Sự thật bất ngờ về thủy quái nặng hàng trăm tấn ở Peru
Một nhóm khoa học gia Mỹ đã phân tích chi tiết về loài thủy quái 39 triệu tuổi từng gây sốc cho giới cổ sinh vật học vào năm 2023.
Loài thủy quái vừa được “đặt lên bàn cân” một lần nữa là Perucetus colossus, từng được mô tả với thân hình khổng lồ và chiếc đầu nhỏ một cách không cân đối, chi trước còn khá to nhưng chi sau đã teo tóp đến vô dụng.
Thủy quái Perucetus colossus – Ảnh: A. Gennari
Được mô tả lần đầu tiên vào năm 2023, Perucetus colossus được phân loại là một basilosaurid, một họ cá voi đã tuyệt chủng sống trong thế Thủy Tân của kỷ Cổ Cận, theo tờ Sci-News.
Ban đầu, các nhà khoa học cho rằng nó là sinh vật lớn nhất mọi thời đại và to hơn rất nhiều so với thời hiện đại, có thể nặng tối đa 340 tấn, cho dù chỉ dài 17 m.
“Những ước tính này khiến cơ thể Perucetus colossus dày đặc đến mức không thể tin được” – GS Ryosuke Motani từ Đại học California (Mỹ), đồng tác giả của nghiên cứu mới, cho biết.
Trong công trình đồng chủ trì với TS Nicholas Pyenson từ Viện Smithsonian (Mỹ), GS Motani cho rằng xương của thủy quái này đúng là nặng bất thường, dày đặc hơn các động vật có vú khác bởi phần trung tâm rắn thay vì xốp.
Tuy nhiên, để con cá voi kỳ dị này có thể bơi được, xương nặng cần được bù đắp sức nổi từ mỡ, một “vật liệu nhẹ” trong cơ thể động vật. Nhất là khi nó cần thỉnh thoảng trồi hẳn lên mặt nước để thở.
Vì vậy, ước tính ban đầu có thể sai khi dựa trên bộ xương nặng để tính toán cân nặng của con vật theo kiểu các động vật có vú bình thường.
Video đang HOT
Cá voi là động vật có vú, nhưng nó sống dưới biển. Trong đó, thủy quái 39 triệu tuổi này thuộc về những con đang ở giai đoạn chuyển tiếp, với các chi chưa biến đổi hẳn.
Với tính toán mới của các nhà khoa học Mỹ, những con to nhất trong loài Perucetus colossus có thể dài khoảng 20 m và nặng hơn 110 tấn. Như vậy, nó vẫn thua xa các con cá voi xanh lớn nhất, vốn nặng khoảng 270 tấn.
Trong khi đó, cá thể hóa thạch dài 17 m khai quật được ở Peru sẽ chỉ nặng khoảng 60-70 tấn.
Nghiên cứu mới vùa được công bố trên tạp chí khoa học PeerJ.
Phát hiện loài động vật lớn nhất thế giới
Từ lâu, cá voi xanh đã giữ danh hiệu là loài động vật lớn nhất thế giới với cơ thể nặng hơn 180 tấn và chiều dài lên tới 30 m.
Mô phỏng hình dáng và kích thước của Perucetus colossus.
Từ lâu, cá voi xanh đã giữ danh hiệu là loài động vật lớn nhất thế giới với cơ thể nặng hơn 180 tấn và chiều dài lên tới 30 m. Tuy nhiên, các nhà cổ sinh vật học mới đây đã phát hiện một loài động vật khác "soán ngôi" của cá voi xanh.
"Quái vật" thời cổ đại
Theo nghiên cứu mới công bố hôm 2/8 trên tạp chí khoa học Nature, một loài cá voi cổ đại sống cách đây 39 triệu năm thực sự là một loài quái vật nặng cân. Ước tính, loài động vật này sở hữu chiều dài cơ thể khoảng 20 m, nghĩa là dài hơn đường lăn bóng bowling. Khối lượng cơ thể của nó là khoảng 85 - 340 tấn.
Các nhà cổ sinh vật học tại Đại học Quốc gia San Marcos đã tìm thấy một phần bộ xương cách đây 13 năm giữa những tảng đá của Thung lũng Ica, miền Nam Peru. Ban đầu, phát hiện không gây ấn tượng trong giới khoa học vì những chiếc xương lớn bị nhầm tưởng là những tảng đá.
Trưởng nhóm nghiên cứu Eli Amson, nhà cổ sinh vật học kiêm quản lý hóa thạch động vật có vú ở Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Stuttgart, Đức, cho biết: "Ban đầu, đồng nghiệp tôi phải thuyết phục những thành viên khác rằng những gì anh ấy tìm được chính là hóa thạch của một loài động vật nào đó vì hình dạng kỳ lạ của chúng. Hóa ra các mảnh vỡ chính là xương và chúng tôi đã dành hơn 10 năm tiếp theo để 'giải thoát' chúng khỏi những tảng đá".
Sau đó, họ khai quật 13 đốt xương sống, 4 xương sườn và một xương hông. Mỗi chiếc xương sống nặng tới 150 kg.
Thông qua giải phẫu xương, các nhà khoa học phát hiện hóa thạch này đến từ một sinh vật thuộc họ động vật biển có vú đã tuyệt chủng Sauribasilod và là họ hàng của loài cá voi Basilosaurus có mõm dài và răng sắc nhọn.
Qua so sánh xương của hóa thạch với các bộ xương hoàn chỉnh của cá voi sống và cá voi hóa thạch, nhóm nghiên cứu đã đưa ra ước tính về kích thước của loài khổng lồ này. Nó được đặt tên là Perucetus colossus (P.colossus).
Dù chiều dài không mấy ấn tượng, thậm chí không dài bằng cá voi xanh hiện nay, P.colossus là một con cá voi có khối lượng khổng lồ. Những chiếc xương mà nhóm nghiên cứu thu thập rất đặc, có nghĩa là chúng rất nặng. Hóa thạch cũng chỉ ra dấu hiệu của bệnh xơ cứng xương diện rộng do xương dày và đặc. Bệnh này cũng được tìm thấy ở loài lợn biển hoặc các loài cá voi sơ khai khác.
Theo ông Amson, về mặt lý thuyết, do bộ xương đặc, P.colossus phải tiêu tốn rất nhiều năng lượng khi di chuyển hoặc nổi lên mặt nước. Tuy nhiên, các mô mềm, có khả năng nhẹ hơn xương, đã giúp chúng nổi dễ dàng mà không tiêu tốn quá nhiều năng lượng.
Dù chưa khai quật được toàn bộ hóa thạch cơ thể P.colossus song các nhà khoa học tin rằng loài này có hình dáng rất kỳ lạ. Nó gần giống với loài lợn biển hiện nay với phần đầu nhỏ, cơ thể khổng lồ, tay và chân nhỏ xíu.
Về mặt trọng lượng, P.colossus sẽ to hơn cá voi xanh. Chiều dài cơ thể của nó ngắn hơn cá voi xanh. Tuy nhiên, rất khó ước tính chính xác có bao nhiêu mỡ và mô mềm bao quanh bộ xương vì P.colossus thuộc về một nhóm cá voi đã tuyệt chủng có tỷ lệ cơ thể khác với các loài cá voi còn sống hiện nay.
Các nhà khoa học khai quật hóa thạch xương của Perucetus colossus.
Thay đổi nhận thức về cá voi
Cho đến nay, các nhà khoa học cho rằng cá voi bắt đầu tiến hóa với kích thước khổng lồ từ khoảng 5 triệu năm trước. Nhưng phát hiện về P.colossus đã khiến họ thay đổi suy nghĩ. P.colossus có thể đã đạt đỉnh về khối lượng cơ thể sớm hơn 30 triệu năm, từ cuối kỷ Eocene.
Phát hiện trên cũng đặt ra câu hỏi làm thế nào P.colossus tìm đủ thức ăn để duy trì năng lượng cho cơ thể. Với trọng lượng cơ thể như vậy, chắc chắn P.colossus sẽ cần một lượng thức ăn khổng lồ nhưng các nhà khoa học chưa có manh mối.
Theo ông Amson, P.colossus không phải "vận động viên" bơi lội nhanh nhẹn nên chúng có thể không săn những con mồi di chuyển nhanh như cá. Việc loài cá voi này ăn thực vật cũng không khả thi vì đến nay, các nhà khoa học chưa ghi nhận bất kỳ loài cá voi còn sống nào ăn cỏ.
"Hình dáng kỳ lạ giúp P.colossus duy trì lực nổi và lướt chậm trong nước, giống như lợn biển. Chúng sẽ lặn ở vùng nước nông. Chúng tôi không biết nó ăn gì bởi đầu và răng của nó không còn nữa. Theo suy đoán của chúng tôi, P.colossus cũng có thể dành phần lớn thời gian ở đáy biển và không đốt nhiều năng lượng để tìm nguồn thức ăn", ông Amson cho hay.
Như vậy, loài động vật có vú khổng lồ này có thể đã kiếm ăn ở tầng đáy hoặc ăn nghêu, động vật giác xác và các mảnh vụn trong cát ở các vùng nước nông. Do đó, hộp sọ hoàn chỉnh của nó sẽ có răng để xử lý thức ăn có vỏ cứng.
Một giả thuyết khác là P.colossus ăn xác của những động vật lớn khác ở vùng biển cổ đại. Nếu vậy, P.colossus là một loài ăn xác thối.
Những phát hiện trong tương lai có thể sẽ bổ sung thêm thông tin về quá trình phát triển của P.colossus. Hơn nữa, khả năng sẽ còn những loài cá voi cổ đại khổng lồ khác đang chờ các nhà khoa học khám phá.
Phát hiện mới về mực ma cà rồng hóa đá với con mồi trên tay Các nhà cổ sinh vật học tiết lộ một loài mực ma cà rồng chưa từng được biết đến trước đây sống cách ngày nay khoảng 183 triệu năm. Một con mực ma cà rồng thời hiện đại ở Monterey Canyon, California, ở độ sâu 77 cm. Ảnh: MBARI. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Cổ sinh vật học...