Sử dụng thuốc an toàn trong thai kỳ
Loại thuốc kháng sinh nào an toàn và nguy hiểm cho bà bầu và thai nhi là điều mà rất nhiều thai phụ quan tâm.
Chúng tôi sẽ giúp các bạn giải quyết những thắc mắc quanh vấn đề dùng thuốc trong thời kì bầu bí để bà bầu vừa khỏi bệnh lại không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Hỏi: Tôi có thể dùng thuốc aspirin trong khi mang bầu?
Trả lời: Không
Hầu hết các bác sĩ đều khuyên các bà bầu nên dùng phương pháp khác để giảm đau chứ không phải aspirin. Tylenol (acetaminophen) là loại dược phẩm được cho là lựa chọn đúng đắn nhất. Aspirin (acetylsalicylic acid) và các loại thuốc khác như Motrin (ibuprofen) và Aleve (naproxen) thường không được sử dụng trong suốt quá trình bầu bí. Chỉ có một số ít thai phụ mới được các bác sĩ chỉ định dùng loại thuốc này với liều lượng rất nhỏ trong việc điều trị bệnh tim mạch hoặc đông máu.
Hỏi: Thuốc kháng sinh có được dùng trong thời gian mang bầu?
Trả lời: Đôi khi
Theo các bác sĩ, bạn càng hạn chế việc uống thuốc trong thời kì mang thai – đặc biệt là trong 3 tháng đầu – được bao nhiêu thì càng tốt cho con bạn bấy nhiêu. Theo khuyến cáo, bà bầu vẫn có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh trong hạng mục A,B,C dưới sự hướng dẫn của bác sĩ khi bị bệnh. Còn với những loại thuốc ở hạng mục D và X thì tuyệt đối không nên dùng.
Bà bầu tuyệt đối không nên sử dụng thuốc aspirin. (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Hỏi: Có thể sử dụng thuốc trầm cảm khi bầu bí?
Trả lời: Tùy thuộc vào loại thuốc bạn đang dùng
Căng thẳng trong thời kì bầu bí và những thay đổi trong thời gian mang thai có thể gây trầm cảm cho thai phụ. Việc chữa trị chứng trầm cảm khi mang bầu có thể thực hiện được bằng cách điều trị tâm lý hoặc tư vấn chứ không nhất thiết dùng đến thuốc.
Trong trường hợp dùng thuốc chữa trầm cảm, bạn nên thảm khảo thật kỹ lưỡng ý kiến bác sĩ. Có những loại thuốc chữa bệnh trầm cảm mà không hề ảnh hưởng đến thai phụ và em bé trong bụng.
Hỏi: Tôi có thể sử dụng thuốc xịt mũi khi bị cảm cúm?
Trả lời: Có
Hiện tượng cảm cúm và sổ mũi thường xảy ra ở phụ nữ mang thai những tháng đầu. Chứng bệnh này thường tồi tệ hơn ở bà bầu, có những người trước đó rất ít khi bị bệnh này nhưng đến lúc có thai vẫn mắc phải. Tuy nhiên, hiện tượng này không hề nguy hiểm cho bà bầu. Nếu bạn gặp rắc rối khi thở vì bị ngạt mũi, bạn hoàn toàn có thể sử dụng các loại nước muối thông mũi như Benadryl, Actifed, Chlortrimeton, Claritin, và Sudafed.
Hỏi: Tôi có thể uống thuốc để chữa bệnh táo bón?
Trả lời: Có nhưng phải cẩn thận
Táo bón được coi là một trong những triệu chứng về đường tiêu hóa thường gặp ở bà bầu. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự thay đổi các hormone nội tiết khi mang bầu. Nếu triệu chứng này ở mức độ nhẹ, bạn có thể bổ sung nước, chất xơ và thường xuyên luyện tập thể thao. . Hiện tượng này cũng có nguyên nhân do thai phụ thiếu sắt nên bạn cần bổ sung loại dưỡng chất này.
Bà bầu nên cẩn thận khi sử dụng dược phẩm. (Ảnh minh họa)
Nếu ở mức độ nặng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để dùng thêm các loại thuốc cần thiết. Có hai loại thuốc bà bầu có thể dùng để chữa trị căn bệnh này là Colace (docusate) và loại thuốc nhuận tràng. Tuy nhiên, loại thuốc nhuận tràng có thể gây chuột rút hoặc những cơn co thắt. Bạn nên tham khảo kỹ lưỡng ý kiến bác sĩ trướcc khi sử dụng.
Hỏi: Có được dùng thuốc khi bị cảm lạnh?
Trả lời: Không nên
Theo các bác sĩ, đối với căn bệnh cảm lạnh, bạn nên tự chữa bằng những bài thuốc dân gian thì tốt hơn. Việc chữa căn bệnh này không hề khó khăn. Bạn có thể sử dụng các loại nước muối sạch vệ sinh mũi, và ngậm chúng để chữa đau họng. Những viên ngậm từ trà hoặc mật ong cũng có tác dụng chữa bệnh. Acetaminophen là một lựa chọn an toàn khi bạn nhức đầu hoặc đau nhức cơ thể – hiện tượng đi kèm của chứng cảm lạnh.
Có thể dùng thuốc tẩy trắng răng khi đang mang bầu
Trả lời: Không nên
Những phương pháp làm trắng hoặc thẩm mỹ răng nên được thực hiện sau khi bạn sinh con vì nó không thực sự an toàn cho thai phụ và em bé.
Theo vietbao
Tụt huyết áp khi mang thai, khắc phục cách nào?
Tôi có thai tháng thứ 7, bị tụt huyết áp. Xin quý báo tư vấn cách điều trị và chế độ ăn uống.
Đinh Thị Ngân (Lạng Sơn)
Trả lời:
Trong thư bạn không nói rõ hiện tại thai tháng thứ 7, bạn đã tăng bao nhiêu cân, đã thăm khám thai mấy lần, xét nghiệm có thiếu máu không, đường huyết có cao không? Vì thai tháng thứ 6 trở đi, sản phụ có thể mắc đái tháo đường thai sản, do vậy chúng tôi không thể đưa ra lời khuyên cụ thể được.
Tuy nhiên, trong thời kỳ có thai, chế độ ăn uống rất quan trọng vì có ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ lẫn con, đến sự tăng cân của cả mẹ và thai nhi. Trong suốt thời kỳ có thai, người mẹ cần tăng được 10 - 12kg. Để đạt được mức tăng này, người mẹ cần ăn thêm 1 - 2 bát cơm (hoặc uống thêm 1 - 2 cốc sữa) mỗi ngày so với bình thường khi không mang thai.
Ngoài ra, trong thời kỳ có thai, người mẹ nên ăn các loại thực phẩm có nhiều vitamin C như rau quả, các loại thức ăn có nhiều canxi, phốtpho (cá, tôm, cua, sữa...) để giúp cho sự tạo xương của thai nhi và các thức ăn có nhiều sắt như thịt, trứng, các loại đậu đỗ... để đề phòng thiếu máu. Nhưng cũng cần chú ý một số vấn đề nên hạn chế trong ăn uống: không dùng chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá, nước chè đặc giảm ăn các loại gia vị như ớt, hạt tiêu, tỏi, giấm.
Hình minh họa
Điều quan trọng là bổ sung viên sắt ngay từ khi bắt đầu có thai. Nếu bạn chưa uống viên sắt, cần uống ngay. Trường hợp của bạn nếu tụt huyết áp thì nên điều chỉnh chế độ ăn uống và lao động, nghỉ ngơi hợp lý, xét nghiệm máu xem có thiếu máu không.
Theo vietbao
7 loại thực phẩm thân thiện trong ngày đèn đỏ Chữa đau bụng và đầy hơi trong những ngày "đèn đỏ" chỉ nhờ các loại thực phẩm quen thuộc là điều hoàn toàn có thể thực hiện được. Những thực phẩm sau sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn cả về thể chất lẫn tâm trạng trong ngày kinh nguyệt. 1. Ngũ cốc nguyên hạt Ăn ngũ cốc cả tháng cũng rất tốt,...