Sự thật về tác dụng của cafeine đối với thai kỳ của mẹ
Cafeine là một trong những chất kích thích phổ biến nhất ở mọi quốc gia trên thế giới. Vì vậy mối liên hệ giữa cafeine và phụ nữ mang thai cũng được chú ý nghiên cứu, từ đó nhiều vấn đề đã được phát hiện.
Sự thật về tác dụng của cafeine đối với thai kỳ
Cafeine là một chất kích thích và lợi tiểu
Là một chất kích thích, cafeine có xu hướng làm tăng huyết áp và nhịp tim của người sử dụng nó. Cả hai tác dụng này đều nên tránh trong thai kỳ của mẹ bầu.
Cafeine có xu hướng làm tăng tần suất đi tiểu, do đó làm giảm lượng chất lỏng của cơ thể và có thể dẫn đến mất nước.
Cafeine hấp thu vào cơ thể gây tăng huyết áp và tăng nhịp tim – Ảnh minh họa: Internet
Cafeine qua được nhau thai
Mặc dù bà bầu có thể tự xử lý một cách an toàn lượng cafeine nạp vào cơ thể mình, nhưng em bé của mẹ lại không có khả năng tương tự. Vì quá trình trao đổi chất của bé vẫn đang trong quá trình trưởng thành.
Ngay cả một lượng nhỏ cafeine cũng có thể gây ra những thay đổi trong giấc ngủ của bé hoặc thay đổi những động tác vận động trong giai đoạn sau của thai kỳ.
Cafeine không chỉ có trong cà phê
Cafeine không chỉ được tìm thấy trong cà phê mà còn trong trà, soda, socola, nước tăng lực và một số loại thuốc không kê đơn (một số loại thuốc trị đau nửa đầu có chứa cafeine).
Video đang HOT
Cafeine có trong trà, cà phê và ca cao với hàm lượng rất lớn – Ảnh minh họa: Internet
Vì vậy, điều quan trọng đối với bà bầu là phải nhận thức được những thành phần trong thực phẩm và đồ uống mà mẹ tiêu thụ.
Cafeine có gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi không?
Có rất nhiều bà bầu nghiện uống cà phê hoặc một số đồ uống chứa cafeine khác. Tuy nhiên, ý kiến từ chuyên gia khuyên rằng, bà bầu cần phải từ bỏ thói quen đó khi đang mang thai hoặc chỉ nên tiêu thụ rất hạn chế.
Cafeine gây dị tật bẩm sinh ở người
Trên thực tế, có rất nhiều nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng: Cafeine có thể gây dị tật bẩm sinh, sinh non, giảm khả năng sinh sản, tăng nguy cơ sinh con nhẹ cân và các rối loạn sinh sản khác.
Mặc dù các nghiên cứu về cafeine trên phụ nữ có thai chưa được thực hiện (vì mục đích nhân đạo), các lí lẽ nêu trên không có được bằng chứng thuyết phục trên cơ thể người, nhưng tốt hơn hết bà bầu vẫn nên đặt sự an toàn sức khỏe của em bé lên hàng đầu.
Thành phần socola đen chứa một lượng lớn cafeine trong – Ảnh minh họa: Internet
Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa mức tiêu thụ cafeine cao liên quan đến khả năng thụ thai. Đây là lý do tại sao một số chuyên gia sản khoa đề nghị các đôi vợ chồng đang mong con kiêng cafeine trong giai đoạn cố gắng thụ thai.
Cafeine gây sảy thai
Năm 2008, 2 nghiên cứu về tác dụng của cafeine liên quan đến sảy thai cho thấy kết quả khác nhau đáng kể.
Một nghiên cứu được Tạp chí Sản và Phụ khoa Hoa Kỳ công bố cho thấy: Những phụ nữ tiêu thụ 200mg cafeine mỗi ngày có khả năng bị sảy thai cao gấp đôi so với những người không tiêu thụ bất kỳ miligam cafeine nào.
Một nghiên cứu khác do Epidemiology (Cơ quan dịch tễ học) công bố: Không có nguy cơ sảy thai gia tăng ở những phụ nữ uống một lượng cà phê tối thiểu hàng ngày, trong khoảng từ 200 – 350mg.
Nên hạn chế lượng cafeine nạp vào cơ thể bà bầu dưới 200mg mỗi ngày, tốt nhất là kiêng cử tối đa – Ảnh minh họa: Internet
Do mâu thuẫn kết luận từ nhiều nghiên cứu, các chuyên gia đã đưa ra nhận định cuối cùng: Phụ nữ mang thai nên hạn chế lượng cafeine dưới 200 mg mỗi ngày để tránh sảy thai ngoài ý muốn. Điều này tương đương với một tách cà phê 350ml.
Tuy nhiên, nhìn chung phụ nữ mang thai không nên tiêu thụ bất kỳ thực phẩm nào có chứa cafeine. Vì nguy cơ tiềm ẩn mà nó mang lại cho sức khỏe của mẹ và bé đã vượt qua những lợi ích của nó.
Nguồn: https://americanpregnancy.org/pregnancy-health/caffeine-and-pregnancy/
Theo phunusuckhoe
Nghiên cứu: Uống nhiều nước ngọt liên quan nguy cơ tử vong sớm
Soda và các loại nước ngọt có đường ngày càng được khuyến cáo là không mấy lành mạnh. Một nghiên cứu mới còn phát hiện chúng có liên quan đến sự gia tăng nguy cơ tử vong sớm.
Nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra tác hại của việc uống nhiều nước ngọt - Ảnh: WALB
Theo nghiên cứu đăng trên Tạp chí Circulation của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ ngày 18-3, các nhà khoa học ghi nhận: những ai dùng càng nhiều thức uống bổ sung đường - bao gồm nước ngọt, nước trái cây, nước tăng lực và nước uống thể thao - thì nguy cơ tử vong sớm trong giai đoạn sử dụng càng cao.
Kết quả có được sau khi nhóm nghiên cứu phân tích thông tin của hơn 80.000 phụ nữ và 37.000 đàn ông làm việc trong lĩnh vực y tế trong suốt 30 năm.
Những người tình nguyện tham gia bằng cách điền vào bảng khảo sát chế độ ăn uống 4 năm/lần, và trả lời các câu hỏi về lối sống và tình trạng sức khỏe 2 năm/lần.
Cụ thể hơn về phát hiện, nhóm tình nguyện viên uống từ 2-6 chai nước ngọt/tuần có nguy cơ tử vong cao hơn 6% trong giai đoạn khảo sát so với những người uống ít hơn 1 chai/tháng.
Người nào uống từ 1-2 chai nước ngọt/ngày, nguy cơ tử vong cao hơn 14% so với nhóm uống ít hơn 1 chai/tháng.
Đáng chú ý, kết quả trên vẫn đúng kể cả khi các nhà nghiên cứu tính toán luôn các nguy cơ tiềm ẩn (gây tử vong) khác như hút thuốc, uống đồ có cồn, ít hoạt động thể chất, ăn ít rau củ, nhiều thịt đỏ...
"Kết quả của chúng tôi củng cố thêm lời khuyên nên hạn chế nước ngọt, thay chúng bằng các thức uống khác, tốt nhất là nước lọc, để cải thiện sức khỏe và tuổi thọ nói chung" - ông Vasanti Malik, nhà khoa học đứng đầu công trình thuộc Đại học Harvard (Mỹ), kết luận.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng thận trọng nêu nhận định là họ chỉ phát hiện "sự liên quan" giữa nước ngọt và nguy cơ tử vong sớm, chứ không khẳng định uống nước ngọt "gây ra" cái chết.
Dù sao đi nữa, nhiều nghiên cứu trước đây cũng đã tìm ra mối liên hệ giữa việc uống nước ngọt và tình trạng béo phì, tăng nguy cơ tiểu đường tuýp 2, bệnh tim, đột quỵ...
PHÚC LONG
Theo tuoitre
Lưỡi bị ăn mòn vì uống 6 lon nước tăng lực mỗi ngày Một giáo viên người Australia mới đây chia sẻ hình ảnh chiếc lưỡi bị phồng rộp và bong tróc do thói quen uống quá nhiều nước tăng lực mỗi ngày của mình. Theo Mirror, Dan Royals cho biết anh từng uống ít nhất 5-6 lon nước tăng lực mỗi ngày để tăng cường năng lượng khi dạy học. Anh chỉ dừng lại khi...