Sử dụng thuốc kháng sinh có thể khiến nguy cơ mắc các bệnh về tim tăng gấp đôi
Gần đây, các nhà khoa học đã tìm ra sự liên quan giữa việc dùng một số loại thuốc kháng sinh phổ biến có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim, đặc biệt là hở van tim.
Một loại thuốc kháng sinh phổ biến có thể làm nguy cơ mắc bệnh tim nghiêm trọng tăng gấp đôi. Các nhà nghiên cứu phát hiện bệnh nhân sử dụng fluoroquinolones có nguy cơ tái phát động mạch chủ và van hai lá cao hơn, có thể dẫn đến suy tim.
Các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị tất cả mọi thứ, từ nhiễm trùng ngực đến nhiễm trùng đường tiết niệu. Ciprofloxacin là loại được kê toa nhiều nhất trong số này, ngoài ra còn có levofloxacin, moxifloxacin và norfloxacin.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học British Columbia (UBC) đã xem xét 125.020 bệnh nhân dùng kháng sinh trong năm ngoái. Một số đã được kê toa fluoroquinolone trong khi những người khác đã dùng amoxicillin hoặc azithromycin – các loại kháng sinh khác.
Ciprofloxacin là loại thuốc đứng đầu trong việc có khả năng làm tăng gấp hai lần nguy cơ mắc bệnh về tim, có thể dẫn tới tử vong.
Nhóm nghiên cứu đã phát hiện 12.505 trường hợp bị hở van tim, có thể ảnh hưởng đến việc tuần hoàn máu khắp cơ thể. Họ tìm thấy những người đang sử dụng fluoroquinolone có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 4 lần so với những người dùng amoxicillin.
Trong khi đó, bệnh nhân dùng fluoroquinolone có nguy cơ cao hơn 1,8 lần so với những người sử dụng azithromycin. Những người đã sử dụng fluoroquinolone trong vòng 60 ngày qua có nguy cơ bị rò rỉ van tim cao gấp 1,5 lần so với người dùng amoxicillin.
Tác giả chính, Tiến sĩ Mahyar Etminan cho rằng, fluoroquinolone đã được kê đơn nhiều quá mức do sự thuận tiện của nó. Phó giáo sư nhãn khoa và khoa học thị giác tại UBC cho biết, nhiều bác sĩ có thể đã cho bệnh bệnh nhân về nhà cùng với yêu cầu dùng một viên thuốc mỗi ngày một lần.
Video đang HOT
Loại kháng sinh này rất tiện lợi, nhưng đối với phần lớn các trường hợp, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng liên quan đến cộng đồng, chúng không thực sự cần thiết. Việc kê đơn không phù hợp có thể gây ra cả kháng kháng sinh cũng như các vấn đề nghiêm trọng về tim.
Các nhà nghiên cứu hy vọng nghiên cứu của họ giúp thông báo cho công chúng và các bác sĩ rằng nếu bệnh nhân có vấn đề về tim, mà không phát hiện ra nguyên nhân nào khác, kháng sinh fluoroquinolone có thể là nguyên nhân chính.
Những phát hiện được công bố trên Tạp chí của Đại học Tim mạch Hoa Kỳ. Các số liệu cho thấy hơn 675.000 viên fluoroquinolone đã được phân phối bởi các bác sĩ gia đình, phòng khám tư nhân ở Anh và trong các bệnh viện.
Nhưng đã có tuyên bố rằng các loại thuốc được cho là an toàn có thể gây tác dụng phụ, chẳng hạn như đứt gân, các vấn đề về khớp và đau dây thần kinh.
Cơn đau có thể do fluoroquinolones tác động lên ty thể – sức mạnh trong các tế bào chịu trách nhiệm giải phóng năng lượng – các tác dụng phụ được cảm nhận trên khắp cơ thể, đôi khi là vĩnh viễn. Từ năm 1990 đến 2018, đã có gần 11.000 phản ứng bất lợi và 107 trường hợp tử vong được báo cáo ở Anh về ciprofloxacin.
Hương Giang
Theo: dailymail/vietQ
Tình trạng nguy hiểm khiến cậu trai trẻ bị cắt bỏ tinh hoàn phải nhưng sự tắc trách của bác sĩ mới là nguyên nhân chính
Xoắn tinh hoàn quả là sự cố oái oăm đến đáng sợ với cánh mày râu.
Nếu các bác sĩ kịp thời phát hiện nguyên nhân, cậu trai 20 tuổi đã không phải chịu đau đớn liên tục trong 6 ngày, thậm chí bị cắt mất tinh hoàn bên phải.
Ryan, 20 tuổi, đang là sinh viên Đại học - đã bị xoắn tinh hoàn, hiện tượng tinh hoàn bị vặn xoắn gây tắc nghẽn mạch máu. Tuy nhiên, phải mất đến 6 ngày các bác sĩ mới chẩn đoán đúng nguyên nhân nhưng mọi thứ đã quá muộn.
Hiện tượng xoắn tinh hoàn (Ảnh minh họa: Bệnh viện nhi Philadelphia)
Theo Daily Mail, Ryan đã tỉnh dậy vào sáng sớm hôm thứ 6 tuần trước vì cơn đau dữ dội ở tinh hoàn phải và vùng bụng dưới.
Cảm thấy không ổn, Ryan đã gọi cấp cứu và được cung cấp thông tin liên lạc với một bác sĩ đa khoa. Tuy nhiên, cậu đã gọi 5 cuộc từ 8h sáng nhưng mãi đến 11h mới liên lạc thành công.
Hóa ra, sự chậm trễ đó đến từ số điện thoại bị nhập sai trong kho dữ liệu hồ sơ bệnh nhân của Ryan. Sau khi miêu tả lại các triệu chứng, bác sĩ đa khoa ngay lập tức nghi ngờ cậu đã bị xoắn tinh hoàn và khuyên Ryan đi cấp cứu càng sớm càng tốt.
Ryan có mặt tại bệnh viện vào lúc 11h30 nhưng hơn 2 tiếng sau lại được chẩn đoán viêm tinh hoàn, chỉ cần về uống kháng sinh để theo dõi tiếp.
Đến hôm sau (thứ 7), Ryan đi tàu về nhà nhưng do sự nghiêm trọng của những cơn đau, cậu gần như liệt giường trong ngày cuối tuần.
Quá lo lắng, Ryan tiếp tục gọi điện cho bệnh viện, tuy nhiên các bác sĩ lại khuyên cậu tiếp tục dùng kháng sinh đúng theo đơn mà bệnh viện kê.
Sau khi đau nặng thêm 2 ngày, Ryan được khám thêm lần nữa bởi một bác sĩ khác, người cho biết tinh hoàn của cậu trai đôi mươi "đã sưng như quả táo".
Bác sĩ chỉ định Ryan đến phòng khám cấp cứu chuyên về tiết niệu ở bệnh viện địa phương.
Tại đây, cậu đã được gây mê và phẫu thuật khẩn cấp. Thế nhưng, mọi thứ đã quá muộn màng, tinh hoàn bên phải đã chết mô và bị cắt bỏ do thiếu máu quá lâu.
Tiến sĩ Stephen Drage, giám đốc điều tra của HSIB cho biết: "Xoắn tinh hoàn là tình trạng nguy kịch, cần phẫu thuật nhanh nhất có thể để ngăn ngừa các biến chứng".
"Thế nhưng, xoắn tinh hoàn lại có triệu chứng giống các bệnh khác liên quan đến đường tiết niệu, gây khó khăn trong việc chẩn đoán".
Xoắn tinh hoàn là tình trạng không quá phổ biến, với tỷ lệ 1/15.000 thanh thiếu niên mỗi năm. Về nguyên nhân, xoắn tinh hoàn chủ yếu bị gây ra bởi các hoạt động thể chất quá độ, đôi lúc diễn ra ngay cả trong lúc ngủ.
Nếu tinh hoàn đột nhiên bị sưng tấy, đau nhức, cần tìm đến các cơ sở y tế để khám chữa kịp thời.
Tham khảo Daily Mail
Theo Helino
Người xưa bảo ôm nhiều con sẽ bện hơi mẹ là sai rồi, khoa học chứng minh bố mẹ càng ôm con nhiều trẻ sẽ càng thông minh Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng ngoài việc thỏa mãn tiếp xúc vật lý, hành vi ôm con còn giúp trẻ phát triển tâm lý, trí não, thậm chí cải thiện DNA theo chiều hướng tích cực. Không riêng gì các ông bố bà mẹ, bất kỳ ai khi nhìn thấy một em bé bé bỏng, thơm mềm, đáng yêu cũng...