Sự học trên đỉnh Cao Sơn

Theo dõi VGT trên

Xung quanh Trường Phổ thông Cao Sơn và khu lẻ của Trường Mầm non Lũng Cao là một màu xanh mát của rau quả và sắc vàng của hoa cải đơm bông. Những khuôn mặt vui tươi với những nụ cười rạng rỡ làm bừng lên sức sống cho một vùng sơn cước nơi đây. Các em được yêu thương, được vui chơi, được học hành, được gieo những ước mơ để ươm mầm cho một tương lai tươi sáng.

Sự học trên đỉnh Cao Sơn - Hình 1

Thầy và trò Trường Phổ thông Cao Sơn đã được học trong các lớp học khang trang, đầy đủ ánh sáng.

Những lớp học trên đỉnh núi

Con đường để đến với những lớp học trên đỉnh Cao Sơn – tên gọi chung của ba bản: Son, Bá, Mười thuộc xã Lũng Cao (Bá Thước) thật chẳng dễ dàng. Đúng như tên gọi gợi lên sự xa xôi, cách trở, người dân Cao Sơn gần như sống biệt lập với thế giới bên ngoài. Từ trung tâm xã Lũng Cao đến đỉnh Cao Sơn là gần 10km, đường bê tông ngoằn ngoèo ôm quanh đỉnh núi cao chót vót, thi thoảng đống sình lầy do đất đá từ taluy bên đường dội xuống, “ngoạm” hết đường đi.

Gần 1 tiếng đồng hồ trên con đường đèo, chúng tôi cũng đặt chân đến đỉnh núi Phà Hé. Từ đây nhìn xuống, hàng trăm nóc nhà của người Thái như nấm mọc lô nhô sau cơn mưa rào. Hơn 10h sáng, trên con đường liên ba bản, thấp thoáng những đứa trẻ vai đeo ba lô, tay cầm dép vừa đi học vừa đùa nghịch. Lý giải về giờ đi học giữa buổi này, Vi Thị Lan – học sinh lớp 3, Trường Phổ thông Cao Sơn, nói: “Chiều bọn cháu mới vào học nhưng phải đi sớm tới lớp nghỉ ngơi, ăn cơm nắm buổi trưa để kịp giờ học ạ”. Tôi hỏi: “Đi học vất vả thế này sao cháu vẫn đi?”. Thật bất ngờ cô bé lớp 3 quả quyết: “Dù có khó khăn đến mấy cháu cũng quyết không bỏ học đâu. Vì đi học vui lắm”.

Trường Phổ thông Cao Sơn và khu lẻ của Trường Mầm non Lũng Cao, nằm giữa bản Mười. Khi chúng tôi đến, các em nhỏ đang học tiết cuối. Đâu đó ở các phòng học văng vẳng vang lên tiếng ê a đọc bài của các em lúc trầm, lúc bổng. Khi mặt trời đã lên cao qua đầu ngọn núi thì tiếng trống trường cũng giục giã vang lên, các em học sinh chào thầy cô xong vội vã ùa ra khỏi lớp học. Khi thấy có người lạ, các em chỉ trỏ nhau rồi vừa cười, vừa chạy… Ở đây các em đều tự đến trường rồi tự về nhà, em nào nhỏ quá thì anh chị học ở trường bên sẽ đưa đón. Gần 12h trưa, nhưng vẫn còn nhiều học sinh chơi quanh quẩn trước cửa lớp. Hỏi ra mới biết, nhà xa nên các em không về mà ở lại đợi học buổi chiều. Bữa cơm trưa, em có, em không. Giáo viên thương học trò, nhiều hôm lại nhường phần cơm của mình để các em ăn cho có sức.

Còn nhớ cách đây vài năm, để lên được tới điểm trường, các thầy cô phải đi bộ theo con đường mòn duy nhất, nằm sát ngay phía vực của dãy Pha Hé. Cứ thế, người sau nối tiếp bước người trước, tay bám sườn đá, cành cây di chuyển gần 10 giờ đồng hồ. Phòng học của các em mẫu giáo được ghép bằng gỗ thưa, mái lợp cỏ tranh không thể nào ngăn gió lạnh. Những khi mưa gió, lớp học ướt đẫm, cô trò lại kéo nhau đi trú mưa. Khi trời lạnh, gió rít, môi thâm, tay cóng, cô trò lại ngồi sát vào nhau để tạo hơi ấm. Phòng học như thế nên sách vở, đồ dùng học tập của các em cũng chỉ được thời gian ngắn là hư hỏng.

Cao Sơn chưa có điện lưới quốc gia nên vào mùa mưa, người dân thường sử dụng điện chập chờn từ chiếc máy phát điện mini đặt ở các mó nước. Mùa khô, nguồn nước cạn kiệt, người dân phải đi lấy nước sinh hoạt từ rất xa bản. Vì thế, thời gian để tự học, làm bài tập của các em rất ít. Buổi tối, qua ánh lửa bếp các em chỉ đọc qua loa được một chút. Cũng chả đào đâu ra nến, còn điện thì lại càng xa vời. Khó khăn là thế, nhưng sự học ở Cao Sơn vẫn được thầy, trò và người dân nơi đây quyết tâm theo đuổi đến cùng.

Video đang HOT

Theo thầy Trịnh Công Định, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Cao Sơn, tiểu khu Cao Sơn thành lập từ 1966. Khối THCS ở đây đã có từ 1978, nhưng tồn tại không lâu vì không có giáo viên nào dám “cắm bản”. Vì thế, khi học hết tiểu học, học sinh ba bản Son, Bá, Mười muốn học tiếp phải xin học nhờ bên xã Ngổ Luông, Nam Sơn, huyện Tân Lạc (Hòa Bình). Học tại bản đã vất vả, học bên Hòa Bình còn khó khăn gấp bội. Học sinh đi học từ lúc còn tờ mờ sáng, đốt đuốc, xách đèn vượt dãy Pha Chiến, đi bộ 7 – 8 km. Ban đầu, các trường ở Hòa Bình không nhận học sinh khác tỉnh. Các trưởng bản phải đích thân sang “thương thuyết”, chấp nhận điều kiện học sinh bản mình không có bất cứ chế độ phụ cấp ưu tiên nào, dù các em có hộ khẩu thuộc vùng cao đặc biệt khó khăn. Nhiều em cố gắng lắm nhưng cũng chỉ học hết lớp 9 là bỏ học rồi vào Nam kiếm sống.

Ngày 1-8-2008, Trường Phổ thông Cao Sơn được thành lập với mục đích giảng dạy cho các em học sinh trong ba bản Son, Bá, Mười. Chương trình giáo dục từ lớp 1 đến lớp 9. Vì vậy trường được đặt tên là Trường Phổ thông Cao Sơn để không bị nhầm với các trường ở dưới trung tâm xã Lũng Cao.

Nơi gọi yêu thương về

Những vất vả, thiếu thốn trên đã là câu chuyện của nhiều năm về trước, giờ đây nhờ sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, sự đồng cảm, sẻ chia của nhiều tấm lòng thiện nguyện mà bộ mặt Cao Sơn dần khởi sắc.

Giữa mênh mông đá núi ở Cao Sơn hôm nay, sẽ không ai còn tìm thấy những lớp học mái tranh nhếch nhác. Thay vào đó là “bông hoa núi” rực rỡ với dãy phòng học chính kiên cố, đầy đủ tiện nghi. Năm 2017 – 2018, điểm trường mầm non cũng được xây dựng khang trang. Việc tỉnh đầu tư xóa bỏ các phòng học tạm không chỉ đảm bảo an toàn, sức khỏe cho học sinh và giáo viên mà còn đáp ứng nhu cầu cấp thiết, nguyện vọng học tập chính đáng của đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa.

Sự học trên đỉnh Cao Sơn - Hình 2

Năm 2017 – 2018, điểm trường mầm non cũng được xây dựng khang trang.

Những lớp học được xây dựng vững chãi vốn chỉ tồn tại trong giấc mơ của người dân Cao Sơn nay đã trở thành hiện thực. Niềm hạnh phúc ấy thật khó có thể diễn tả hết bằng lời. Bởi vậy, địa phương đã dành quỹ đất công, nhiều hộ dân sẵn sàng hiến đất để góp phần làm cho khuôn viên trường, điểm trường thêm rộng rãi. Giờ đây, lớp học ngoài là nơi học tập của các em, còn là nơi cả gia đình, bản thân các em xem như nơi an toàn để học, nghỉ ngơi trong ngày, khi bố mẹ đi làm nương rẫy.

Cùng với các việc xây mới, nâng cấp và cải tạo trường, điểm trường hàng năm, học trò nghèo Cao Sơn còn được đón nhận chăn, quần áo ấm, đồ dùng học tập… của các tổ chức, cá nhân thiện nguyện gửi về. Đây là sự động viên lớn, tiếp thêm nghị lực cho các em đến lớp, đồng thời tạo tiền đề quan trọng cho các em học sinh Cao Sơn có cơ hội tiếp cận và học tập ngang bằng với trẻ em miền xuôi. “Trường Phổ thông Cao Sơn hiện có 110 học sinh, 100% là dân tộc Thái. Các em học sinh nơi đây đặc biệt rất ham học nhưng nhiều em còn chưa thạo tiếng phổ thông, hay rụt rè vì ít tiếp xúc với người lạ. Tuy nhiên, nhà trường cũng đã đạt được những thành tích nhất định. Năm học 2017-2018, trường có một học sinh giỏi cấp huyện, 4 học sinh đạt giải khuyến khích cấp tỉnh về việc vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn. Năm học 2018 – 2019, cấp THCS có 1 giải nhì, 1 giải ba môn Lịch sử và Giáo dục công dân cấp huyện; cấp tiểu học có 2 giải nhất cấp huyện môn Toán. Đặc biệt, 5 năm liên tục trường có học sinh đạt giải cấp huyện về nghiên cứu khoa học” – thầy Định tự hào cho biết.

Niềm vui cứ nối tiếp niềm vui, năm 2015 con đường bê tông tỉnh lộ 521B lưu thông không chỉ giúp bà con Cao Sơn đi lại thuận tiện, có điều kiện phát triển kinh tế mà còn tạo thuận lợi để các tấm lòng hảo tâm đến gần với học trò nghèo nhiều hơn nữa. Rất nhiều các chương trình hỗ trợ cho các trường, điểm trường và học sinh vùng đồng bào dân tộc đã được thực hiện trong những năm trở lại đây.

Tạm biệt mái trường giữa thung lũng, lặng nhìn những tốp học sinh trở về nhà trong mây núi vây kín mặt; những tấm áo mong manh dưới sương muối mịt mù… chúng tôi thực sự cảm phục và hy vọng về một tương lai tươi sáng của học trò vùng cao.

Bài Và Ảnh: Tăng Thúy

Theo baothanhhoa

Triển khai xây dựng 8 chương trình tiếng dân tộc thiểu số

Tập huấn về xây dựng chương trình tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 được Bộ GD&ĐT tổ chức trong 3 ngày, từ 25 đến 27/11/2019, tại Hà Nội.

Triển khai xây dựng 8 chương trình tiếng dân tộc thiểu số - Hình 1

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ phát biểu khai mạc tập huấn.

Dự khai mạc có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ, lãnh đạo một số cục vụ liên quan của Bộ GD&ĐT và dự án RGEP (Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông) cùng các nhà khoa học, nhà giáo là thành viên Ban xây dựng chương trình môn tiếng Dân tộc thiểu số.

Phát biểu khai mạc đợt tập huấn sáng nay (25/11),Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho biết: Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định: "Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hoà đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh".

Theo Thứ trưởng, bản chất của lần đổi mới này là mục tiêu thay đổi, đó là hướng tới phát triển phẩm chất, năng lực người học. Từ thay đổi về mục tiêu dẫn đến nội dung, phương pháp phải thay đổi và chúng ta phải xây dựng lại chương trình.

Ngày 26/12/2018, Bộ GD&ĐT đã ban hành Chương trình Giáo dục phổ thông tại Thông tư số 32/2018/QĐ-BGDĐT. Theo đó, môn tiếng Dân tộc thiểu số là môn học tự chọn trong Chương trình Giáo dục phổ thông từ lớp 1 đến lớp 12, nhằm khuyến khích và tạo thuận lợi cho học sinh phổ thông là người dân tộc thiểu số có nguyện vọng, có nhu cầu được học môn tiếng Dân tộc thiểu số, góp phần giữ gìn và phát huy giá trị ngôn ngữ, văn hóa của các dân tộc thiểu số.

Trong 3 ngày tập huấn, Thứ trưởng yêu cầu các nhà khoa học, nhà giáo là thành viên Ban xây dựng chương trình môn tiếng Dân tộc thiểu số nắm thật chắc chương trình Giáo dục phổ thông 2018 cùng nguyên tắc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông, tiêu chuẩn đánh giá, thẩm định chương trình. Thứ trưởng cũng lưu ý, chương trình mới tiếng Dân tộc thiểu số cần kế thừa các chương trình tiếng dân tộc đã ban hành.

Triển khai xây dựng 8 chương trình tiếng dân tộc thiểu số - Hình 2


Khai mạc tập huấn về xây dựng chương trình tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Giới thiệu về tình hình dạy tiếng dân tộc thiểu số và ban hành các chương trình tiếng dân tộc thiểu số trong trường phổ thông, TS Bùi Văn Thành - chuyên viên chính Vụ Giáo dục Dân tộc (Bộ GD&ĐT) - cho biết:

Ở nước ta, việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số được triển khai từ rất sớm. Đến nay, cả nước có 6 thứ tiếng dân tộc chính thức được dạy trong trường phổ thông tại 22 tỉnh, thành phố trong cả nước, với gần 8.000 trường, gần 60.000 lớp và hơn 190.000 học sinh. Dạy học tiếng dân tộc đã và đang đem lại những tác động tích cực trong việc nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số, góp phần bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, văn hóa dân tộc thiểu số.

Trên cơ sở các chương trình tiếng dân tộc đã ban hành, Bộ GD&ĐT đã xây dựng và ban hành 6 bộ sách giáo khoa (SGK) tiếng dân tộc thiểu số, gồm: Bộ SGK tiếng Khmer, tiếng Chăm, tiếng Ê đê, tiếng Jrai, tiếng Bahnar, tiếng Mông. Ngoài ra, bộ SGK tiếng M'Nông và SGK tiếng Thái đang xây dựng.

Được biết, triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ GD&ĐT tổ chức xây dựng chương trình môn học tiếng của các dân tộc thiểu số Việt Nam; trong đó giai đoạn đầu xây dựng chương trình 8 môn tiếng dân tộc thiểu số, gồm: Thái, Mông, Bahnar, M'Nông, Jrai, Êđê, Chăm, Khmer.

Hiếu Nguyễn

Theo GDTĐ

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Đi họp lớp bạn cũ khoe mua cả lượng vàng ngày vía Thần Tài, 3 hôm sau tôi phát hiện ra cú lừa chao đảo cuộc đờiĐi họp lớp bạn cũ khoe mua cả lượng vàng ngày vía Thần Tài, 3 hôm sau tôi phát hiện ra cú lừa chao đảo cuộc đời
05:52:40 08/02/2025
Bị chê 'dở' vì mua vàng ngày Thần Tài, 10 năm sau cô gái khiến tất cả ngỡ ngàngBị chê 'dở' vì mua vàng ngày Thần Tài, 10 năm sau cô gái khiến tất cả ngỡ ngàng
05:46:17 08/02/2025
3 mỹ nhân gây nhầm lẫn vì giống công chúa Kpop: Triệu Lộ Tư chưa bằng "trùm cuối"3 mỹ nhân gây nhầm lẫn vì giống công chúa Kpop: Triệu Lộ Tư chưa bằng "trùm cuối"
06:53:43 08/02/2025
Hoa hậu Việt dính vào ồn ào nghi hẹn hò bạn trai cũ của Thiều Bảo Trâm là ai?Hoa hậu Việt dính vào ồn ào nghi hẹn hò bạn trai cũ của Thiều Bảo Trâm là ai?
07:41:39 08/02/2025
Con dâu nổi tiếng keo kiệt bỗng tặng bố chồng cả căn nhà khang trang, mở cửa vào mà chúng tôi sửng sốt với tấm ảnh trên tườngCon dâu nổi tiếng keo kiệt bỗng tặng bố chồng cả căn nhà khang trang, mở cửa vào mà chúng tôi sửng sốt với tấm ảnh trên tường
05:55:54 08/02/2025
Con gái lén lấy trộm tiền lì xì mua Baby Three bị mẹ phát hiện, bà nội xen vào khiến cả nhà rơi vào "thảm kịch"Con gái lén lấy trộm tiền lì xì mua Baby Three bị mẹ phát hiện, bà nội xen vào khiến cả nhà rơi vào "thảm kịch"
06:08:42 08/02/2025
Nữ tướng quân đẹp nhất màn ảnh Trung hiện tại: Nhan sắc cực đỉnh ở phim mới, trời sinh để đóng cổ trangNữ tướng quân đẹp nhất màn ảnh Trung hiện tại: Nhan sắc cực đỉnh ở phim mới, trời sinh để đóng cổ trang
06:23:41 08/02/2025
Phụ nữ trung niên đeo trang sức: Nhớ "3 NÊN đeo 3 KHÔNG nên đeo" để trông thanh lịch và đẳng cấpPhụ nữ trung niên đeo trang sức: Nhớ "3 NÊN đeo 3 KHÔNG nên đeo" để trông thanh lịch và đẳng cấp
06:43:07 08/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Nhanh tay nhận ngay bom tấn hành động quá đỉnh trên Steam, mức giá siêu ưu đãi cho game thủ

Nhanh tay nhận ngay bom tấn hành động quá đỉnh trên Steam, mức giá siêu ưu đãi cho game thủ

Mọt game

08:18:33 08/02/2025
Không mang tới các tựa game miễn phí đều đặn theo tuần như Epic Games Store, thế nhưng Steam vẫn luôn là ưu tiên hàng đầu đối với phần lớn người chơi khi lựa chọn nền tảng chơi trực tuyến.
Hàng chục nghìn nhân viên chính phủ Mỹ sẵn sàng nghỉ việc

Hàng chục nghìn nhân viên chính phủ Mỹ sẵn sàng nghỉ việc

Thế giới

08:15:43 08/02/2025
Hơn 40.000 nhân viên chính phủ liên bang Mỹ đã thông báo về việc sẵn sàng nghỉ việc theo chương trình tinh gọn bộ máy có thời hạn chót đăng ký vào ngày 6/2.
Sao Việt 8/2: NSND Hồng Vân trẻ đẹp tuổi 59, vợ Cường Đô La phủ nhận có bầu

Sao Việt 8/2: NSND Hồng Vân trẻ đẹp tuổi 59, vợ Cường Đô La phủ nhận có bầu

Sao việt

08:10:10 08/02/2025
NSND Hồng Vân được khen ngày càng trẻ đẹp sau khi giảm cân, Đàm Thu Trang - bà xã Cường Đô La tiết lộ vướng tin đồn mang bầu lần 3 do lên cân sau Tết.
Kiên Giang lọt danh sách 'Những địa danh thân thiện nhất thế giới'

Kiên Giang lọt danh sách 'Những địa danh thân thiện nhất thế giới'

Du lịch

08:10:07 08/02/2025
Booking.com chính thức công bố 10 điểm đến thân thiện nhất thế giới trong khuôn khổ giải thưởng Traveller Review Awards lần thứ 13, tỉnh Kiên Giang (Việt Nam) tự hào góp mặt trong danh sách này.
Vận trình rực rỡ: 5 chòm sao gặp nhiều may mắn nhất ngày 9/2

Vận trình rực rỡ: 5 chòm sao gặp nhiều may mắn nhất ngày 9/2

Trắc nghiệm

08:05:23 08/02/2025
Ngày 9/2 là thời điểm vàng cho 5 chòm sao này đón nhận may mắn ngập tràn.Thần Tài mở kho đúng ngày 10 Âm lịch, 4 con giáp nhận chìa khóa tài lộc, làm gì cũng suôn sẻ Tử vi
Không thời gian - Tập 37: Thương đột ngột hi sinh trong khi làm nhiệm vụ

Không thời gian - Tập 37: Thương đột ngột hi sinh trong khi làm nhiệm vụ

Phim việt

08:00:06 08/02/2025
Thương là người chị, người bạn luôn đồng cảm và thấu hiểu và giúp đỡ Hồi mỗi khi cô gặp khó khăn. Nhưng người chị ấy đã đột ngột hy sinh khiến Hồi buồn mãi không nguôi.
Bùng binh tình tay 6 "xoắn não" nhất showbiz Việt: Erik yêu tới 3 cô trong 4 năm, người này yêu người kia "nhức cái đầu"

Bùng binh tình tay 6 "xoắn não" nhất showbiz Việt: Erik yêu tới 3 cô trong 4 năm, người này yêu người kia "nhức cái đầu"

Nhạc việt

07:56:50 08/02/2025
Xem xong MV Dù Cho Tận Thế, người hâm mộ vô tình phát hiện mối quan hệ dây mơ rễ má giữa dàn diễn viên đóng MV.
Phát sốt nhan sắc đẹp đến siêu thực của bạn gái cũ Lee Min Ho sau 3 năm mất hút

Phát sốt nhan sắc đẹp đến siêu thực của bạn gái cũ Lee Min Ho sau 3 năm mất hút

Nhạc quốc tế

07:52:03 08/02/2025
Đấu trường âm nhạc xứ Hàn tháng 2 đang nóng lên từng ngày trước màn đổ bộ của không ít ngôi sao đình đám. 1 trong những cái tên được mong đợi nhất gọi tên Suzy tái xuất vào ngày 17/2.
Style bộ nào cũng đẹp của mẹ bầu Mai Ngọc

Style bộ nào cũng đẹp của mẹ bầu Mai Ngọc

Phong cách sao

07:50:04 08/02/2025
Phong cách thời trang cô xây dựng không chỉ toát lên nét nữ tính, dịu dàng mà còn ghi điểm thanh lịch mọi lúc mọi nơi.
Uông Tiểu Phi - chân dung kẻ huỷ hoại Từ Hy Viên: Xem vợ như máy đẻ, mặt dày "hút máu" khiến minh tinh chết cũng không yên

Uông Tiểu Phi - chân dung kẻ huỷ hoại Từ Hy Viên: Xem vợ như máy đẻ, mặt dày "hút máu" khiến minh tinh chết cũng không yên

Sao châu á

07:47:04 08/02/2025
Doanh nhân Uông Tiểu Phi được xem là người khiến Từ Hy Viên phải trải qua những chuỗi ngày đau khổ, bi kịch cho đến lúc mất.
Nên ăn gì, tránh gì khi dùng thuốc trị gout colchicine?

Nên ăn gì, tránh gì khi dùng thuốc trị gout colchicine?

Sức khỏe

07:25:59 08/02/2025
Để ngăn ngừa các đợt bùng phát bệnh gout có thể dùng liệu pháp hạ axit uric (ULT) như allopurinol và febuxostat... Các loại thuốc này giúp ngăn ngừa nồng độ axit uric tăng quá cao.