Sự thật về bệnh nhân ung thư không được ăn thịt đỏ
Nhiều bệnh nhân ung thư tự kiêng cho mình, họ cho rằng không nên ăn thịt đỏ vì ăn nhiều thịt đỏ sẽ nuôi tế bào ung thư.
Bệnh nhân ung thư không được ăn thịt đỏ
Chị Nguyễn Huyền M. 43 tuổi, Mỹ Đình, Hà Nội bệnh nhân ung thư vú đã điều trị 4 năm. Chị M. cho biết từ ngày chị bị bệnh ung thư, chị cắt toàn bộ thịt có màu đỏ, hạn chế thịt động vật 4 chân đã giảm nguy cơ tái phát ung thư.
Theo chị M. phương pháp ăn uống của chị là tăng kiềm hóa trong thực đơn hàng ngày của mình.
Không riêng chị M., ông Nguyễn Văn Th. 54 tuổi, ung thư đại trực tràng đã điều trị được 2 năm. Ông Th. cho biết ông kiêng hoàn toàn thịt động vật 4 chân, trứng vịt lộn, các loại ốc, ếch, cá ở dưới bùn sâu và thường ăn thịt gia cầm là chính.
Theo GS Lê Thị Hương – Đại học Y Hà Nội với người bệnh ung thư, các bác sĩ không khuyên người bệnh bỏ ăn thịt đỏ hoàn toàn nhưng bệnh nhân chỉ được ăn với số lượng ít. Người dân cần phân biệt rõ, thịt đỏ là thịt của con 4 chân, không phải là thịt có màu đỏ.
Vì vậy, thay vì ăn nhiều thịt đỏ, người bệnh nên ăn nhiều thịt gia cầm, thịt gà, thịt vịt. Trong trường hợp người bệnh thèm ăn thì vẫn có thể ăn thịt đỏ theo khuyến cáo của bác sĩ.
Bên cạnh đó, người dân nên ăn thêm các loại thịt cá, tôm, hải sản vì chúng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng như omega 3, omega 6, các chất khoáng, vitamin, kẽm, sát…
GS Hương khuyến cáo người bệnh nên hạn chế các thực phẩm lên men như dưa muối, cà muối, xúc xích, lạp xưởng vì chúng rất mặn, không tốt cho cơ thể.
Giải pháp tốt nhất cho người bệnh là ăn cân đối dinh dưỡng, bổ sung tinh bột từ các loại hạt nguyên sẽ tốt hơn là hạt tinh chế.
Đối với các sản ph ẩm thực phẩm chức năng cho bệnh nhân ung thư, PGS Dương Trọng Nghĩa – Bệnh viện Y học trung ương cho biết thực phẩm chức năng cho bệnh nhân ung thư cũng được nhiều bệnh nhân quan tâm. Tuy nhiên theo PGS nghĩa thực phẩm chức năng xếp vào nhóm thực phẩm chứ không phải là nhóm thuốc. Thực phẩm chức năng không điều trị thay thế cho thuốc, các phương pháp chữa bệnh, phẫu thuật…
Thực phẩm chức năng có thể hỗ trợ cho một số chức năng của cơ thể trong hoàn cảnh nhất định. Một số thực phẩm chức năng giúp bổ sung các khoáng chất, vitamin cần thiết, có tác dụng cải thiện sức khỏe, có chất chiết xuất từ tự nhiên.
Tuy nhiên, thực phẩm chức năng chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư chứ không có tác dụng chữa bệnh. Trên thực tế, thực phẩm chức năng khá an toàn trong điều trị cho bệnh nhân ung thư.
Video đang HOT
Các phương pháp được sử dụng để điều trị ung thư hiện nay như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, cũng có mặt trái của nó, nhưng đến thời điểm hiện tại chúng ta vẫn chưa thay thế được các phương pháp này.
Các thuốc y dược cổ truyền hiện nay cũng có những loại thuốc giúp ức chế tế bào ung thư, nâng cao sức khỏe bệnh nhân, cải thiện tình trạng bệnh nhân ung thư trong quá trình điều trị, giúp chất lượng cuộc sống của bệnh nhân trở nên tốt hơn.
Tuy nhiên, các loại thuốc đông y chỉ có tác dụng hỗ trợ trong quá trình điều trị cho bệnh nhân ung thư chứ không thể thay thế các phương pháp y học hiện đại.
Theo infonet
Sự thật về thịt đỏ và cách ăn chuẩn đảm bảo dinh dưỡng
Thịt đỏ bao gồm các loại thịt như thịt bò, thịt cừu, thịt dê, thịt lợn, thịt ngan... Chúng là lựa chọn dinh dưỡng cần thiết nhờ chứa nhiều sắt, protein...
Ăn thịt đỏ làm tăng nguy cơ ung thư và bệnh tim?
Đối với bệnh tim thì có thể nói là câu trả lời khá rõ ràng. Một số loại thịt đỏ có hàm lượng chất béo bão hòa cao, làm tăng lượng LDL-choresterol trong máu. Lượng choresterol xấu này cao làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, và mắc bệnh tim.
Nói đến ung thư thì câu trả lời lại có phần chưa được rõ ràng với nhiều người.
Một mặt, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng nó làm tăng nguy cơ mắc ung thư đặc biệt đối với ung thư đại trực tràng. Một nghiên cứu gần đây của Viện nghiên cứu y tế quốc gia với hơn nửa triệu người Mỹ có tuổi đã kết luận rằng những người ăn thịt đỏ và thịt đã qua chế biến trong 10 năm thì chết sớm hơn những người ăn lượng ít hơn. Những người ăn khoảng 110g (4 ouces) thịt đỏ mỗi ngày có nguy cơ chết do ung thư hoặc bệnh tim hơn những người ăn cực ít, chỉ khoảng 15g (1/2 ounce) mỗi ngày.
Mặt khác, ngành công nghiệp thịt cho rằng không có sự liên quan giữa thịt đỏ, thịt chế biến với ung thư, và nói rằng thịt nạc đỏ phù hợp với chế độ ăn uống lành mạnh. Một người phát ngôn của ngành công nghiệp thịt đã chỉ trích dự án nghiên cứu Viện nghiên cứu y tế quốc gia Mỹ, nói rằng các nghiên cứu mà trong đó dựa vào việc những người tham gia nhớ lại những thực phẩm họ đã ăn không thể chứng minh nguyên nhân và hậu quả. Phó Chủ tịch Hội thịt Mỹ còn nói thẳng rằng "Những kết luận này không có gì ngoài thống kê luyên thuyên".
Nhưng nên biết rằng có nhiều nghiên cứu đã tìm ra mối liên quan. Theo dõi hơn 72.000 phụ nữ trong 18 năm cho thấy những người ăn kiêng kiểu phương Tây có nhiều thịt đỏ, đồ ngọt tráng miệng, ngũ cốc tinh chế và khoai tây chiên có nhiều nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư, và chúng là nguyên do dẫn đến tử vong.
Đặc biệt là sau khi xem xét lại một cách hệ thống các nghiên cứu khoa học, một hội đồng chuyên gia của Quỹ nghiên cứu ung thư thế giới và Viện nghiên cứu ung thư Mỹ đã kết luận rằng "thịt đỏ hoặc thịt chế biến có thể là nguyên do dẫn đến một số bệnh ung thư. Báo cáo của họ cho thấy bằng chứng thuyết phục về mối liên quan giữa thịt đỏ, thịt chế biến và ung thư đại trực tràng, còn đối với các loại ung thư phổi, thực quản, dạ dày, tụy và ung thư nội mạc tử cung thì mối liên quan là hạn chế.
Phần thịt đỏ nào là an toàn nhất?
Khúc thịt đỏ lành mạnh nhất phải tìm đến các phần "Thăn": thăn bò, thăn lợn, thăn cừu băm...
Thịt bò: nên lấy vùng xung quanh mắt và xung quanh mông, vai bò, phi lê, sườn nướng hay tay bò quay cũng là những phần thịt ngon và ăn được. Nếu thịt bò xay thì chọn ít nhất 95% nạc.
Thịt lợn: phần thịt nên chọn là thăn, sườn dải.
Dưới đây là những lý do khác khiến bạn nên hạn chế ăn thịt đỏ:
1. Chứa nhiều chất béo bão hòa
Thịt đỏ thường chứa nhiều chất béo bão hòa và do vậy làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
2. Làm tăng hàm lượng cholesterol
Thịt đỏ chứa acetat và những chất này khi được sử dụng sẽ làm gia tăng hàm lượng cholesterol trong cơ thể, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
3. Gây ung thư đại tràng
Thịt đỏ chứa các hợp chất ung thư, nó giàu hàm lượng protein và cần nhiều thời gian hơn để tiêu hóa. Điều này cho phép các hợp chất chống ung thư gây tổn thương thành ruột và đây là bước đầu dẫn tới ung thư đại tràng.
4. "Thủ phạm" gây béo phì
Thịt đỏ chứa nhiều chất béo, calo và các chất béo bão hòa, nó dẫn tới tăng cân và béo bụng.
5. Gây bệnh tiểu đường
Cũng vì chứa nhiều chất béo bão hòa nên thịt đỏ làm tăng nguy cơ phát triển tiểu đường týp 2. Nó cũng làm tăng sức đề kháng insulin của cơ thể và khiến cơ thể khó điều chỉnh đường huyết.
6. Ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa
Do chứa hàm lượng protein cao, nên thịt đỏ cần nhiều thời gian để được tiêu hóa trong đường tiêu hóa. Điều này dẫn tới sự sản sinh các độc tố gây hại và các amin tiêu diệt các vi khuẩn lành mạnh trong đường ruột. Nó dẫn tới những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như hội chứng viêm ruột, táo bón, co rút, trĩ và nhiều vấn đề khác
7. Ảnh hưởng tới cân bằng hoóc-môn
Động vật thịt đỏ thường được tiêm hoóc-môn tăng trưởng, vì vậy thịt của chúng khi được hấp thu có thể gây ra nhiều rối loạn trong cơ thể. Nó dẫn tới mất cân bằng hoóc-môn và một số tình trạng sức khỏe như dậy thì sớm ở trẻ.
8. Dẫn tới bệnh Alzheimer
Thịt đỏ chứa nhiều sắt và có liên quan tới bệnh Parkinson và Alzheimer. Dư thừa sắt có thể còn thúc đẩy phản ứng của gốc tự do gây hại và stress oxy hóa.
9. Gây bệnh tự miễn
Hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể chống lại tất cả các bệnh và nhiễm trùng. Vì protein động vật tương tự với của người, cơ thể không thể phân biệt giữa protein của cơ thể và của động vật. Một số bệnh tự miễn là viêm khớp dạng thấp, lupus và xơ cứng rải rác.
10. Gây viêm khớp
Thịt đỏ chứa purine, dẫn tới hàm lượng cao axit uric trong cơ thể, tăng nguy cơ bệnh gút và viêm khớp. Chúng cũng có thể dẫn tới viêm khớp thoái hóa và các rối loạn mô mềm khác.
Đại Trần
Theo khoe 365
Những thực phẩm dễ gây ung thư, nhiều người Việt 'nghiện' mê mẩn Theo Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ, có 60-70% các bệnh ung thư có thể ngăn ngừa được bằng những thay đổi đơn giản trong chế độ ăn uống và lối sống. Ảnh minh họa: Internet Những món ăn có nguy cơ cao gây ung thư: Thịt chế biến sẵn Vào năm 2015, tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố,...