạng Tí rất nhiều hay không. Nữ diễn viên đã khẳng định đó là thứ khiến cô cảm thấy bị mắc kẹt hiện tại. Ngô Thanh Vân chỉ mong khán giả hãy công bằng, hãy đến rạp xem phim rồi sau đó, tất cả những lời bình luận cô sẽ nhận hết và lấy nó để rút kinh nghiệm.
"Đả nữ" nhắn nhủ một cách đanh thép: "Nếu tôi sai, nếu tôi làm nó dở hoặc không tốt, tôi sẽ nhìn nhận hoàn toàn trên góc nhìn khán giả. Còn bây giờ, các bạn chưa biết nội dung thế nào đã phán như đúng rồi, như thể phim không hề được ủng hộ, tôi cảm thấy rất buồn và chạnh lòng cho điều đó."
Ngô Thanh Vân mong mọi người xem phim trước rồi hãy đưa ra nhận xét. (Ảnh: Facebook nhân vật)
Có thể nói, Trạng Tí đang trở thành tác phẩm tiêu biểu cho việc gặp "số nhọ". Không chỉ vướng vào "làn sóng" tẩy chay do tranh chấp tác quyền, bộ phim còn bị ảnh hưởng nặng nề khi tốn tiền quảng bá hết cỡ rồi lại phải nhiều lần tạm hoãn chiếu do các đợt dịch bất ngờ bùng phát. Mới nhất, ngay thời điểm phim đang được nhiều khán giả review tích cực, truyền thông cởi mở đánh giá sau 3 ngày chiếu thì phải ngậm ngùi ngưng chiếu để tránh Covid-19. Doanh thu cuối tuần qua của phim cũng chỉ mới đạt được khoảng 17.5 tỷ đồng, một con số còn rất xa nữa mới có thể đảm bảo hoàn vốn.
Doanh thu của "Trạng Tí" sau 3 ngày chiếu cuối tuần trước khi đóng cửa. (Ảnh: Box Office Vietnam)
Vừa qua trong cuộc trò chuyện với dàn diễn viên nhí của phim, khi nói về Ngô Thanh Vân, các bé đều có ý kiến riêng. Trạng Tí Hữu Khang nhận xét: "Cô là một người mạnh mẽ, quyết định rất chín chắn, rồi trung thực nữa, với lại cô rất dễ thương" , còn cậu bé Dần Hoàng Long lại có quan sát rất đáng yêu: "Con thấy cô giống như một cô gái cá tính, mạnh mẽ, mà ít khi cô mặc váy lắm, toàn mặc quần không à! Cô vui, kể gì cô cũng nghe."
Các bé trong vai Sửu, Tỵ, Mùi thì lần lượt có chung cảm nghĩ về Ngô Thanh Vân rằng: "Con thấy cô rất mạnh mẽ, cá tính và con rất thích cô vì cô hay mua bánh kẹo cho con. Cô rất tốt bụng, rất thẳng thắn, mỗi lần qua đoàn với tụi con thì lúc nào cô cũng mua quà. Con thấy cô trên phim ảnh con rất hâm mộ."
Ngô Thanh Vân để lại ấn tượng tốt với các diễn viên nhí trong phim. (Ảnh: Facebook nhân vật)
Có nhiều cách khác nhau để nhìn nhận, đánh giá một vấn đề. Khán giả có thể đến rạp xem phim, sau đó đưa ra đánh giá cũng chưa muộn. Biết đâu khi đấy cảm nhận của mỗi khán giả sẽ có biến chuyển.
Rạp chiếu phim đóng cửa: "Trạng Tí" không còn đường nào thắng? Các rạp chiếu phim tại TP. Hồ Chí Minh sẽ tạm dừng hoạt động từ 18h ngày 3/5, doanh thu của các phim sẽ ảnh hưởng như thế nào? Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, TP. Hồ Chí Minh sẽ chính thức đóng cửa rạp chiếu phim từ 18h ngày 3/5 trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, hiện...